Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.
- Nói sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả cao và sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ.
- Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải:
+ Tích cực phòng bệnh
+ Khi mắc bệnh, phải chữa cho khỏi bệnh
Trong thời đại ngày nay, sức mạnh của dân tộc không phải ở binh hùng tướng mạnh như đế chế La Mã hay đế quốc Mông - Nguyên xưa kia. Ngày nay, sức mạnh của dân tộc là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế hùng cường. Các cường quốc trên thế giới như Mĩ, Nhật, Anh, Pháp,... đều là những nước kinh tế phát triển vững mạnh. Đối với Việt Nam ta, điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân đất nước là những người có trình độ văn hóa cao, có khả năng hòa nhập với trình độ khoa học - kĩ thuật trên thế giới. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải ra sức học tập thật tốt, học không ngừng, học nữa, học mãi. Những tháng ngày dùi mài kinh sử trên ghế nhà trường chính là thời gian để mỗi người tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nhờ học tập tích cực trong nhà trường, khi lớn lên học sinh mới trở thành những công dân có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại, Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được đi học chính là vì tương lai lâu dài của đất nước.
Thực tế cũng cho thấy rằng, những thành tích học tập của học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX đến nay, năm nào chúng ta cũng có học sinh đi thi Toán quốc tế. Và năm nào chúng ta cũng đoạt giải cao, có năm toàn, đội toàn đội đều được giải. Quốc kì Việt Nam đã tung bay trong gió cùng quốc kì nhiều dân tộc khác trên thế giới. Học sinh ta đã làm vẻ vang cho đất nước theo đúng lời Bác Hồ căn dặn.
Trong đời sống sản xuất hiện nay, khi chúng ta mở cửa, cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài, rất nhiều người Việt Nam tài năng không thua kém bạn, đã thực sự hợp tác làm việc có hiệu quả. Đó cũng là kết quả của những ngày tháng học tập miệt mài và thầm lặng. Học những kiến thức phổ thông, họ nghề, học ngoại ngữ,... Nhờ học tập, cuộc sống của bản thân họ ấm no, đầy đủ hơn, đồng thời cũng góp phần xây dựng nước nhà ngày một hùng cường.
Bác Hồ đã căn dặn học sinh học tập ngay từ ngày tựu trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn 90% dân số mù chữ. Nạn đói vừa cướp đi 1/10 dân số. Nhưng Chủ tịch Hồ Chi Minh đã hi vọng, đã tin tưởng rất nhiều ở tương lai của đất nước và Người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng đó vào thế hệ trẻ. Với những lời lẽ xúc động thiết tha, Bác Hồ đã làm cho các thế hệ học sinh nhận rõ hơn trách nhiệm học tập của mình.
Tuy Bác đã đi xa nhưng tất cả học sinh Việt Nam, mỗi năm, khi ngày khai trường đến lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Người để nhắc nhở nhau học tập tốt hơn để làm cho “non sông Việt Nam... sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, để làm vẻ vang cho Tố quốc Việt Nam yêu dấu. Cái Này Được Không??
Tấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người” 1
Một ngày sau khi nước nhà giành được độc lập (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải giải quyết lúc bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được những điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” 2
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này, Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, chương đầu tiên của cuốn sách là Tư cách một người cách mệnh và tiêu chuẩn đầu tiên trong tư cách một người cách mệnh chính là: cần kiệm. Sau này là các tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “ Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”... Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...” và “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu và dễ làm theo.
CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.
Người chỉ ra cách thực hiện CẦN sao cho có kết quả. Đó là làm việc phải có kế hoạch, dù công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và tính toán cẩn thận. Phân công công việc theo năng lực của từng người, như vậy sẽ không bị mất thời gian và hiệu quả công việc cao.
Cần phải đi đối với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được.
Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”.
Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm” 3
Để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết với những việc làm xa xỉ, như kéo dài thời gian lao động không cần thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm cách ăn ngon, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v... Phải biết cách tổ chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” 4
Liêm phải đi đối với kiệm, bởi có kiệm mới liêm được. Tham lam là một điều rất xấu hổ. Những hành động bất liêm đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị gì, làm nghề gì. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”5. Và như cụ Mạnh Tử đã nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”6
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”.
Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ đều phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”7
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ, Bác nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích “...Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”8 .
Vụ án Trần Dụ Châu những năm 50 là một bài học đắt giá cho những cán bộ, đảng viên không thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, không thực hành cần kiệm liêm chính, dẫn đến hành động tham ô, hủ hoá, suy thoái về đạo đức.
Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói được, làm được sẽ mang lại thành công, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu nói rắng phải cần kiệm liêm chính, mà bản thân mình lại cười lao động, lười học tập, không hoàn thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa, luôn tìm cách tham ô, bòn rút tiền của Nhà nước và nhân dân, tâm không trong sáng... thì sẽ không hiệu quả và không có tính thuyết phục. Thực hành tốt cần kiệm liêm chính, chí công vô tư sẽ rèn luyện, làm cho con người có những phẩm chất tốt, như “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
Chính nhờ thực hành cần kiệm liêm chính mà trong những năm đầu mới giành được độc lập nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi, chiến thắng giặc lụt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong những năm hoà bình xây dựng đất nước, từng bước đời sống nhân dân đã được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Trong đạo đức thì việc nêu gương là vô cùng cần thiết, vì “...Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”9.
Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, từ lời nói đến việc làm. Bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để chúng ta học tập và noi theo.
Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách ăn mặc cho đến những sinh hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước. Tác phong giản dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã được gặp Bác dù chỉ một lần. Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm. Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu. Có cái áo của Bác rách, vá đi vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách chân tình: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi”10. Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka-ki sờn Bác vẫn dùng hàng ngày, khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác không đồng ý. Chiếc bút chì mòn vẹt Bác dùng để theo dõi tin tức trên báo. Những trang bản thảo được Bác viết ở mặt sau của những tờ tin tham khảo của Việt Nam Thông tấn xã. Chiếc ô tô Bác đi công tác hay đi thăm đồng bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe bình thường. Bác không dùng chiếc điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại giao đang công tác ở nước ngoài biếu, mà đề nghị chuyển chiếc điều hoà ấy cho các đồng chí thương bệnh binh đang điều trị tại trại điều dưỡng hoặc quân y viện, mặc dù lúc đó Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện (nhà 54) rất nóng. Những bữa ăn thanh đạm của Người “thường là dưa cà, đôi khi có thịt”. Những lần đi thăm các địa phương, Bác thường không báo trước và mang theo cơm nắm để tránh sự đón rước linh đình, gây phiền hà và tốn kém tiền của nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị thì đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ đô, Bác cũng chỉ ở trong ngôi nhà nhỏ của người thợ điện, sau đó chuyển sang nhà sàn, chứ không ở ngôi nhà to, sang trọng của Toàn quyền Đông Dương. Bác dành ngôi nhà sang trọng đó làm nơi đón tiếp khách của Đảng và Nhà nước ta.
Sự tiết kiệm của Bác còn thể hiện trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Là Chủ tịch Chủ tịch nước, nhưng những năm tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo Bác chỉ là tổ công tác ít người kiêm nhiều việc. Cách mạng Tháng Tám thành công, trở về Thủ đô, các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ Chủ tịch cũng rất ít. Những lần đi công tác xa, không cần nhiều cán bộ cùng đi, Bác cho những anh em còn lại về thăm gia đình. Bác dặn “Các chú tranh thủ về thăm nhà, nhưng nhớ đúng hẹn lên đón Bác”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Bác đối với con người và cũng là một hình thức tiết kiệm thời gian.
Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên còn có một số không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, xa xỉ, quan liêu, công thần, cửa quyền... ngày càng nhiều. Các vụ án PM18 ở Bộ Giao thông vận tải, vụ chạy cô-ta ở Bộ thương mại hay vụ án Mạc Kim Tôn ở Thái Bình, v.v... cho thấy đó là những cán bộ, đảng viên bị sa sút về tư tưởng, chính trị, đạo đức và tha hoá về lối sống. Họ đã làm giản sút lòng tin, uy tín của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thực hành tốt những lời dạy của Bác về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là chúng ta đã góp phần làm giàu cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền. Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nếu dài wa mk có cách khác nè:
Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm? Đối với đất nước: muốn xây dựng đất nước phồn vinh, xã hội công bằng văn minh từ một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì phải tiết kiệm. tiết kiệm để tích lũy vốn, phát triển sản xuất, góp phần đưa đất nước tiến lên , cải thiện đời sống nhân dân. Đối với bản thân thì tiết kiệm là biểu hiện đạo đức của mỗi người: không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của,thời giờ vào những việc không cần thiết. đó cũng là biểu hiện của lối sống khoa học có văn hóa.
Hy vọng hai đoạn văn giúp ích cho bn
Thanks!!!
+ bn hoa có bieu hien cua ng thong minh, ng thong minh thuong hay quan sat truoc khi nhap cuoc
+ nêu cung lop em sẽ rủ bn xuong cantin uong nuoc va nc
-thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em
Bởi lẽ, trẻ em là mầm non tương lai của xã hội. Đồng thời “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”[1]
– Công ước liên hợp quốc là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển toàn diện, giúp cho trẻ em được sống trong hạnh phúc, ấm no
Với 54 điều khoản khái quát toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý 04 điều khoản sau:
+ Không phân biệt đối xử (Điều 2)
+ Lợi ích tốt nhất của trẻ (Điều 3)
+ Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống (Điều 6)
+ Quyền được lắng nghe (Điều 12)
Những điều này được coi là những “Nguyên tắc chung” và giúp diễn giải tất cả các điều khác và đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền trong Công ước dành cho tất cả trẻ em.
Theo đó, tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm không làm được việc ấy (Điều 3). Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả những biện pháp lập pháp, hành pháp chính thích hợp để thực hiện những quyền của trẻ em được thừa nhận trong Công ước (Điều 4).
– Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền trẻ em
Pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người. Mặt khác, công ước là văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện trên
a. Trách nhiệm của học sinh và gia đình trong việc thực hiện quyền trẻ em là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và bảo vệ cho trẻ em. Học sinh cần phải tự rèn luyện và tôn trọng quyền của mình, bao gồm quyền được học tập, được bảo vệ, được tham gia vào quyết định liên quan đến cuộc sống của mình. Họ cũng cần phải hiểu rằng việc thực hiện quyền của mình đi đôi với trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em có thể phát triển tốt nhất, cung cấp cho họ sự yêu thương, sự quan tâm và giáo dục về quyền lợi của mình. Họ cũng cần phải hỗ trợ và bảo vệ trẻ em trước mọi nguy cơ và hiểm họa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn của trẻ.
b. Để thực hiện tiết kiệm thời gian hiệu quả, trước hết bạn cần phải lập kế hoạch hàng ngày hoặc hàng tuần. Xác định những công việc quan trọng cần hoàn thành và ưu tiên chúng theo đúng thứ tự. Hãy tận dụng thời gian rảnh rỗi và loại bỏ những thói quen lãng phí thời gian như lướt web không mục đích, xem TV quá nhiều, hoặc trò chuyện không cần thiết. Hãy tập trung vào một công việc mỗi lúc để tăng hiệu suất làm việc. Sử dụng công cụ và công nghệ hỗ trợ như lịch nhắc nhở, ứng dụng quản lý thời gian để giúp bạn tổ chức và tiết kiệm thời gian hiệu quả hơn. Đồng thời, hãy học cách nói không và từ chối những việc mà bạn không cần thiết hoặc không có thời gian để làm.