Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam, bởi họ là một tượng đài bất tử với những nét đẹp trường tồn. Với cảm hứng đó Trần Đăng Khoa đã dành cả một chùm thơ viết về họ mà tiêu biểu là tác phẩm Đợi mưa trên đảo sinh tồn.
Hình ảnh người lính đã trở nên quen thuộc với thơ ca cách mạng Việt Nam. Họ đi vào trong văn chương một cách giản dị đời thường nhưng vô cùng lạc quan, dũng cảm. Trong thời chiến họ là những người con đã làm nên lịch sử, trở thành nhân vật chính bởi tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung. Ở thời bình họ vẫn kiên cường bảo vệ biên cương Tổ Quốc, giữ vững thành quả chiến đấu hi sinh của cha ông. Và hình ảnh những người lính ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương xuất hiện nhiều trong Văn học sau năm 1975 đặc biệt là Đợi mưa trên đảo sinh tồn.
Bài thơ mở đầu bằng ánh mắt của những chàng lính trẻ khi nhìn về phía xa xăm, nơi có những bóng mây mưa rơi
Chớp xanh lấp loáng trời
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô
Đáy mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi
Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời
Mở đầu bài thơ tác giả đã nhắc tên hòn đảo Sinh Tồn giống như sự nhấn mạnh tính chất khắc nghiệt của cuộc sống nơi đây. Trên hòn đảo không hề có nước ngọt con người và mọi vật đều phải kiên cường gồng mình để dành đến sự sống. Chính vì không có nước ngọt như những hòn đảo khác nên trời mưa đối với họ là cái gì đó xa xỉ và quý giá. Chính vì vậy mà người lính mong ngóng mưa họ nhìn về phía xa xăm, nơi đất liền nơi đang có những dấu hiệu của những trận mưa rào đổ xuống. Từ hình ảnh bóng đen sẫm của cây khiến ánh chớp xanh lấp loáng.
Đối với chúng ta mưa là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng đối với những người lính đảo đó là một món quà vô giá mà thiên nhiên mang đến cho con người, vạn vật nơi đây. Họ nhìn về phía đất điền với những cơn mưa với ánh mắt thèm thuồng đến tội nghiệp. Họ ngồi lặng yên nhìn cơn mưa nơi đất liền một cách trang nghiêm như đợi chờ điều kỳ diệu. Những mong mỏi của họ đã bật thốt thành lời
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Điệp ngữ Ôi ước gì lặp lại ba lần trong đoạn thơ thứ hai có giá trị biểu cảm mãnh liệt. Người lính luôn mong ước được thấy mưa rơi nơi bao quanh toàn là biển khơi mênh mông. Đó là niềm mong ước không phải bình thường, thoáng chốc mà trở thành nỗi niềm da diết, cháy bỏng. Họ suy nghĩ về viễn cảnh tươi đẹp, về mưa và nói với chúng ta niềm vui sướng của họ mỗi khi mưa rơi xuống.
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
Những màu mây sẽ không thôi héo quắt
Đá san hô sẽ lày cỏ xanh lên
Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền
Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ
Rồi kháo nhau bữa tiệc linh đình bày tỏ nước ngọt
Chỉ một với một đoạn thơ ngắn chúng ta có thể tưởng tượng được cả không gian hiện lên khi mưa xuống. Người lính vui mừng ngửa mặt đón cơn mưa, màu mưa trên trời không còn héo quắt như khi nắng hạn . Hình ảnh dí dỏm nhất đó là mái đầu mọc tóc nên như cỏ của chàng lính. Bởi vì thiếu nước ngọt họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước và khi có mưa mái tóc ấy sẽ lại mọc xanh tươi và bữa tiệc liên hoan của họ cũng thật thú vị.
Tuy không có sơn hào hải vị mà chỉ toàn nước ngọt đó chính là nước mưa, thế mới biết khi sinh sống ở trên đảo mưa đối với họ quý giá để vô cùng. Dẫu chỉ là niềm vui trong tưởng tượng, chỉ là những điều có thể xảy ra trong tương lai mà ta nghe như thế tiếng kêu hân hoan ngân nga trong từng câu chữ khao khát trời mưa của họ vẫn tiếp tục giao tiếp cháy bỏng
Ôi ước gì được thấy cơn mưa
Cơn Mưa lớn vẫn Rập rình ngoài biển
Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời
Nắng gió Trường Sa Đã đưa những người lính trở về thực tế chẳng bao lâu khao khát lại bùng lên những cơn mưa tưởng tượng, lại tiếp tục dâng lên trong lòng người lính.
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy loi choi trên mặt cát
Giãy giụa tơi bời trên mặt cát như con cá rô
Rạch nước đón mưa rào
Úp miệng vào tay
Chúng tôi sẽ cùng gào như ếch nhái um um khắp đảo
Khổ cuối bài thơ là cảm xúc vui sướng vỡ òa của người lính niềm vui khi mưa xuống, biến thành những hành động kỳ lạ, họ sẵn sàng cởi trần đứng giữa màn mưa để tưới mát thân thể, tưới mát tâm hồn họ. Họ chẳng ngại nhảy loi choi như những đứa trẻ, tinh nghịch, họ có thể cùng gào lên như tiếng ếch nhái, những tiếng hát của trái tim, của tâm hồn hân hoan bất tận cứ tuôn trào trong thơ, ào ạt giống như những cơn mưa đang xối xả tuôn xuống.
Niềm hạnh phúc vô biên của người lính không thể diễn đạt bằng lời mà bằng hành động. Phải thấu hiểu, đồng điệu đến thế nào nhà thơ mới có thể nhập hồn vào những người lính ấy để nói lên nỗi mong chờ của họ về mưa.
#cóthểvào(đag dùng mẫu 1 ạ)
(https://luatminhkhue.vn/phan-tich-danh-gia-noi-dung-bai-doi-mua-tren-dao-sinh-ton.aspx) để tham khảo thêm nhé ạ
- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.
- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.
1. Trích trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
2. Phép tu từ nhân hóa, so sánh
3. phép tu từ so sánh -> mặt trời xuống biển như hòn lửa-> cách miêu tả chân thực, sinh động, hình ảnh đẹp đẽ của hoàng hôn trên biển -> mặt trời chói rọi đầy sức sống
phép tu từ nhân hóa -> sóng cài then, đêm sập cửa -> những cơn sóng xô ào ạt vào bờ biển, màn đêm bắt đầu buông xuống sau ngày dài làm việc vất vả con người cũng được nghỉ ngơi -> mặt trời xuống biển khép lại 1 ngày, sóng cài then, đêm sập cửa.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ để tìm hiểu nhân vật trữ tình
- Chỉ ra bố cục của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.
- Bố cục bài thơ: 2 phần.
+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.
* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.
* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.
* Phép điệp: Những mùa quả.
* Phép đối: Lũ chúng tôi lớn lên – Bí và bầu lớn xuống.
- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.
- Bàn luận:
+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.
+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…
+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.
- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
giúp mình vói
Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn là một sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa, kể về cuộc sống của những người lính đang bám trụ ở đảo Sinh Tồn. Chỉ cần nghe tên thôi là đã đủ để chúng ta mường tượng ra hoàn cảnh cuộc sống ở đảo Sinh Tồn khó khăn và khốc liệt đến như thế nào. Ở nơi đó, toàn những cái bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy. Hình ảnh đó gợi len sự nóng bức, khô cằn và thiếu thốn vô cùng về nguồn nước ngọt. Chính vì vậy, mà những người lính phải thốt lên rằng “ước gì được thấy mưa rơi”. Mưa, nước ngọt - điều tưởng như hết sức hiển nhiên lại trở thành thứ xa xỉ với những người lính. Các chàng trai ấy, tuy hoàn cảnh có khó khăn vất vả, vẫn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và ngập tràn hi vọng. Về những ngày mà cơn mưa sẽ xuất hiện từ phía chân trời, để cho cỏ xanh nảy lên từ đá san hô, để cho hòn đảo xa khơi hóa đất liền. Và để cho những người lính ấy không phải cạo đầu nữa, mà được để tóc mọc lên như cổ và khao nhau bữa tiệc linh đình toàn nước ngọt. Những ước mơ ấy mang chút ngây ngô trẻ con của những chàng lính, vừa khắc họa chân thực hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn đủ đường của họ. Nhưng dẫu vậy, những người lính vẫn gọi đảo Sinh Tồn là “hòn đảo thân yêu”. Họ vẫn sóng ở đó một cách hiên ngang và kiên cường, như hòn đá vững bền, như hòn đá tốt tươi. Sức sống tràn trề và niềm tin mãnh liệt được thể hiện trong khổ thơ cuối đã đem đến cho người đọc một niềm vui lạc quan phơi phới. Tuy đảo Sinh Tồn thiếu thốn nhiều điều, nhưng ở đó vẫn có những mầm cây tươi xanh, đó chính là mầm sống mà những người lính đã gieo xuống. Đọc bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, em càng thêm kính trọng, yêu mến và biết ơn những người lính đã hi sinh cuộc sống của mình vì Tổ quốc thân yêu.
Để tham khảo thêm:
- https://luatminhkhue.vn/phan-tich-danh-gia-noi-dung-bai-doi-mua-tren-dao-sinh-ton.aspx
- https://vietjack.com/soan-van-lop-8-kn/ (e thấy cj đag ghi là văn 10 nhưg cái này có thể tham khảo đc ạ)