K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2019

Tôi biết đến cây bàng là vào năm lớp một khi bước vào ngôi trường tiểu học, cây bàng trên sân với những chiếc lá thật to, cành cây vươn ra gần như che đi cái nắng chói chan đang chiếu rọi. Cũng chẳng hiểu vì sao cây bàng lại thường được trồng trên sân trường đến thế có lẽ vì những đặc điểm của cây phù hợp với trường học.

Cây bàng như nhìn tôi lớn lên, cho dù là ngôi trường nào, cấp một, cấp hai hay cấp ba thì cây bàng vẫn luôn có mặt trên sân trường như để lưu giữ lại những kỉ niệm học trò, kỉ niệm thời trẻ con tinh nghịch của tôi vậy. Cây bàng mang trong mình một nét đẹp riêng biệt mà cho dù ở bất cứ mùa nào thì nét đẹp đó vẫn luôn hiện hữu. Vào cuối mùa hạ đầu mùa thu cũng là khoảng thời gian mà tôi cũng như tất cả hoc sinh cắp sách đến trường sau một khoảng thời gian nghỉ hè dài, tôi vẫn nhớ hình ảnh lưu lại trong tâm trí tôi khi đó là cây bàng nằm ở một góc sân trường dưới cái nắng đã bớt đi phần nào gay gắt , những chiếc lá khẽ lay nhẹ chắc do cơn gió nào đó vừa đi qua, nhìn cây bàng lúc đó thật đẹp và cũng là vì nằm ngay phía góc sân trường đó cũng là lớp tôi. Cây bàng đứng đó lay nhẹ như thể chào đón sự trở lại của chúng tôi sau những ngày tháng nghỉ hè không gặp. Rồi cũng chẳng biết từ lúc nào trên sân trường là những chiếc lá màu vàng úa của lá bàng, chiếc lá to nhưng đã ngã màu héo úa. Nhìn thấy những chiếc lá trên sân tôi mới nhận ra từ lúc nào cây bàng đã khoác trên mình chiếc áo màu vàng úa thay cho màu xanh đầy sức sống lúc đầu mùa, tuy vậy cây bàng vẫn đẹp, một nét đẹp buồn khiến cho người nhìn vào đó cũng chẳng vui nổi. Rồi từng cơn gió cứ thế dần mạnh hơn, lạnh buốt kéo theo những chiếc lá bàng rơi rụng đầy cả một khoảng sân trường, gió cùng cái lạnh kéo theo mùa đông đến, cô cậu học trò khoác trên mình những chiếc áo ấm, trên cổ là chiếc khăn len ấm áp, nhìn ai cũng giống như những chú gấu bông ấm áp chỉ có mỗi cây bàng vẫn lặng lẽ đứng đó chẳng mặc thêm áo, chẳng ấm áp và cũng chẳng còn lá. Giờ đây cây bàng khô cằn già cỗi khẳng khiu với những cành cây khô gầy nhưng cây lại vô cùng kiên cường chống chọi lại cái giá lạnh đó trông mùa mưa bão để rồi khi mùa đông qua đi, cây bàng lại tràn trề nhựa sống với những chồi non xanh mơn mởn gợi cho ta vô vàng sức sống, chồi non tựa như một sự hồi sinh phép màu, trong làn hơi sương lạnh kèm theo đó là cơn mưa bụi những chồi non vươn mình lớn dậy mạnh mẽ đầy nhiệt huyết giữa mùa xuân. Một năm bốn mùa trôi qua thật nhanh, trãi qua bao sóng gió thăng trầm thì cây bàng vẫn đứng đó như một người cô người thầy chờ đợi sự trưởng thành của học trò vậy, mùa hạ đến, mùa của sự chia tay của nỗi buồn nhưng cây bàng lại như che dấu đi nỗi niềm ấy ra sức vươn mình che chở cho các cô cậu học trò những ngày cuối hạ với tán lá xanh non đang dần chuyển màu đậm hơn, dày hơn, đâu đó là những quả bàng rơi rụng kèm theo đó là một vài bông hoa rơi nhẹ trên sân trường như thể chia tay chúng học trò vậy. Dưới góc cây bàng ấy học trò chúng tôi đã có không biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp, là những hôm chơi đuổi bắt nhờ cây làm lá chắn, là những hôm cùng nhau ôn bài dưới tán cây ấy, là những lúc đọc sách dưới góc cây nhờ những cơn gió nhẹ lật hộ trang sách,... từng kỉ niệm một điều in sâu trong tiềm thức, những kỉ niệm đó nhẹ nhàng bình yên và đẹp đến lạ.

Thời gian qua đi những cô cậu học trò cũng dần lớn, rồi đến lúc cũng rời xa mái trường thân yêu để đến với những ước mơ của bản thân, rồi sẽ phải chia tay những cây bàng góc lớp, chụp lại những khoảnh khắc đep nhất cũng là chụp lại cây bàng lớp học như để kỉ niệm một thời tuổi thơ vô cùng tươi đẹp. một thuở học trò chợt nhớ chợt quên, một thuở học trò khi nhớ lại những giọt nước mắt sẽ rơi nhưng rồi đâu đó lại là những tiếng cười.

10 tháng 10 2019

Đông lạnh. Một ngọn gió sắc nhọn vuốt qua làm rơi xuống vai tôi một chiếc lá bàng già, vàng sẫm. Chiếc lá úa cuối cùng. Tôi nhẹ nhàng cầm lấy nó, kỉ niệm về cây bàng chợt ùa về.

Suốt những năm học, tôi đã quen với hình ảnh cằn cỗi của cây bàng. Tôi đã rất nhiều lần đứng dưới cây, tự hỏi bàng có gì đặc biệt đến thế? Bàng không bao giờ giữ nguyên một dáng vẻ! Có lẽ sự thay đổi suốt bốn mùa làm nên điều đặc biệt chăng?

Biểu cảm về cây bàng hay nhất

Mùa thu, lá bàng thả đầy sân trường, lộ ra những trái bàng xanh và có hình dáng như con thoi. Thoắt cái, quả bàng đã có sắc vàng, nhẹ nhàng và không phô trương. Tôi chưa bao giờ ăn quả bàng, nhưng nghe nói nó có vị ngọt và chát, vỏ quả bàng cứng cáp, nhưng tôi vẫn có thể ngửi thấy mùi thơm nhè nhẹ.

Đông về, cây bàng trần trụi, cô đơn. Đâu rồi tán lá bàng xum xuê? Cây bàng giơ những cánh tay gầy guộc. Nhìn bàng, tôi cảm thấy chạnh lòng. Khi những cơn gió lạnh thổi qua, liệu bàng có run? Bàng có lạnh không, với thân thể gầy guộc như thế? Nhưng bên trong cơ thể săn gầy ấy lại là một dòng nhựa sống mãnh liệt. Để xuân đến, cây bàng bừng tỉnh, đâm chồi nảy lộc. Từ những nách cành, nhú ra những những chồi non xanh mơn mởn, nhỏ xinh như những ngón tay em bé. Chồi nụ như những đốm lửa xanh thắp nến trên cây trông thật thích mắt. Mỗi ngày ngắm cây bàng, tôi lại thấy nó thay đổi chút ít. Cho đến khi những chồi nụ nở thành lá, tôi nhận ra đã sang hè.

Hè. Những chiếc lá bàng to bằng bàn tay ken vòm thành chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng tôi khi học thể dục dưới nắng. Những bông hoa bàng màu trắng ngời như những ngôi sao từ trên trời rơi xuống.

Tôi còn nhớ khi mới bước vào trường, cây bàng thả xuống đầu tôi một quả bàng như một lời chào tinh nghịch với người bạn mới. Khi tôi buồn, cây cũng buồn cùng tôi. Cây dịu dàng thả xuống vai tôi những chiếc lá, vài bông hoa. Với tôi, cây bàng như một người anh hiền lành, chất phác. Anh không biết tặng tôi những món quà giá trị vật chất, mà chỉ ngô nghê tặng tôi những gì anh có.

Cây bàng cũng có mặt trong những loài cây “thu về”. Đó là những loài cây đẹp nhất khe khẽ dắt mùa vào thu. Tôi nhớ đến câu hát “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…”. Cây bàng của tôi đã trở thành một nét thu Hà Nội. Không thể tưởng tượng nổi nếu sân trường tôi bỗng thiếu bóng cây bàng… Sẽ như thế nào nhỉ? Sẽ là nỗi trống trải và nhớ đến khắc khoải mất thôi…

Giờ thì tôi đã hiểu tại sao cây bàng lại đặc biệt đến thế! Không có vẻ đẹp tuyệt vời cũng không có hương thơm quý phái. Cây bàng đặc biệt theo cách riêng của nó. Không thể nhầm lẫn với bất cứ cây nào khác.

10 tháng 10 2021

Tham thảo :

Bàng (danh pháp khoa học: Terminalia catappa) là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea.

Loài cây này có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15-25 cm và rộng 10-14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.

Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả thuộc loại quả hạch dài 5-7 cm và rộng 3-5,5 cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.

6 tháng 10 2016

 

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng... 
 
Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ. 
 
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi. 
 
Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần…. 
 
Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn… 
 
Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
22 tháng 10 2016

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

Bạn tham khảo nha!

27 tháng 10 2019

Ngôi trường của em là một ngôi trường mới tinh vẫn còn hơi mùi sơn tường. Những năm trước trường em trông rất cũ, nhưng trong năm học mới này chúng em đã được chuyển sang một ngôi trường thật khang trang và đẹp đẽ. Em như cũng rất ấn tượng với những dãy nhà cao tầng của trường em cũng được sơn màu vàng thật đẹp. Mái trường màu vàng được ánh nắng mặt trời soi chiếu vào càng thêm đậm màu. Nhìn từ xa mái trường em thật bắt mắt biết bao nhiêu. Thế rồi em cũng nhận thấy được từng phòng học của trường em dường như lúc nào cũng vang lên lời giảng thật nhiệt huyết của thầy cô. Lớp học ai ai cũng ngoan ngoãn lắng nghe cô giáo giảng bài.

Phóng tầm mắt ra xa là sân trường như cũng thật rộng rãi nhờ có những hàng cây xanh đã tỏa những tán lá thật rộng ra. Sân trường cũng chính là nơi chúng em vui chơi những giờ ra chơi lý thú để giúp cho chúng em lấy lại cân bằng sau mỗi tiết học. Cơn gió như cứ thật nhẹ nhàng khẽ làm đu đưa hàng cây xanh và mang đến cho chúng em được cảm giác mát rượi. Em cũng yêu lắm sân trường của em. Em như cảm nhận được mỗi khoảng đất, hay cả những chiếc ghế đá đều in dấu biết bao nhiêu là kỷ niệm của em về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Mái trường thực sự là nơi mà em yêu thương và gắn bó. Thời gian cứ thấm thoát trôi qua và em cũng đã gắn bó với ngôi trường này 1 năm. Năm nay em đã lên lớp 7 và được học ở một ngôi trường khang trang như thế này thì thật thú vị biết bao nhiêu.

Ngôi trường như chất chứa biết bao nhiêu những kỷ niệm về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà em rất yêu quý nữa. Có thể nói được thầy cô của em dưới mái trường này thì luôn luôn dịu dàng mà nghiêm khắc. Thầy cô luôn hết lòng truyền lại cho em và các bạn, những kiến thức thật quý giá biết bao nhiêu. Với em ngôi trường không chỉ là nơi che nắng che mưa nữa mà là nơi có thầy cô thân yêu của em. Thầy cô quả thật như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng em như trưởng thành hơn và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Em như nhận thấy được ngôi trường còn ghi dấu không thể nào có thể phai mờ trong em. Em biết được rằng ngôi trường luôn luôn là điểm tựa lý tưởng và chắp cánh cho em những ước mơ. Ngôi trường là nơi có những người bạn trang lứa có thể đồng hành cũng như động viên em để cho em sẻ chia được những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn tốt thật là tuyệt vời biết bao nhiêu, khi không hiểu bài em cũng có thể nhờ bạn Hường giảng lại cho em. Cũng từ chính dưới mái trường này em cảm nhận được niềm hạnh phúc và vui sướng khi nhận được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè.

Ngôi trường của em có những hàng cây xanh ngút ngàn, những phòng học thật rộng, có cả những trang thiết bị hiện đại lại được trang bị đầy đủ. Tất cả như tạo lên một không gian lớp thật đủ đầy giúp cho chúng em học tập trong điều kiện tốt nhất. Nhưng không phải chỉ có vậy thôi mà em yêu ngôi trường. Có lẽ những điều kiện vật chất này nó cũng chỉ là một phần, mà quan trọng hơn ở ngôi trường này em cũng cảm nhận được tình yêu thương của thầy cô nữa.

Em yêu mái trường này lắm vì nó cũng chính là nơi lưu giữ biết bao tình cảm gắn bó yêu thương của thầy cô, bạn bè dành cho em. Mai này dù có trưởng thành và xa mái trường thì em vẫn luôn luôn nhớ về mái trường THCS Nam Hà của em.

27 tháng 10 2019

                Trong cuộc đời mỗi người, khoảng thời gian khăn đỏ áo trắng là những kỉ niệm khó phai nhòa nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao thầy cô, bạn bè, sách vở,.... Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

                Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

                 Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

                 Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

                   Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

                   Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

                   Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

[Học tốt]-------------------{k cho mk nha}

12 tháng 9 2019

   Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.

   Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

   Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy... Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày "cụp, cum" văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.

   Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa "trời" hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa "trời" vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.

   Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66...

   Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.

   Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.

   Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.

   Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

   Bao giờ cây lúa còn bông

   Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.

Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.

Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
 

14 tháng 10 2017
Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về "dinh".
BÀI 2:

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!
Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.
14 tháng 10 2017

Khi những bông hoa phượng nhoẻn miệng cười tinh nghịch và kiêu hãnh khoe màu đỏ rực rỡ của mình thì cũng là lúc mùa hè tưng bừng và náo nhiệt trở về. Mùa hè cũng là lúc tôi chia tay bạn bè, chia tay thầy cô và bước vào những ngày nghỉ tuyệt vời.

Cứ mỗi khi mùa hè đến là tôi lại đan xen bao cảm xúc, vừa bâng khuâng, nhớ thương mái trường, lại vừa hồi hộp, náo nức chờ đón những ngày hè sôi động. Có lẽ cành phượng cũng hiểu lòng tôi nên rung rinh cành lá như đang vẫy chào.

Nơi đầu tiên mà tôi nhớ tới chính là miền quê yêu dấu và thanh bình của tôi. Hè năm nay, tôi sẽ đến đó. Quê tôi đẹp biết bao! Đang vào gặt lúa, đâu đâu cũng thơm phức mùi thóc, vàng suộm một màu lúa chín, ánh nắng lại trải lên làng quê tạo nên một bức tranh thật sinh động. Tôi đi dọc đường làng, ngắm nhìn những bông lúa nặng trĩu, những vườn cây ăn quả trái xum xuê, những ao cá rộng lớn…

Lòng tôi tự nhiên cũng tràn ngập một niềm vui khó tả, vui vì biết những công sức của các bác nông dân giờ đã có thành quả, vui vì thấy sự thay da đổi thịt của nơi đây nơi từng in dấu của bom đạn chiến tranh. Đi một quãng nữa là tới nhà ông bà nội tôi. Đó là một ngôi nhà đẹp và khang trang. Tôi thích nhất được đón những làn gió hay ngắm nhìn những con mưa rào của mùa hè ở đây. Khu vườn bà tôi trồng biết bao nhiêu là cây. Nơi đây, lúc nào công rộn vang tiếng chim hót và bản hòa tấu bất tận của những chàng ve sầu. Bạn hãy tưởng tượng mà xem, nếu bạn là tôi, được sống giữa bầu không khí trong lành, mát mẻ và êm dịu của thiên nhiên như thế này thì chắc chắn cõng sẽ có cảm giác như tôi bây giờ, thư thái và dễ chịu. Cây gắn bó với tôi nhất chính là cây hồng xiêm. Nhớ những năm tháng xưa, tôi thường giúp bà chăm sóc cây và câu cá trong ao dưới bóng mát của nó. Những ngày tháng ôm đềm ấy tưởng như mới hôm qua mà giờ đã xa.

Tôi yêu quê hương tôi, yêu những ngày hè được hưởng ở nơi đây. Từ giã quê hương, từ giã những ngày hè, tôi lại trở vé với ngôi trường, với bạn bè và thầy cô để lại cố gắng học tập.

Lại một mùa hè nữa đi qua. Mỗi mùa hè mang một ấn tượng riêng nhưng với tôi mùa hè này là sâu đậm nhất.