Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân không chỉ là do bữa ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn do mất cân đối về tương quan giữa các chất dinh dưỡng. Chất lượng bữa ăn của trẻ em ở gia đình và tại trường học chưa đảm bảo đủ về số lượng và mất cân đối về chất lượng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Bữa ăn của trẻ chưa đa dạng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về vitamin A, sắt, kẽm, iode, canxi… Theo kết quả Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á – SEANUTS (thực hiện trên hơn 2.800 trẻ từ 0,5 đến 12 tuổi tại Việt Nam) thì có tới 50% trẻ em Việt Nam có bữa ăn không đáp ứng đủ nhu cầu về 1 số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1,vitamin C và Sắt.
Vậy theo bà, thế nào là một “Chế độ ăn đủ và cân đối”?
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với việc tối ưu sự tăng trưởng về thể chất và phát triển trí não của trẻ em. Vì thế, chế độ ăn hợp lý được đánh giá là có đủ năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị và đảm bảo tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Lưu ý là việc cung cấp về số lượng các chất dinh dưỡng và tính cân cân đối của khẩu phần cần thích hợp theo giới tính và lứa tuổi của trẻ.
Tính cân đối của khẩu phần bao gồm: Cân đối giữa 3 chất cung cấp năng lượng trong khẩu phần (tỉ lệ năng lượng được cung cấp từ chất đạm, chất béo, chất bột đường phải thích hợp); Cân đối về Protein (tỷ lệ protein động vật so với protein tổng số); Cân đối về Lipid (tỉ lệ Lipit động vật so với Lipid tổng số, hàm lượng các acid béo không no cần thiết); Cân đối về chất bột đường (không quá nhiều đường tinh chế); Cân đối về vitamin và khoáng chất.
Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo tính đa dạng của khẩu phần (có ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc) đồng thời chế biến đúng cách để bữa ăn của trẻ đa dạng và giữ được nhiều chất dinh dưỡng.
Bữa ăn đa dạng giúp đảm bảo tính cân đối của khẩu phần ănKhi có một bữa ăn đa dạng và cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng thể lực, phát triển trí não và nâng cao sức khỏe. Trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày thường dễ mệt mỏi, kém hoạt động, tăng trưởng chậm thậm chí gây ảnh hưởng lâu dài đến trí thông minh, suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc 1 số bệnh mạn tính khi trưởng thành. Một số trẻ được cung cấp khẩu phần dư thừa về năng lượng nhưng lại ít vận động thì dễ dẫn đến thừa cân béo phì và các hậu quả kèm theo
Không chỉ các bậc phụ huynh mà cả xã hội chúng ta luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, đặc biệt là đối với vấn đề dinh dưỡng của trẻ, nhất là trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, còn nhiều phụ huynh mới chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ, thích con được “bụ bẫm” mà ít quan tâm tới chiều cao, chưa hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của con mình theo từng độ tuổi, thường mong muốn con ăn nhiều, thậm chí ép ăn, lựa chọn thực phẩm chưa đa dạng… khiến trẻ kén ăn, chán ăn, biếng ăn và sợ ăn… gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Một số phụ huynh đã thực hành dinh dưỡng chưa đúng khiến bữa ăn của trẻ thiên lệch, mất cân đối. Một nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy có tới 53% phụ huynh có con béo phì nhưng không biết tình trạng dinh dưỡng của con đã ở mức béo phì. Nhiều phụ huynh vẫn duy trì chế độ ăn “nhồi nhét” dù cân nặng của trẻ đã vượt quá so với chuẩn trung bình của Tổ chức Y tế thế giới, vẫn để trẻ ăn chưa khoa học: ăn vặt nhiều, ăn nhiều thức ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường tinh chế cao (bánh kẹo, nước ngọt..) hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lý làm trẻ quá đói gây khó kiểm soát cảm giác no khiến trẻ thường ăn nhiều hơn so với nhu cầu (ăn bù).
Do đó, để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về dinh dưỡng như thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm phát triển trí não,… do chế độ ăn mất cân đối gây ra, phụ huynh cần thực hiện dinh dưỡng hợp lý cho trẻ như chế độ ăn đa dạng về thực phẩm, cân đối về các chất dinh dưỡng và khuyến khích trẻ vận động.
TN 1:đặt hai chậu cây đậu non có các điều kiện sống như nhau, nhưng một cây để trong phòng tối còn một cây để ở nơi có ánh sáng mặt trời,sau một thời gian thấy cây đậu ở nơi có ánh sáng mặt trời phát triển tốt còn cây ở trong phòng phát triển kém.
TN 2: để một cây đậu trong phòng tối bên cạnh một cái cửa sổ sau một thời gian đọt cây đậu vươn về hướng có ánh sáng cạnh cửa sổ. tùy bạn chọn một trong hai thí nghiệm
Câu 16.1
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường thực hiện nhờ hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong thực hiện nhờ hệ tuần hoàn
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là 2 quá trình song song, thống nhất giúp cơ thể tồn tại và phát triển:
Trao đổi chất ở tế bào là cơ sở của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
Trao đối chất ở cấp độ cơ thể là tiền đề cho trao đổi chất ở cấp độ tế bào diễn ra
Câu 16.2
Sự hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non
Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng:
– Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian…).
– Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
1.Với khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá có hiệu quả thì các thành phần chất dinh dưỡng sau tiêu hoá ở ruột non là: đường đơn,các axit amin,axit béo và glixerin,các vitamin,các muối khoáng
2.Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất sau khi tiêu hoá ở dạ dày thì còn những loại thức ăn cần được tiêu hoá tiếp ở ruột là: gluxit,protein và lipit
*Những đặc điểm cấu tạo trong bộ xương người thể hiện sự tiến hóa hơn so với bộ xương thú:
- Hộp sọ phát triển.
- Cột sống cong ở 4 chỗ, tạo thành hình chữ S giúp con người có thể đứng thẳng và vận động linh hoạt.
- Lồng ngực rộng.
- Xương chậu mở và xương đùi lớn phục vụ việc đứng thẳng, giữ thăng bằng và di chuyển.
- Bàn chân hình vòm giúp con người có thể đứng vững trên 2 chân.
- Gót chân lớn, phát triển về phía sau.
*Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần chú ý để tránh suy giảm hệ thần kinh như:
- Không làm việc quá sức.
- Đảm bảo giấc ngủ để hồi sức, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
- Tránh các kích thích quá mạnh về âm thanh và ánh sáng.
- Giữ gìn vệ sinh tai, mắt...
- Tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như :
+ Chất kích thích : rượu, chè, cà phê ...
+ Chất gây nghiện : heroin, cây cần sa ...
(Tham khảo)
Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là : đường đơn 6 cacbon, các axit amin, axit béo và glixêrin, các vitamin, các muối khoáng.
Đó là : đường đơn, axit amin, axit béo và glixerin, các thành phần của nucleotit, vitamin, muối khoáng, nước
Gồm 3 giai đoạn và cả nơi diễn ra là :
- Quá trình lọc máu - Diễn ra ở cầu thận tạo nước tiểu đầu.
- Quá trình tái hấp thụ lại - Diễn ra ở ống thận.
- Quá trình bài tiết tiếp - Các chất sau khi được hấp thu lại tiếp tục bài tiết tiếp ở ống thận và ra nước tiểu chính thức.
Nếu trong nước tiểu có glucozơ thì hoàn toàn ảnh hưởng đến cơ thể vì khi nước tiểu có glucose \(\rightarrow\) có quá nhiều glucose trong cơ thể \(\rightarrow\) Nồng độ glucose cao làm ảnh hưởng tới khả năng của cơ thể trong kiểm soát nồng độ glucose \(\rightarrow\) Bị đái tháo đường.
Tham khảo:
Mới đầu tình trạng phát triển rất nhanh cân nặng, chiều cao của trẻ khiến nhiều bậc phu huynh tưởng lầm trẻ phát triển nhanh nên không để ý tới. Nhưng thực chất những trẻ phát triển nhanh cả cân nặng và chiều cao lại thường ngừng phát triển chiều cao sớm, dẫn đến hậu quả là trong những năm tiếp theo cân nặng/ chiều cao không còn nằm trong mức hợp lý và bắt đầu vào mức béo phì. Càng béo phì, trẻ lại càng ngại vận động. Và càng lười vận động lại khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý như tim mạch, cholesterone cao, tiểu đường.
Bên cạnh đó, một lý do khiến trẻ lười vận động đó là xương không chắc khỏe do thiếu hụt canxi. Khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D và vitamin K2 làm giảm hấp thu canxi gây ra tình trạng đau xương phát triển ở độ tuổi tiền dậy thì cũng khiến cho trẻ không muốn vận động nhiều.
Vậy làm thế nào để có thể nạp đủ lượng vitamin D, vitamin K2 và canxi? Hãy nạp thông qua thực phẩm, đặc biệt là một số loại sữa được bổ sung đầy đủ cả ba vi chất này mới xuất hiện trên thị trường gần đây. Đây là những sản phẩm vừa tiện lợi, dễ sử dụng lại vừa dễ hấp thu và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ.
lạc đề nặng r