Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tại Việt Nam, các bệnh về đường tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa.
22/09/2016
Trong đó, rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất song nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh.
Hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hóa. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hóa có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hóa thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa (chủ yếu diễn ra ở ruột); chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chủ yếu diễn ra ở gan).
Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hóa thực hiện các hoạt động nhào bóp, tiết dịch tiêu hóa, hấp thụ và đào thải. Do "đảm nhiệm" nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ máy tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hóa.
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh tiêu hóa thường gặp:
1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.
2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.
3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.
4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa. Ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.
5. Rối loạn về phân: thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:
- Khối lượng phân: quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.
- Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi. Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng đã từng một lần mắc phải trong cuộc đời. Mặc dù nó chỉ xảy ra tạm thời, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng táo bón trong thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng như chảy máu trực tràng, trầy sướt hậu môn, sa trực tràng, hoặc bệnh trĩ, viêm đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng. Hiện nay, việc điều trị táo bón chủ yếu là thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi kết hợp với dùng probiotics.
- Tiêu chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước. Trong các bệnh về đường tiêu hóa, thì tiêu chảy là một trong những bệnh lý thường gặp và phổ biến nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự nhiễm khuẩn gây hại như E.coli, Vibrio, Shigella,…từ thực phẩm không vệ sinh, chúng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, và tạo điều kiện cho những vi sinh gây hại phát triển tạo độc tố gây tiêu chảy. Mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh tiêu chảy ngoài việc bù nước thì việc cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là rất cần thiết. Chính vì vậy bác sĩ thường kê toa thêm men vi sinh (probiotics) để nhanh chóng phục hồi đường ruột.
- Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hóa trọn vẹn.
- Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về đại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.
6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.
7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hóa: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rấm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.
8. Hiện tượng chảy máu tiêu hóa: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.
9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.
cách bảo quản
+ thực phẩm cần đc rửa sách trước khi cho vào tủ lạnh
+cần cho thịt cá tươi vào túi nilon
+ chú trọng thời giạn bảo quản
+ nên để nhiệt độ ngăn đá -18 độ C
+để csawn nơi khô ráo thoáng mát
...
trên mạng đầy
Bệnh : Rối loạn tiêu hóa ; tiểu đường ; viêm loét dạ dày ; trào ngược axit...
Cách bảo quản thức ăn : Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo ; cất trong tủ lạnh để giữ nhiệt ; úp giá tránh để ruồi, nhặng côn trùng bay vào
B Hoạt động hình thành kiến thức
8 Cơ quan phân tích thính giác
Cấu tạo của tai
1 -> vành tai
2 -> ống tai
3-> xương tai giữa
4 -> ốc tai
5 -> dây thần kinh
Cấu tạo của ốc tai
1 -> nội dịch
2-> màng mái
3 -> ngoại dịch
4 -> dây thần kinh
5 -> màng cơ sở
6 -> tế bào thần kinh thính giác.
9 Chức năng của các tổ chức thần kinh
Tên tổ chức | Vị trí | Chức năng |
Nơron | Não và tủy sống | Dẫn truyền xung thần kinh và cảm ứng |
Tủy sống | Bên trong xương sống ( ống xương) | Phản xạ, dẫn truyền, dinh dưỡng |
Dây thần kinh tủy | Khe giữa hai đốt sống | Phản xạ và dẫn truyền của tủy sống |
Đại não | Phía trên não trung gian | Là trung khu của các phản xạ có điều kiện và ý thức |
Trụ não | Tiếp liền với tủy sống | Chất xám: điều khiển các cơ quan nội quan . Chất trắng : nhiệm vụ dẫn truyền. |
Tiểu não | Phía sau trụ não dưới bán cầu não | Điều hóa, phối hợp các cử động phức tạp , giữ thăng bằng cơ thể. |
Não trung gian | Giữa đại não và trụ não | Trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ. |
10 Tìm hiểu chức năng của vỏ não
Câu này thì cậu tham khảo bài của anh Nguyễn Trần Thành Đạt ở địa chỉ ( https://hoc24.vn/hoi-dap/question/206907.html )
11 Tìm hiểu vai trò của hệ thần kinh
Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương là não bộ và tủy sống , bộ phận ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh . Dựa vào chức năng của hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động . Cơ quan phân tích bao gồm ba thành phần là : các tế bào thụ cảm ( nằm trong các cơ quan thụ cảm tương ứng) , dây thần kinh cảm giác và vùng vận động tương ứng.
- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
-Nêu đặc điểm của khớp bất động: Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.
Vì cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn hạn chế cử động của khớp.
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định). Có sự khác nhau đó là : máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài thể khi nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài .
bạn tham khảo
máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được tạo ra liên tục; nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra kết hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.
- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
Bài tham khảo
- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.Chúc bạn học tốt!
Cơ thể con người giống như một cỗ máy. Nó cần nguồn năng lượng để vận hành. Các loại “nhiên liệu” để cơ thể “vận hành” chính là các loại vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất cần thiết khác. Có rất nhiều loại khoáng chất. Mỗi loại khoáng chất có những vai trò khác nhau trong cơ thể.
1. Natri
Đây là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho dẫn truyền thần kinh, cân bằng dịch thích hợp và co cơ. Bạn có thể nhận được natri từ nước tương đậu nành, muối ăn và một số loại rau.
2. Canxi
Canxi cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của xương và răng. Bên cạnh đó, bạn cần canxi cho sự co và giãn cơ, điều tiết huyết áp, hoạt động thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sữa và các sản phẩm sữa, các loại cá rất giàu canxi.
3. Phốtpho
Bên cạnh việc tăng cường xương và răng, loại khoáng chất này cũng giúp cân bằng axit trong cơ thể. Các sản phẩm thịt gia cầm, thịt và sữa duy trì sự cân bằng loại khoáng chất này trong cơ thể.
4. Magiê
Các loại hạt, rau lá xanh, hải sản, sôcôla đen, đồ uống mạnh (có chứa cồn) rất giàu magiê. Để có hệ miễn dịch và thần kinh khỏe mạnh hơn, magiê là khoáng chất tốt nhất bạn cần.
5. Sắt
Đây là một loại khoáng chất vi lượng tương đối cần thiết với số lượng nhỏ so với các khoáng chất chính. Sắt cần thiết để tạo các tế bào hồng cầu mang oxy tới khắp cơ thể. Ngoài ra, để tăng cường năng lượng và tốc độ chuyển hoá, sắt cũng rất cần thiết. Hoa quả khô, thịt gia cầm, hải sản, rau lá xanh, v.v… là những nguồn sắt cần thiết cho cơ thể.
6. I-ốt
I-ốt là loại vi khoáng chất giúp cho cơ thể phát triển đúng cách và giúp bạn chuyển hoá tốt hơn. Hải sản, muối, các sản phẩm sữa… là nguồn i-ốt phong phú.
7. Kẽm
Đây là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể, đặc biệt với phụ nữ mang thai vì nó giúp bào thai phát triển tốt. Cùng với tác dụng tăng cường miễn dịch, loại khoáng chất này còn tăng cường ham muốn tình dục, sản sinh tinh trùng và phát triển chung của cơ thể. Các loại rau, ngũ cốc toàn phầm, thịt gia cầm… rất giàu kẽm.
vì vậy ta nên cần ăn uống đầy đủ để có đủ các chất khoáng