Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Có 7 địa mảng cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất :
- Mảng Bắc Mĩ
- Mảng Nam Mĩ
- Mảng Âu - Á
- Mảng Phi
- Mảng Thái Bình Dương
- Mảng Ấn Độ
- Mảng Nam Cực
* Các địa mảng luôn di chuyển rất chậm . Khi di chuyển , chúng tách xa hoặc xô vào nhau .
+ Nếu chúng tác xa nhau , ở chỗ tiếp xúc xủa chúng , vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương .
+ Nếu chúng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng , đá sẽ bị nén lại , nhô lên thành núi .
=> Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất .
Kể tên một số địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất ?
7 địa mảng chính cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất- Mảng Thái Bình Dương.
- Mảng Á-Âu.
- Mảng Ấn-Úc.
- Mảng châu Phi.
- Mảng Bắc Mỹ
- Mảng Nam Mỹ
- Mảng Nam Cực.
Các địa mảng di chuyển như thế nào và ảnh hưởng của chúng đến lớp vỏ Trái Đất ?
Các mảng kiến tạo có thể di chuyển do mật độ tương đối của thạch quyển đại dương và độ yếu tương đối của quyển mềm. Quá trình mất nhiệt từ manti được xem như nguồn gốc gây kiến tạo mảng. Theo quan điểm hiện tại, mặc dù vẫn còn tranh cãi, mật độ quá lớn của thạch quyển đại dương đang chìm xuống trong đới hút chìm là nguyên nhân chính gây chuyển động mảng. Khi thạch quyển đại dương hình thành ở các sống núi giữa đại dương, nó ít đặc hơn so với lớp quyển mềm bên dưới, nhưng nó sẽ trở nên đặc (nặng) hơn khi nó nguội đi do dòng đối lưu manti kéo nó ra xa và dày hơn khi nó càng cổ. Mật độ thạch quyển cổ lớn hơn so với quyển mềm bên dưới cho phép nó chìm sâu xuống trong manti tại đới hút chìm, và tạo ra lực chính gây ra chuyển động mảng. Điểm yếu trong quyển mềm cho phép các mảng kiến tạo di chuyển dễ dàng về phía đới hút chìm.[20] Mặc dù sự hút chìm được xem là lực mạnh nhất gây ra chuyển động mảng, nhưng nó không phải là lực duy nhất, ví dụ như mảng Bắc Mỹ là mảng đang chuyển động nhưng không bị hút chìm ở bất kỳ chỗ nào. Mảng lớn Á–Âu cũng tương tự như vậy. Nguyên nhân gây chuyển động mảng là một đối tượng đang được các nhà khoa học Trái Đất nghiên cứu và thảo luận tích cực.
Các ảnh địa chấn 2 và 3 chiều về cấu tạo bên trong Trái Đất cho thấy có sự khác nhau về phân bố mật độ theo chiều bên trong suốt quyển manti. Sự khác nhau này có thể là do vật liệu (thành phần hóa học của đá), khoáng vật (các biến thiên trong cấu trúc khoáng vật) hoặc nhiệt (thông qua giãn nở và co ngót nhiệt từ nhiệt năng) cấu thành chúng. Sự khác biệt về mật độ theo chiều bên còn do các dòng đối lưu manti tạo ra từ lực đẩy nổi.[21] Sự đối lưu quyển manti liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chuyển động mảng như thế nào là vấn đề đang được nghiên cứu và thảo luận trong địa động lực. Tuy vậy, nguồn năng lượng này phải được truyền qua thạch quyển để làm cho các mảng kiến tạo có thể di chuyển. Có hai kiểu ảnh hưởng đến chuyển động mảng là ma sát và lực hấp DẪN.
~~~Learn Well Tạ Minh Trí~~~
- Tên các địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vở TĐ:
+ Mảng Phi
+ Mảng Âu - Á
+ Mảng Bắc Mỹ
+ Mảng Nam Mỹ
+ Mảng Thái Bình Dương
+ Mảng Ấn Độ
+ Mảng Nam Cực
- Lớp trung gian có thành phần vật chất quánh dẻo là nguyên nhân gây ra sự di chuyển của các mảng lục địa trên bề mặt TĐ.
+ Hai mảng có thể tách xa nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương
+ Hai mảng xô vào nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng đã bị nén ép, nhô lên thành núi, sinh ra núi lửa và động đất.
1. TĐ được cấu tạo bởi 7 mảng lớn:
- Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
- Âu - Á.
- Thái Bình Dương.
- Bắc Mỹ.
- Nam Mỹ.
- Nam Cực.
- Phi.
2. TĐ chuyển động quanh MT
=> Có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía MT, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía MT.
=> Thời kì bán cầu nào ngả về phía MT => Được chiếu sáng nhiều hơn => Mùa nóng của bán cầu đó.
=> Thời kì bán cầu nào chếch xa phía MT => Được chiếu sáng ít hơn => Mùa lạnh của bán cầu đó.
4. Trái Đất có dạng hình cầu, có bán kính xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.
5.
- Nội sinh:
+ Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.
+ Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...
+ Tạo ra các dạng địa hình lớn.
- Ngoại sinh:
+ Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
+ Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.
+ Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
- 6 lục địa là: Á-Âu, Phi, Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.
- 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất.
- Lục địa nằm ở nửa cầu bắc: Bắc Mĩ, Á-Âu.
- Lục địa nằm ở nửa cầu nam: Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-xtrây-li-a.
Cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000 độ C.
- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C.
- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000 độ C.
Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.
a. Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm. Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.
b. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
- Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực
- Bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Cấu tạo bên trong Trái Đất.
Gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).
- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.
- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
- Vai trò của lớp vỏ Trái đất:
Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:
Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
Bảng ở trang 22 lớp 6 (SGK) nè cj Trần Ngọc Định
Hình 26 trang 32 lớp 6 (SGK)
Hình 27 trang 33 lớp 6 (SGK)
Làm hộ mình nha mọi người^^
Câu 1: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
Hình dạng Trái Đất: Hình cầu.
Câu 2: Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình . Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời gọi là đường hoàng đạo. Trên đường hoàng đạo có các điểm đặc biệt là: điểm cận nhật, điểm viễn nhật, điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân, điểm đông chí.
Câu 3:Hệ quả là:
* Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
*Các mùa trong năm.
*Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ.
Câu 4:
Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. - Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam ( bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm. - Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.
15. TĐ được cấu tạo bởi 7 mảng lớn:
- Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
- Âu - Á.
- Thái Bình Dương.
- Bắc Mỹ.
- Nam Mỹ.
- Nam Cực.
- Phi.
16. Trái Đất có dạng hình cầu, có bán kính xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.
Câu 1. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông
- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ
- Quỹ đạo chuyển động: hình elip
- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.
Câu 2. Kể tên một số địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất? Các địa mảng di chuyển như thế nào và ảnh hưởng của chúng đến lớp vỏ Trái Đất ?
Kể tên một số địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất?
7 địa mảng chính cấu tạo nên lớp vỏ Trái đấtCác địa mảng di chuyển như thế nào và ảnh hưởng của chúng đến lớp vỏ Trái Đất ?
Các mảng kiến tạo có thể di chuyển do mật độ tương đối của thạch quyển đại dương và độ yếu tương đối của quyển mềm. Quá trình mất nhiệt từ manti được xem như nguồn gốc gây kiến tạo mảng. Theo quan điểm hiện tại, mặc dù vẫn còn tranh cãi, mật độ quá lớn của thạch quyển đại dương đang chìm xuống trong đới hút chìm là nguyên nhân chính gây chuyển động mảng. Khi thạch quyển đại dương hình thành ở các sống núi giữa đại dương, nó ít đặc hơn so với lớp quyển mềm bên dưới, nhưng nó sẽ trở nên đặc (nặng) hơn khi nó nguội đi do dòng đối lưu manti kéo nó ra xa và dày hơn khi nó càng cổ. Mật độ thạch quyển cổ lớn hơn so với quyển mềm bên dưới cho phép nó chìm sâu xuống trong manti tại đới hút chìm, và tạo ra lực chính gây ra chuyển động mảng. Điểm yếu trong quyển mềm cho phép các mảng kiến tạo di chuyển dễ dàng về phía đới hút chìm.[20] Mặc dù sự hút chìm được xem là lực mạnh nhất gây ra chuyển động mảng, nhưng nó không phải là lực duy nhất, ví dụ như mảng Bắc Mỹ là mảng đang chuyển động nhưng không bị hút chìm ở bất kỳ chỗ nào. Mảng lớn Á–Âu cũng tương tự như vậy. Nguyên nhân gây chuyển động mảng là một đối tượng đang được các nhà khoa học Trái Đất nghiên cứu và thảo luận tích cực.
Các ảnh địa chấn 2 và 3 chiều về cấu tạo bên trong Trái Đất cho thấy có sự khác nhau về phân bố mật độ theo chiều bên trong suốt quyển manti. Sự khác nhau này có thể là do vật liệu (thành phần hóa học của đá), khoáng vật (các biến thiên trong cấu trúc khoáng vật) hoặc nhiệt (thông qua giãn nở và co ngót nhiệt từ nhiệt năng) cấu thành chúng. Sự khác biệt về mật độ theo chiều bên còn do các dòng đối lưu manti tạo ra từ lực đẩy nổi.[21] Sự đối lưu quyển manti liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chuyển động mảng như thế nào là vấn đề đang được nghiên cứu và thảo luận trong địa động lực. Tuy vậy, nguồn năng lượng này phải được truyền qua thạch quyển để làm cho các mảng kiến tạo có thể di chuyển. Có hai kiểu ảnh hưởng đến chuyển động mảng là ma sát và lực hấp DẪN.
~~~Learn Well Nguyễn Hoàng Linh Chi~~~
{__Shinobu Kocho__} bjn có nghĩ ý thứ 2 của câu 2 hơi dài ko