K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

5.

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.


5 tháng 3 2018

4.

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

-Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

-Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.


7 tháng 3 2018

-Địa hình đồng bằng của nước ta được chia thành 3 loại:

+ Đồng bằng sông Hồng.

+ Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

6 tháng 3 2018

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

6 tháng 3 2018

có j bạn chọn lọc nha

- Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%.

-Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

10 tháng 3 2022

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
17 tháng 1 2022

tham khảo

Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta:

- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:

+ Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc -  Nam (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông - Tây.

+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đối với giao thông vận tải:

+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không... ).

+ Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

17 tháng 1 2022

THAM KHẢO:

Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta:

- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:

+ Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc -  Nam (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông - Tây.

+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đối với giao thông vận tải:

+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không... ).

+ Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

25 tháng 4 2017

1 Giai đoạn Tân kiến tạo

2 -đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình

+ đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta

+địa hình đồi núi thấp <1000m chiếm 85% điểm tích lãnh thổ

+đồi núi cao > 2000m chiếm 1% diện tích lãnh thổ

+ địa hình ĐB chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ

- địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều loại bậc kế tiếp nhau

-địa nhỉnh nước ta mang tih chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á, cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào? Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa 2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước 3)...
Đọc tiếp

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á, cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào? Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa

2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước

3) cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam

4) nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta, những đặc điểm có ảnh hưởng gì tới môi trường tài nguyên nước ta

5) biển nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta

Giúp mình nha, mai mình kt 1 tiết rồi

6
14 tháng 3 2017

1.-Các quốc gia ĐNA là: Malaysia; Thái Lan, VN, Inđônêsia; Myanma, lào, campuchia; philippin; Singapo; Đôngtimo.

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông; cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.
- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.

2.- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.

17 tháng 3 2017

Câu 3:

- Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.


1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á, cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào? Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa 2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước 3)...
Đọc tiếp

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á, cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào? Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa

2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước

3) cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam

4) nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta, những đặc điểm có ảnh hưởng gì tới môi trường tài nguyên nước ta

5) biển nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta

Giúp mình nha, mai mình kt 1 tiết rồi

3
14 tháng 3 2017

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á,

Malaysia , Việt Nam , Thái Lan, Myanmar, Indonesia,

Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor,Brunei, Singapore

cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua.

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông

Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào?

cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.

Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa

- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.

2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước

- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.

3) cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam

Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

4) nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta, những đặc điểm có ảnh hưởng gì tới môi trường tài nguyên nước ta

Vị trí địa lí ảnh hưởng đến tài nguyên

Do nằm trong vùng nhiệt đới với nhiệt ẩm dồi dào nên tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng.

- Nước ta nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.

- Vị trí địa lí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền (giữa miền Bắc và miền Nam, giữa vùng phía đông và vùng phía tây,…).

14 tháng 3 2017

5.- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...