K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Họ thuộc một nguồn gốcvăn minh lúa nước Đông Nam Á. Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay đã làm lạc hướng các nhà khảo cổ về nguồn gốc của Vương quốc Chăm Pa những đò gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết để họ có thể isekai

tham khảo nha

3 tháng 1 2022

Tham khảo vào

3 tháng 1 2022

chỉ cs văn hóa chăm pa thui nhen 0 cs sa huỳnh nhen giúp mk zới nhen cám ơn nhen :)))

3 tháng 1 2022

tk:

 

Văn hóa Champa xưa tại phòng trưng bày Đà Nẵng

Phòng trưng bày Đà Nẵng là một trong 12 phòng trưng bày thuộc Bảo tàng điêu khắc Chăm. Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật được sưu tầm trước năm 1975 từ các di tích Phong Lệ, Quá Giáng, Xuân Dương.

 
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng vào năm 1915 và chính thức khánh thành vào đầu năm 1919. Với kiến trúc Gothic độc đáo, tọa lạc trên một khuôn viên rộng lớn cùng những khóm hoa sứ tỏa hương dịu nhẹ khắp mọi ngóc ngách. Đây là nơi bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập quý hiếm bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc Champa. Trong đó, có lưu giữ 4 bảo vật quốc gia Việt Nam.

Bảo tàng điêu khắc Chăm – một trong những điểm thu hút du khách quốc tế khi đến thăm Đà Nẵng, đang sở hữu gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ. Trong đó, tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày lên đến 500 món, được phân chia thành 12 phòng trưng bày: Trà Kiệu; Mỹ Sơn; Đông Dương; Tháp Mẫm; Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định – Kon Tum; Văn Khắc; Gốm Sa Huỳnh – Champa và Ninh Thuận.

Bên cạnh hệ thống trưng bày chính, Bảo tàng còn có 3 phòng trưng bày chuyên đề nhằm giới thiệu một chủ đề lịch sự cụ thể, một sưu tập cổ vật đặc sắc hay một đặc trưng văn hóa độc đáo… Đó là các phòng trưng bày: Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ (2011-2018); Trưng bày kho mở; Trưng bày ảnh Bảo tàng điêu khắc Chăm: 100 năm xây dựng và phát triển.


 

Phòng trưng bày Đà Nẵng là một trong 12 phòng trưng bày thuộc Bảo tàng điêu khắc Chăm. Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật được sưu tầm trước năm 1975 từ các di tích Phong Lệ, Quá Giáng, Xuân Dương.

Qua nhiều cuộc khảo sát kéo dài hàng chục năm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm nhiều hiện vật và dấu vết kiến trúc thuộc thời kỳ Champa ở các địa phương khác của thành phố Đà Nẵng như các di tích An Sơn, Khuê Trung, Gò Đùi, chủ yếu từ sau năm 1975.

Trong các năm 2012- 2014, các cuộc khai quật được mở ra và đã phát hiện những hiện vật mang ý nghĩa tín ngưỡng tại các lòng tháp Chăm sâu dưới mặt đất tại di tích Phong Lệ và Cấm Mít.


Hiện vật Siva Nataraja đang thực hiện điệu múa Tandava trong điêu khắc đá Champa 

Có thể nói rằng khu vực Đà Nẵng là một vùng phát triển về kinh tế và giao thương của vương quốc Champa trong các thế kỷ IX đến XIII thông qua những hiện vật điêu khắc, văn bia và dấu vết kiến trúc, góp phần trong đó là những hiện vật đang tồn tại ở phòng trưng bày này.

 

với sự hiểu biết ( thật ra là hiểu biết của mạng :)))

15 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

Giống nhau:

-Nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu kết hợp với nghề thủ công.

-Ở nhà sàn, có nhiều lễ hội văn hóa dân gian.

Khác nhau:

Nội dung so sánh

Cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Cư dân Lâm Ấp – Chăm pa

Cư dân Phù Nam

Đời sống kinh tế

Phát triển nghề dệt, làm gốm

Nghề thủ công đóng gạch xây tháp phát triển

Buôn bán phát triển

Văn hóa – tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh

Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo

Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo

28 tháng 4 2022

năm 192 - 193

nông nghiệp trồng lúa nước

28 tháng 4 2022

+--------cuối thế kỷ II-------------------- +trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chính

12 tháng 3 2023

chính sách đồng hóa dân tộc Việt: đưa nười hán sang ở cùng, bắt ta theo phong tục của hán,bỏ phong tục việt bắt ta học chữ hán. ý kiến mình nhá vì mình hc r

29 tháng 4 2016

Xã hội ngày càng văn minh, càng phát triển thì người ta càng có xu hướng quan tâm đến di sản văn hoá đến di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Đó là một nhu cầu của cuộc sống. Thế hệ mai sau có quyền biết được những giá trị văn hoá nói chung và di sản văn hoá vật thể nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn, và phát huy những giá trị văn hoá đó. để làm giàu đất nước để góp phần cho văn hoá nhân loại ngày càng phong phú hơn.

29 tháng 4 2016

Một điều đáng mừng là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, đã diễn ra sự "phục hưng" trong lĩnh vực văn hoá. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống như quan hệ trong gia đình, làng xóm, lễ hội, phong tục tập quán có lúc bị xem thường đang dần dần được khôi phục. Mặc dù vậy, kinh tế thị trường với khuynh hướng "thương mại hoá", với sự xáo trộn hơn về bậc thang giá trị, sự phục hồi những hủ tục ... cũng đang tác động ráo riết. Hơn lúc nào hết, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đang trở nên ngày càng bức thiết và đây không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm,  "một môn học về văn hoá dân tộc với mấy chục tiết trong nhà trường chỉ là những hạt mưa, trong khi thông tin ngoài xã hội hàng ngày là những cơn lũ: thử điểm xem trên các phương tiện thông tin đại chứng hàng ngày có bao nhiêu fim, bài có nội dung giáo dục về văn hoá dân tộc và có bao nhiêu vụ án đầy  tình tiết giật gân và bạo lực ?" 
Việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống phải dựa trên nguyên tắc lựa chọn và duy trì nguyên vẹn những cái gì? Cái gì cần dẹp bỏ? Cái gì cần bổ sung, làm mới?
Về thể chế
 Thứ nhất: Xây dựng và vận dụng bảng giá trị văn hoá:
Chúng ta biết rằng, không có một nền văn hoá nào lại không có những giá trị chuẩn của xã hội đó. Nói cách khác, chuẩn giá trị xã hội là cái không thể thiếu. Vấn đề là ở chỗ, chuẩn giá trị đó phải như thế nào? Lấy cái gi làm cơ sở, làm nền tảng ?
Theo kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á thì phải diễn đạt những chuẩn mực này một cách ngắn gọn mà dễ hiểu, phải vừa chặt chẽ lại vừa sinh động để cho mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể thấm nhuần, có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, về mặt nội dung, chuẩn giá trị xã hội phải làm thế nào để vừa thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa các giá trị truyền thống và các giá trị tiên tiến mà trong đó các giá trị truyền thống luôn luôn làm nền tảng, làm cơ sở cho các giá trị mới.
Ví dụ, nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả cho tiền tuyến" thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
 Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với trình độ văn minh thế giới. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính là cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Mỗi cá nhân dù ở cương vị nào, cũng phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Lợi ích không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm biết hưởng các quyền lợi nhưng phải cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Yêu nước trong bối cảnh hiện nay phải gắn liền với độc lập, tự chủ về kinh tế, tạo ra cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tránh được sự lệ thuộc vào đối tác trong quá trình hội nhập. Yêu nước ngày nay phải kết hợp chặt chẽ với việc chống tham nhũng, bởi vì nó chính là kẻ thù vô cùng nguy hiểm.
Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương châm "ích nước lợi nhà"; tăng cường đoàn kết dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, phải chăng một bảng giá trị sẽ gồm những giá trị xã hội sau để có thể đáp ứng được những yêu cầu trên:
Một là: Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội
Hai là: Tự lập, tự cường, lập thân, lập nghiệp
Ba là: Hoà đồng dân tộc, khoan dung văn hoá
Bốn là: Nếp sống văn minh, môi trường trong sạch
Năm là: Cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động
Sáu là: Suốt đời học tập, thích ứng với cái mới
Bảy là: Giữ gìn gia đình, Bảo vệ Tổ quốc
Đây chính là sự bổ sung, làm mới những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bất cứ một bảng giá trị văn hoá nào cũng phải được sự đồng tình, ủng hộ và sự thực hiện của nhân dân.
Thứ hai: Xây dựng các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội - văn hoá mới.
Từ những chuẩn giá trị vừa nêu trong bảng giá trị trên cần phải được cụ thể hoá thành những nội dung phù hợp cho từng lớp đối tượng như học sinh, thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ, doanh nhân, v..v... để xây dựng các tập thể văn hoá cho từng đơn vị (từng cộng đồng) văn hoá. Với các làng, xã thì nên đưa nó vào trong nội dung của hương ước mới.
Bên cạnh đó, phải xây dựng quy chế văn hoá nơi cộng đồng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương. Dần dần, các chuẩn giá trị đó sẽ tạo thành các khuôn mẫu ứng xử và thói quen trong cuộc sống. Khi đã trở thành khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội - văn hoá thì nó sẽ có thể hình thành và định vị khung của lối sống đạo đức của từng người, từng gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, công sở ... đồng thời nó sẽ góp phần duy trì sự ổn định của các chuẩn mực của lối sống đạo đức đó trong điều kiện xã hội đầy sự biến động.
 Thứ ba: Chủ động phòng chống lối sống thực dụng, sự băng hoại đạo đức, sự đảo lộn các bậc thang giá trị xã hội và sự phá hoại phong tục tập quán truyền thống và cách mạng.
Song song với giải pháp xây dựng là các giải pháp về phòng chống văn hoá độc hại, các tệ nạn xã hội, sự phá hoại truyền thống dân tọc. Trong cơ chế thị trường thì đây là một việc làm rất khó, khó ở chỗ là khó tách bạch giữa cái tiêu cực và tích cực. Do vậy, cần nhìn nhận thấy những hạn chế trong nhận thức, luật pháp, chính sách và biện pháp hành chính để có những biện pháp thích hợp phòng chống lại những tiêu cực nảy sinh trong xã hội.
Cách chống tham nhũng của người Trung Quốc chỉ xoay quanh có tám chữ: không thể, không dám, không muốn, không cần, nghĩa là: 
Không thể: Làm thế nào để thể chế, cơ chế - chính sách phải không tạo điều kiện cho nạn tham nhũng xuất hiện.
Không dám: Pháp luật phải thật nghiêm khắc cho những người vi phạm phải thân bại danh liệt để kẻ khác phải thấy sợ và không dám vi phạm.
Không muốn: Phải giáo dục về vấn đề này để giúp họ có một lập trường tốt, không vì ham muốn đồng tiền mà bị sa sút nhân cách.
Không cần: Nhà nước phải tạo điều kiện về vật chất cho cán bộ để họ có đủ điều kiện sống mà không cần tham nhũng...
Có lẽ, chúng ta nên tham khảo quan điểm đó, coi nó như một giải pháp trong việc chống tham nhũng nói riêng, mở rộng trong việc chống những thói hư, tật xấu và tiêu cực trong xã hội nói chung.
Để đạt được những yêu cầu "xây" và "chống" cần phải kiện toàn Ban chỉ đạo nếp sống văn minh từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng hội đồng giám định và định hướng việc chấn hưng phong tục tập quán cổ truyền trong việc xây dựng nền văn hoá mới.
Thành lập uỷ ban chuyên trách chống những hiện tượng tiêu cực trong văn hoá đồi truỵ, lai căng, hủ tục ...bằng các hình thức thanh tra văn hoá. Uỷ ban đó phải có sự phối hợp và tham gia của ngành văn hoá, công an và các tổ chức đoàn thể khác.
Về xã hội
Thứ nhất: Xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, gia đình văn hoá, làng văn hoá. Chúng ta đều biết, gia đình là nơi duy trì nòi giống và giáo dưỡng tình cảm của con người. Đặc biệt, gia đình là nơi duy trì gia phong cũng như nuôi dưỡng các giá trị văn hoá truyền thống khác của dân tộc.Vì vậy, việc xây dựng gia đình văn hoá là hết sức cần thiết. Nội dung của các tiêu chí xây dựng các gia đình văn hoá phải phản ánh đạo lý dân tộc. Ngoài việc dựa trên cơ sở tiêu chí mà Nghị quyết TW5 đưa ra thì cần cụ thể bằng những điểm sau: 
- Gia đình hoà thuận, trên kính dưới nhường, giữ gìn gia phong, quan hệ tốt với xóm giềng, phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách"; "tối lửa tắt đèn có nhau".
- Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là phổ cập giáo dục (THCS)
- Đảm bảo môi trường vệ sinh sạch sẽ; nhà cửa, nước sạch, nhà tắm, nhà vệ sinh.
- Ổn định và phát triển kinh tế gia đình bằng những việc làm lương thiện, khôi phục những ngành nghề truyền thống.
- Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình (mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con), tạo điều kiện cho các thành viên lao động, học tập rèn luyện tốt, chống lại những thói hư tật xấu, hủ tục, ...
- Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như quy ước của làng, địa phương...
Bên cạnh việc xây dựng gia đình văn hoá, cần xây dựng phong trào làng văn hoá để giáo dục, bồi dưỡng tính cộng đồng, tính tích cực chính trị - xã hội, tinh thần văn hoá và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chủ nghĩa cá nhân có đất để phát triển. Vì vậy, việc xây dựng các phong trào văn hoá quần chúng, bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, xây dựng hương ước và làng văn hoá mới và các phong trào xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, xoá đói giảm nghèo,vv... có tác dụng bồi dưỡng tính cộng đồng cho con người và phát huy truyền thống đoàn kết cũng như tính nhân văn, lòng khoan dung cho họ, hướng họ đến với cái Thiện, cái Mỹ.
Cần nhân rộng kiểu thiết chế văn hoá có hiệu quả do phát huy được sức mạnh tổng hợp từ cơ sở như các hình thức câu lạc bộ "cụm văn hoá - thể thao" theo cụm dân cư. Nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong lối sống cộng đồng ở một số đông các khu dân cư, cán bộ , công nhân...
Còn ở nông thôn, việc xây dựng hương ước cũng có ý nghĩa tương tự, song phải thực sự đề cao, chú trọng các phong tục tập quán địa phương để xây dựng đạo đức và lối sống mới; Cần tổ chức tốt các lễ hội mang tính truyền thống của từng địa phương
Thứ hai: Giữ gìn thuần phong mỹ tục và xây dựng nền phong hoá mới.
Thuần phong mỹ tục một khi được xây dựng tốt sẽ nuôi dưỡng tính thiện với tính chất là cái gốc của con người trong thời kinh tế thị trường và đồng thời nuôi dưỡng bản sắc văn hoá dân tộc với tính chất là cái gốc của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Nhật Bản là những nuớc có nhiều nét tương đồng với văn hoá nước ta có thể giúp giữ gìn được gia phong và những nét đẹp của văn hoá truyền thống như cách cư xử, xưng hô của các thành viên trong gia đình hoặc với người trên, người cao tuổi.
Cũng cần phải nghiên cứu, phân tích so sánh những phong tục cổ truyền trong giao tiếp xã hội, trong hội hè, trong kiến trúc với quan điểm thẩm mỹ hiện nay để kế thừa và phát huy nhằm duy trì và phát huy những gì là tốt đẹp.
Đồng thời, cần thẩm định lại những nét văn hoá từ bên ngoài thâm nhập nhằm tiếp thu những gì phù hợp với văn hoá, với quan điểm thẩm mỹ của người Việt nam. Ví dụ, hiện nay trong lễ phục của người Việt Nam chỉ phổ biến áo dài đối với nữ còn đối với nam thì hầu như chưa có. Có lẽ đây cũng là một điểm mà các nhà văn hoá cần nghiên cứu để thay đổi.
Bên cạnh, việc giữ gìn thuần phong mỹ tục cũng cần phải đánh giá đúng những nét mới phát sinh trong các tập tục để khẳng định cái đẹp chân chính, phù hợp và loại trừ những gì không phù hợp với văn hoá truyền thống, qua đó bổ sung thêm những giá trị mới cho văn hoá truyền thống.
Cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể có tính chất khả thi như hình thành các văn bản quy ước có tính pháp lý về từng mặt, từng lĩnh vực của sinh hoạt văn hoá (hôn, tang, tế, hội). Có thể bằng biện pháp hành chính, pháp luật khắc phục, loại bỏ những yếu tố tiêu cực; điều chỉnh, sửa chữa những bất cập; khuyến khích phát huy những cái tốt, cái tích cực mới mẻ có tính sáng tạo.
Về giáo dục
- Giáo dục lẽ sống và lối sống: Đặt trọng tâm vào việc phát huy tinh thần yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, hoài bão lập thân, lập nghiệp nhằm đưa đất nước sớm tình trạng kém phát triển như Đại hội X của Đảng yêu cầu. Cụ thể, nên thành lập các câu lạc bộ theo địa phương, theo đoàn thể quần chúng, theo địa vị nghiệp vụ, vv...
Tổ chức các buổi thảo luận, học tập gương điển hình về lẽ sống tiến bộ, nhất là của các anh hùng liệt sĩ, của những nhân vật tiêu biểu. Tổ chức thành lập thư viện, tủ sách, hoạt động báo chí, biểu diễn để giáo dục lẽ sống và lối sống.
Cải tiến nội dung và lề lối sinh hoạt các đoàn thể các tổ chức trong khối mặt trận Tổ quốc nhằm dùng nhân tố tiến bộ tích cực chế ngự nhân tố lạc hậu, tiêu cực.Điều đặc biệt quan trọng là các cá nhân là cán bộ các cấp, các đảng viên, các nhân sĩ phải tự giác thực hành biểu hiện lẽ sống theo tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm khắc với tất cả các đối tượng (bất kể cấp nào, chức nào) làm trái với lẽ sống tiến bộ, chà đạp lên đạo đức truyền thống.
Tất cả đều phải quán triệt 3 khâu: Tư tưởng, tổ chức và hành động trong mọi mặt của các tổ chức, các ngành nghề, đoàn thể...
- Giáo dục lòng nhân ái, tính cộng đồng:
Việc giáo dục lòng nhân ái, tính cộng đồng sẽ thu được kết quả tốt nếu như tiến hành những biện pháp như:
Khẳng định, nêu cao gương tốt về lòng nhân ái, tính cộng đồng qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, phương tiện truyền thông đại chúng, qua họ tộc…Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những người vật, những hành động tiêu biểu một cách thoả đáng. Hành pháp thật nghiêm minh và phải cương quyết không khoan nhượng, không hữu khuynh, mù quáng đối với những ai xúc phạm đến quyền của công dân, của cộng đồng; Lồng ghép nội dung này vào chương trình các môn học phổ thông (các môn khoa học xã hội), các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường, đặc biệt, cần quan tâm hơn đến các môn lịch sử và giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông
- Giáo dục truyền thống:
Chúng ta biết rằng, truyền thống bao giờ cũng tồn tại với hai mặt của nó cho nên phải tạo dư luận, dùng dư luận để phân tích, khẳng định, vận dụng, kế thừa, phát huy cái tốt, cái phù hợp và ngược lại để loại trừ cái xấu, cái ác.
Ngoài dư luận còn phải dùng đến các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, phim ảnh, biểu diễn, truyền hình ... Ví dụ, tăng cường nghiên cứu viết sách lịch sử, sáng tác những kịch bản hay về lịch sử để dựng phim, bởi vì, đó là con đường trực tiếp nhất về giáo dục truyền thống. Đồng thời, tại các công sở, đường phố, hàng quán, nơi cộng cộng cần quy định cụ thể việc sử dụng ngôn ngữ, một nét quan trọng thể hiện sự tự tôn dân tộc (vì điều đầu tiên làm nên bản sắc của một dân tộc chính là ngôn ngữ). Vì vậy, cần phải dùng chữ Việt, sau đó mới dùng thêm ngôn ngữ khác vì hiện nay chúng ta thấy hàng trăm bảng, biển mà nếu người Việt Nam không biết tiếng Anh, tiếng Pháp thì không biết được đó là gì. Ở Trung Quốc, người ta sẵn sàng phiên âm ra tiếng Trung Quốc cả những mặt hàng nhập ngoại để mọi người dân dễ hiểu, đồng thời là thể hiện sự tự tôn cũng như tính giáo dục cao. Ví dụ: Cocacola được viết là “Khả khẩu khả lạc” (Vừa ngon vừa thích thú) chữ Cocacola viết nhỏ hơn ở phía dưới. Hoặc Pepsicola được viết là "Bách khẩu khả lạc" ....Đây cũng là một điều chúng ta cần học hỏi và tham khảo, dù là chuyện nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa lớn.
Bên cạnh đó, để giáo dục truyền thống một cách có hiệu quả cần cải tiến một cách có định hướng các hương ước, tộc ước ... cần giữ cái gì, loại bỏ cái gì, cải thiện, bổ sung cái gì ? ...(bởi vì văn hoá Việt Nam là văn hoá cộng đồng làng xã, cộng đồng huyết thống, họ tộc).
Cần đưa việc giáo dục truyền thống vào nội dung giảng dạy của nhà trường. Việc giáo dục truyền thống phải được tiến hành thường xuyên nhằm giúp con người có sức đề kháng với những "căn bệnh" về vật chất và tinh thần mà mặt trái của cơ chế thị trường và toàn cầu hoá tạo ra. Đồng thời, cần khắc phục những mặt tiêu cực của di sản như thái độ độc đoán, gia trưởng ....
Về đầu tư
Việc xã hội hoá về đầu tư là phương châm cơ bản, lâu dài song trước mắt Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ tập trung vào việc đầu tư xây dựng những giá trị vật thể và phi vật thể đóng vai trò định hướng được lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội như phim ảnh, công trình văn hoá - lịch sử quan trọng của Quốc gia, phong trào xây dựng "nếp sống văn minh, gia đình văn hoá" ...
Ví dụ như việc trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử; làm phim về lịch sử, in sách hoặc thi viết, thi tìm hiểu về lịch sử hay tìm hiểu văn hoá truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình ..)
Như vậy, phải qua giáo dục về văn hoá truyền thống để làm cho lớp trẻ "hiểu" và từ "hiểu" đến chỗ "cần" rồi phải "tự thân vận động". Nói cách khác, trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức về văn hoá truyền thống, giúp họ có ý thức để rồi họ tự ý thức về những điều cần làm với những giá trị quý báu của văn hoá truyền thống dân tộc../.

19 tháng 5 2022

refer

Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá. Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp. Ngoại thương đường biển rất phát triển

19 tháng 5 2022

tín ngưỡng tôn giáo??