Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
- Tạo 1 kết thúc có hậu, mang thể loại đặc trưng của thể loại truyền kì " ở hiền gặp lành", " bị oan sẽ được giải oan"...
- Tô đậm nét vốn có của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con,trọng danh dự,...)
- Tạo kịch tính, tố cáo XHPK bất công buộc con người phải chết, ko có chỗ đứng cho con người lương thiện.
- Gợi lòng nhân đạo của tác giả.
Câu chuyện có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích
- Chi tiết về “dì ghẻ” người mẹ kế, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích
- Khi nói về “mẹ thật” A-li-ô-sa cũng lạc vào không khí truyện cổ tích
- Chi tiết người bà nhân hậu được kể bằng giọng của truyện cổ tích: “ngày trước, trước kia, đã có thời”
→ Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường, truyện cổ tích giúp đoạn trích và tiểu thuyết Thời thơ ấu nói chung trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Các yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện:
- Vũ Nương được Linh Phi, vợ vua Nam Hải, cứu và về sống tại thủy cung.
- Khi Phan Lang nằm mộng, thả con rùa và lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương – người cùng làng đã chết oan, được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi sai đưa trở về.
- Vũ Nương trở về dương thế.
- Yếu tố kì ảo đặc sắc nhất của tác phẩm là hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang: lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện rồi loang loáng, mờ nhạt dần.
- Các yếu tố kì ảo được trình bày đan xen với những chi tiết thực (địa danh, sự kiện lịch sử) làm tăng thêm sự gần gũi với đời thực, thêm tính thuyết phục.
- Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo
- Tạo một kết thúc có hậu, mang đặc trưng của thể loại: ước nguyện của nhân dân “ở hiền gặp lanh”, “bị oan sẽ được giải oan”,…
- Tô đậm bản chất tốt đẹp của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, trọng danh dự, nhân phẩm,…)
- Tạo kịch tính, tố cáo Xã hội Phong kiến nam quyền bất công buộc con người mà nhất là người phụ nữ phải chết trong oan ức, không có chỗ đứng của người lương thiện.
- Lòng nhân đạo của tác giải: hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay thế giới bên kia, hạnh phúc chỉ có thực ở trần gian và con người cần phải biết trân quý và gìn nó.
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện(1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện(2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó(3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở!(4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt(5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm(6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”(7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức(8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông(9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….”(10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương!(11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện(12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường(13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng”(14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn(15).
Trong tác phẩm văn học có rất nhiều chi tiết nhưng có những chi tiết rất đặc sắc. Chi tiết đặc sắc là chi tiết quan trọng mà nhờ đó cốt truyện mới phát triển được, đồng thời nó góp phần thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm. Chi tiết đặc sắc nhất trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” chính là chi tiết “ cái bóng”. “ Cái bóng” thắt nút mâu thuẫn, đẩy kịch tính của câu chuyện lên đến cao trào và đỉnh điểm mâu thuẫn. Song cuối cùng chính “cái bóng” cởi nút mâu thuẫn, giải oan cho Vũ Nương. Không có cái bóng sẽ không có sự hiểu lầm, không có oan tình, không có cái chết oan khuất của Vũ Nương. Mặt khác, “ cái bóng” ẩn chứa những tình cảm đẹp của Vũ Nương với chồng con. Nàng nhớ chồng thương con nên đã nghĩ ra trò đùa như vậy. Nhưng “ cái bóng” đã gây nên nỗi oan tình khiến nàng phải trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang mà chết oan khuất. “ Cái bóng” trong lời nói của bé Đản là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Qua cái chết của Vũ Nương, người đọc hiểu hơn số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội xưa, hiểu được chế độ nam quyền độc đoán, bất công, vô nhân đạo. Như vậy “ cái bóng” là chi tiết quan trọng góp phần thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm.
a. Lời thoại trên là lời đối thoại. Vì về hình thức có hai chấm và gạch đầu dòng.
b. Lời thoại được Vũ Nương nói khi bị Trương Sinh ruồng rẫy. Đây là lời nói trước khi nàng trẫm mình bên bến Hoàng Giang.
Qua lời thoại này cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, quyết dùng cả mạng sống để chứng minh sự trong sạch của mình.
c. Các chi tiết kì ảo có trong truyện là:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được Linh Phi cứu; lại gặp được Vũ Nương dưới cung điện.
- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang, giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.
a. Lời thoại trên là lời đối thoại. Vì về hình thức có hai chấm và gạch đầu dòng.
b. Lời thoại được Vũ Nương nói khi bị Trương Sinh ruồng rẫy. Đây là lời nói trước khi nàng trẫm mình bên bến Hoàng Giang.
Qua lời thoại này cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, quyết dùng cả mạng sống để chứng minh sự trong sạch của mình.
c. Các chi tiết kì ảo có trong truyện là:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được Linh Phi cứu; lại gặp được Vũ Nương dưới cung điện.
- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang, giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.
a. Những chi tiết kì ảo:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.
- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
b. Ý nghĩa
- Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.
- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.
- Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tham khảo:
Câu 1:
Trương Sinh - một chàng trai trong làng có gia thế giàu có đem lòng yêu mến, xin với mẹ đem sính lễ hỏi cưới nàng làm vợ. Trương Sinh là người có tính đa nghi nên Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Gia đình luôn hòa thuận. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính.
Câu 2:
Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất