Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình hình kinh tế
- Về nông nghiệp: công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc được sử dụng trong sản xuất.
+ Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.
+ Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô... tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh...) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ.
- Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.
Tình hình chính trị - xã hội
- Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.
- Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
+ Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.
3.
* Nguyên nhân:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
* Diễn biến chính:
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc
* Ý nghĩa:
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Đánh đổ Mãn Thanh, thành lập trung hoa dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á
* Nhưng chưa triệt để vì:
- Chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
- Chưa chia được ruộng đất cho dân cày
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lượt
Tham khảo:
Câu 3:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
* Bài học:
- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu 1 : Vì công xã pari không có bóc lột, ko có những cuộc chiến tranh đẫm máu, người nào cũng hăng say làm việc, người dân đc sự giúp đỡ của chính quyền để làm ăn phát đạt
Câu 2 :
- Ý nghĩa:
Là hình ảnh của một chế độ mới,xã hội mới.Cổ vũ nhân dân lao động trên thế giới về sự nghiệp đấy tranh cho một tương lai tốt đẹp.Nó còn để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản
- Bài học kinh nghiệm
+ Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản,xây dựng nhà nước tư sản
+ Phải có Đảng tiên phong lãnh đạo
+ Phải xây dựng đuợc Liên minh công-nông
+ Triệt để cách mạng,không thoả hiệp với tư sản phản động
Câu 3 :
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân
* Những phát minh về máy móc
Máy kéo sợi Jenny
* Luyện kim:
- Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
- Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
* Giao thông vận tải
- Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".
Tàu thủy chạy bằng hơi nước
- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
Chiếc tàu hỏa đầu tiên
=> Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.
Tác động:
+ Đưa sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.
+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
câu 1
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.
Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân
Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.
+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
Câu 3
Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :
-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .
-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .
-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.
- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .
- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .
Nhà nước của dân:
- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.
- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.
- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .
Nhà nước do dân :
- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .
- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .
- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân
* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :
+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn
+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Câu 4
nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
(Tham khảo)
Câu 3:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
* Bài học:
- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu 4:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, làm tăng năng suất gắp 8 lần.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi bằng sức nước
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt đầu tiên tại Anh chạy bằng sức nước
+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước