Câu 21. Đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa là vai trò của chất nào?
A. Chất bột đường.
B. Chất béo.
C. Vi-ta-min.
D. Chất xơ
Câu 22. Các loại vi-ta-min có vai trò gì với cơ thể?
A.Tham gia vào việc xây dựng cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
C. Rất cần cho hoạt động sống của cơ thể.
D. Nếu thiếu, cơ thể sẽ bị bệnh.
Câu 23. Trong những món ăn sau, món ăn nào chứa chất béo có nguồn gốc thực vật?
A.Thịt heo quay
B.Sinh tố bơ
C.Lạc rang
D.Thịt gà luộc
Câu 24. Ăn nhiều rau, quả giúp chống táo bón vì rau quả chứa nhiều:
A.Chất bột đường
B.Chất đạm
C.Chất béo
D.Chất xơ
Câu 25. Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp
B. Thức ăn
C. Nước uống
D. Cả A, B và C
Câu 26. Để phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa em cần phải làm gì?
A. Giữ vệ sinh ăn uống.
B. Giữ vệ sinh cá nhân.
C. Giữ vệ sinh môi trường.
D. Cả A, B và C.
Câu 27. Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
A. Thạch quyển B. Khí quyển
C. Thủy quyển D. Sinh quyển
Câu 28. Việc làm nào không thể hiện tiết kiệm nước :
A. Khóa vòi nước, không để nước chảy tràn.
B. Gọi thợ chữa ngay khi ống nước hỏng, nước bị rò rỉ.
C. Tưới cây để nước chảy tràn lan.
D. Lấy nước vừa đủ dùng.
Câu 29. Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?
A. Ăn quá nhiều
B. Hoạt động quá ít
C. Mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều
D. Cả ba phương án trên.
Câu 30: Thế nào là nước bị ô nhiễm?
A. Nước có màu, có chất bẩn.
B. Nước có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép.
C. Nước chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 31. Quá trình con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường các chất cặn bã được gọi là gì?
A. Quá trình tiêu hóa.
B. Quá trình trao đổi chất.
C. Quá trình bài tiết.
D. Quá trình hô hấp.
Câu 32. Dựa vào các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm
Câu 33. Thịt, cá, tôm, cua rất giàu chất gì?
A. Chất đạm.
B. Chất bột đường.
C. Chất béo.
D. Vi-ta-min.
Câu 34. Khí duy trì sự cháy là khí nào?
A. Khí Ni-tơ
B. Khí quyển
C. Khí các-bô-níc
D. Khí ô-xi
Câu 35: Thế nào là nước bị ô nhiễm?
A. Nước có màu, có chất bẩn.
B. Nước có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép.
C. Nước chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 36. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là.
A. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước.
B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước.
C. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra và lặp đi lặp lại
D. Hiện tượng nước ngưng tụ thành hơi nước
Câu 37: Để phòng bệnh béo phì cần:
A. Ăn ít.
B. Giảm số lần ăn trong ngày.
C. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ.
D. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Câu 38. Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì?
A. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra nước tiểu.
B. Lấy thức ăn, không khí từ môi trường và thải ra cặn bã.
C. Lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra chất thừa, cặn bã.
D. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra mồ hôi và nước tiểu.
Câu 39. Không khí bao gồm những thành phần nào?
A. Khí ni-tơ, hơi nước
B. Khí khác như khí ô- xi , khí các- bô- níc
C. Bụi, nhiều loại vi khuẩn,…
D. Tất cả những thành phần trên
Câu 40. Vai trò của chất đạm:
A. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
C. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống.
D.Giúp cơ thể phòng chống bệnh.
Nước và các chất lỏng khác tăng thể tích khi nóng lên, giảm thể tích khi lạnh đi. Kim loại dẫn nhiệt tốt, nhựa dẫn nhiệt kém.
Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các vật dẫn nhiệt tốt như: đồng, nhôm, kẽm,...