K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2018

Câu 10

a . Từ dùng sai trong câu văn trên là từ " thân thích "

Sửa lại : thân thiết

b . Câu mới sẽ là : Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thiết .

13 tháng 12 2018

Câu 10: Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích.

a. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ thích.

b. Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thiết.

13 tháng 6 2020

lỗi sai : sử dụng dấu phẩy sai

Chữa lại :

Chú bé - người chiến sĩ nhỏ tuổi đã anh dũng hi sinh trong khi làm nhiệm vụ liên lạc

14 tháng 11 2020

chuẩn r

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại

DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

DT chỉ đơn vịÔng, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chứcxóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :Giặc đã đến chân núi Trâu . Thế nước rất nguy , người người hoảng hốt . Vừa lúc đó , sứ giả đem ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt đến . Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái bỗng biến thành  một tráng sĩ mình cao hơn trượng , oai phong , lẫm liệt .Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Văn bản đó thuộc thể...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Giặc đã đến chân núi Trâu . Thế nước rất nguy , người người hoảng hốt . Vừa lúc đó , sứ giả đem ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt đến . Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái bỗng biến thành  một tráng sĩ mình cao hơn trượng , oai phong , lẫm liệt .

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Văn bản đó thuộc thể loại nào trong truyện dân gian ? 

Câu 2 :Chỉ ra từ mượn trong đoạn văn trên ? Giải thích nghĩa của 2 từ trong số từ mượn mà em tìm được ?

Câu 3 : Nêu nội dung của đoạn văn ?

Câu 4 : Chú bé trong đoạn văn sẵn sàng xông pha nơi trận mạc để góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước , còn em mục đích học tập của bản thân là gì ? Hãy viết một đoạn văn nêu lên mục đích học tập đó ?

PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN 

Em hãy kể 1 người mà em yêu quý 

AI LM ĐƯỢC MỖI NGÀY 3 TK NHÉ

1
22 tháng 10 2018

1. Văn bản thuộc đoạn trích "Thánh Gióng". Văn bản đó thuộc thể loại truyền thuyết.

2. Từ mượn: sứ giả, tráng sĩ, trượng, lẫm liệt.

Giải thích:

+ lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm

+ trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

3. Nội dung: chú bé Gióng vươn vai thành anh hùng đứng dậy cứu nước.

4. Có thể dựa vào ý sau:

- rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, học cách làm người

- Chuẩn bị hành trang tri thức vững chắc để lớn lên có thể đóng góp cho gia đình, xã hội.

PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :Giặc đã đến chân núi Trâu . Thế nước rất nguy , người người hoảng hốt . Vừa lúc đó , sứ giả đem ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt đến . Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái bỗng biến thành  một tráng sĩ mình cao hơn trượng , oai phong , lẫm liệt .Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Văn bản đó thuộc thể...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Giặc đã đến chân núi Trâu . Thế nước rất nguy , người người hoảng hốt . Vừa lúc đó , sứ giả đem ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt đến . Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái bỗng biến thành  một tráng sĩ mình cao hơn trượng , oai phong , lẫm liệt .

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Văn bản đó thuộc thể loại nào trong truyện dân gian ? 

Câu 2 :Chỉ ra từ mượn trong đoạn văn trên ? Giải thích nghĩa của 2 từ trong số từ mượn mà em tìm được ?

Câu 3 : Nêu nội dung của đoạn văn ?

Câu 4 : Chú bé trong đoạn văn sẵn sàng xông pha nơi trận mạc để góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước , còn em mục đích học tập của bản thân là gì ? Hãy viết một đoạn văn nêu lên mục đích học tập đó ?

PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN 

Em hãy kể 1 người mà em yêu quý 

AI LM ĐƯỢC MỖI NGÀY 3 TK NHÉ

0
PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :Giặc đã đến chân núi Trâu . Thế nước rất nguy , người người hoảng hốt . Vừa lúc đó , sứ giả đem ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt đến . Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái bỗng biến thành  một tráng sĩ mình cao hơn trượng , oai phong , lẫm liệt .Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Văn bản đó thuộc thể...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Giặc đã đến chân núi Trâu . Thế nước rất nguy , người người hoảng hốt . Vừa lúc đó , sứ giả đem ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt đến . Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái bỗng biến thành  một tráng sĩ mình cao hơn trượng , oai phong , lẫm liệt .

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Văn bản đó thuộc thể loại nào trong truyện dân gian ? 

Câu 2 :Chỉ ra từ mượn trong đoạn văn trên ? Giải thích nghĩa của 2 từ trong số từ mượn mà em tìm được ?

Câu 3 : Nêu nội dung của đoạn văn ?

Câu 4 : Chú bé trong đoạn văn sẵn sàng xông pha nơi trận mạc để góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước , còn em mục đích học tập của bản thân là gì ? Hãy viết một đoạn văn nêu lên mục đích học tập đó ?

PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN 

Em hãy kể 1 người mà em yêu quý 

AI LM ĐƯỢC MỖI NGÀY 3 TK NHÉ

0
giúp e với mọi người ơicâu 1:viết một đoạn văn ngắn từ(10-12 câu)về một môn học mà em yêu thích,trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là.câu 2: viết một đoạn văn(từ 6-8 câu)tả quang cảnh lớp học trong giờ học Ngữ Văn trong đó có sử dụng ít nhất một phép tu từ đã học.Chỉ ra phép tu từ đó và cho biết đó là phép tu từ gì.câu 3:viết đoạn văn ( từ 5-7 câu)nói về sự...
Đọc tiếp

giúp e với mọi người ơi

câu 1:viết một đoạn văn ngắn từ(10-12 câu)về một môn học mà em yêu thích,trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là.

câu 2: viết một đoạn văn(từ 6-8 câu)tả quang cảnh lớp học trong giờ học Ngữ Văn trong đó có sử dụng ít nhất một phép tu từ đã học.Chỉ ra phép tu từ đó và cho biết đó là phép tu từ gì.

câu 3:viết đoạn văn ( từ 5-7 câu)nói về sự vất vả,tảo tần của người mẹ dành cho em,trong đó có sử dụng ít nhất một phép so sánh,chỉ ra phéo só sanshn được dùng trong đoạn văn đó.

câu 4:viết một đoạn văn (từ 6-8 câu) miêu tả người bạn của em trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là và phó từ.Chỉ ra câu trần thuật đơn có từ là và phép tu từ đó

câu 5:một buổi tối khi đã học bài xong,ẹm bước ra sân,hít thở bầu không khí trong lành của màn đêm yên tỉnh.Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu cảm nhận của em về khung cảnh quang em lúc đó.Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ,chỉ ra phó từ ấy.

câu 6:có người ửng ví"Thiên nhiên là bạn tốt của con người''.Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu)trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

câu 7:đôi bàn tay yêu thương của mẹ luôn gần gũi em từ lúc nhỏ.Em hãy viết đoạn văn(từ 6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về đôi bàn tay đó.

câu 8:viết một đoạn văn (6-8 câu) miêu tả vẻ đẹp của một loài hoa mà em yêu thích,trong đó có dùng phép so sánh.Chỉ ra câu văn có dùng phép so sánh.

câu 9:viết một đoạn văn(6-8 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

                                                   MỌI NGƯỜI LÀM GIÚP E Ạ E CÁM ƠN NHÌU:)))

                                                                   -  HẾT-

12
18 tháng 4 2016

Câu 1) Trong các môn học ở trường tôi nghĩ Toán và Tiếng Anh là quan trọng nhất nhưng nêu ns là môn học yêu thích nhất thì sẽ là môn Toán. Toán là 1 môn học rất hay và bổ ích. mặc dù toán ko thể giao tiếp nhiều vs nc khác như TA, ko giỏi về viết đơn thư như văn ..... nhưng toán là 1 trong những môn rất quan trọng. toán giúp ta tính toán tốt hơn. giúp ta có thêm kiến thức. vs thời đại hiện nay, nhiều gđ rất kì vọng con mình lm gv toán. đối vs tôi, toán là 1 môn học mà tôi rất thích. Mỗi khi học toán, trí óc non nớt của tôi lại như đc tiếp thêm 1 nguồn thông tin về toán học ms. Vì yêu thích học toán nên tôi có thể xác định được nghề trong tương lai của tôi chính là toán

Câu 9 lát nữa mình lm nha. bây giờ mình bận mất tiêu rùi. tí mình hứa mình lm. chúc bn học tốt

 

18 tháng 4 2016

nhieu qua it thoi

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:a) mát, xinh, đẹpb) xe, hoa, cá2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu...
Đọc tiếp

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )

1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:
a) mát, xinh, đẹp
b) xe, hoa, cá

2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về kỉ niệm ngày khai trường, trong đó có sử dụng 3 từ mượn. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

4. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau và nêu nguồn gốc của chúng:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

5. Giải thích nghĩa các từ sau rồi đặt câu với chúng:
- giếng
- ao
- đầm

6. Giải thích nghĩa của từ trong từng trường hợp:
a) xuân:
- Mùa xuân là Tết trồng cây.
- Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Ông ấy năm nay đã hơn 60 xuân.
- Tuổi xuân chẳng sá, tiếc chi bạc đầu.
b) chín:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định, phải suy nghĩ cho chín.
- Tôi ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín rồi.

7. Giải thích nghĩa của từ ăn và từ chạy bằng 1 nghĩa gốc và 3 nghĩa chuyển, rồi đặt câu với chúng.

8. Cho các câu sau. Tìm từ sai, mắc lỗi đùng từ nào, thay thế từ sai bằng từ đúng rồi viết lại thành câu đúng.
- Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô giáo dạy giỏi.
- Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
- Bố em là thương binh. Ông có dị vật lạ ở phần mềm.
- Khu nhà này thật hoang mang.
- Anh ấy là người rất kiên cố.
- Hôm qua, bà ngoại biếu em một quyển sách rất hay.

2
12 tháng 11 2016

1.

a) Mát mẻ : Trời thu mát mẻ và dễ chịu quá .

Xinh xinh : Cô ấy trông cx xinh xinh .

Đẹp trai : Cậu ta vừa giỏi võ lại còn đẹp trai .

b) Xe đạp : Hôm nay tôi đi xe đạp tới trường .

Hoa hồng : Bông hoa hồng kia thật là kiều diễm .

Cá rán : Tôi rất thích ăn cá rán .

 

 

2 tháng 3 2020

blablabla..leuleu

9 tháng 12 2021

câu 1:Mỗi chúng ta, ai cũng có những câu chuyện về riêng mình. Và cũng như thế, ai cũng có những người bạn của riêng mình để viết nên những tình bạn cao đẹp và chân chính cho đến suốt cuộc đời. Bạn là người đồng trang phải lứa với ta, gắn bó thân thiết với ta. Bạn là người cùng ta học tập, cùng ta tiến bộ, cùng ta vượt qua những chặng đường nhất định trong cuộc sống. Bạn có thể là người đi cùng ta đến hết cuộc đời nhưng cũng có thể chỉ là người đồng hành cùng ta trên một quãng đường. Dù chặng đường chung ấy dài hay ngắn thì bạn vẫn phải là người hiểu ta và ngược lại, là người ta hiểu và có thể cùng nhau sẻ chia những niềm vui cũng như nỗi buồn trong cuộc sống. Có bạn cũng đồng nghĩa với việc ta đang xây đắp một tình bạn. Một tình bạn đẹp là một tình bạn trong sáng, chân chính và cao hơn là thấu hiểu và tri kỉ. Bạn hay tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người nhưng không phải tình bạn nào cũng là tình bạn tốt đẹp và đáng quý. Một tình bạn đáng trân trọng phải là một tình bạn xuất phát từ tình cảm chân thành, từ sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Một tình bạn đẹp sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi và là điểm tựa của mỗi con người trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Một tình bạn cao đẹp và chân chính còn cần sự lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Mỗi chúng ta là một vũ trụ không lặp lại, mỗi con người là một bản thể không giống ai. Việc gặp được một người hiểu ta và coi đó là bạn là một điều may mắn. Nhưng dù hiểu nhau đến thế nào đi chăng nữa, trong một số trường hợp nhất định vẫn có thể dẫn đến những hiểu lầm. Trong trường hợp ấy, điều cần thiết là mỗi người phải biết lắng nghe, phải biết đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu và cảm thông. Một tình bạn đẹp là khi thấy bạn lầm đường lạc lối, không bỏ mặc bạn và quay lưng đàm tiếu nói lời thị phi về bạn mà giúp bạn thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm của của mình. Một người bạn đáng quý vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là sự giúp đỡ về vật chất mỗi khi ta gặp khó khăn và ngược lại. Trong bất cứ mối quan hệ nào cũng thế, sự trao đổi qua lại là một điều cần thiết. Vì bản chất của sự sống là cho và nhận. Ta không chỉ yêu cầu và đòi hỏi ở bạn mà còn cần phải là người bên cạnh bạn lúc khó khăn, lắng nghe và cảm thông cho bạn. Để xây dựng một tình bạn cao đẹp và chân chính dài lâu, cần sự cố gắng và nỗ lực từ cả hai người chứ không phải là trách nhiệm của một mình ai cả. Tôi đã từng đọc ở đâu đó một câu nói: “Trong tình bạn, nếu tớ và cậu giống như hai chiếc cốc thuỷ tinh, cậu cứng cỏi, tớ cứng cỏi, va vào nhau chắc chắn sẽ đứa này nứt đứa kia mẻ, ai cũng thương tích đầy mình, ai cũng sẽ chịu tổn thương.” Hãy biết trân trọng những người bạn tốt mà mình đang có. Đừng để vì một sự hiểu lầm nhỏ nhoi hay phút trẻ con bốc đồng mà đánh mất đi những tình cảm quý báu mà có thể suốt cuộc đời còn về sau ta không thể nào tìm lại được nữa.

câu 2 tự lm