Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thám tử lừng danh Conan là một bộ truyện trinh thám Nhật Bản nổi tiếng, viết bởi tác giả Aoyama Gosho. Từ ngày ra mắt đến nay, cuốn chuyện đã trở thành người bạn đồng hành của bao người, không chỉ trẻ con mà cả người lớn trên thế giới. Ngoài truyện tranh, nó còn được chuyển thể thành phim ngắn, trò chơi điện tử, đĩa nhạc, phim live action để đáp ứng với nhu cầu bạn đọc. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh tài ba Kudo Shinichi. Tuy nhiên, trong một lần đang điều tra vụ án, cậu đã bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và từ đó, cậu lấy tên khác là Edogawa Conan, tiếp tục cuộc điều tra để vạch mặt tổ chức áo đen này. Cậu được gửi đến nhà thám tử Mori ở nhờ, giúp ông điều tra biết bao vụ án. Đọc mỗi trang sách, chúng ta đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ngạc nhiên trước những tình huống hấp dẫn và tài năng, trí tuệ suy đoán siêu phàm của chàng thám tử này.
Thám tử lừng danh Conan (名探偵コナン (Danh thám trinh Conan) Meitantei konan?, tựa tiếng Anh: "Detective Conan") là một bộ truyện tranh Nhật Bản (manga) thuộc loại trinh thám được vẽ và minh họa bởi Aoyama Gosho. Bộ truyện này ban đầu là những chương truyện nhỏ được đăng trên tuần báo Shōnen Sunday của Shogakukan từ 19 tháng 1 năm 1994 sau đó được đóng thành các tập tankōbon. Tại Việt Nam bộ truyện được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành dưới tựa Thám tử lừng danh Conan [1] Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh Kudo Shinichi trong một lần đang điều tra bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và trở thành Edogawa Conan.
Xê-ri cũng được chuyển thể thành phim hoạt hình (anime) bởi Yomiuri Telecasting Corporation và TMS Entertainment. Tiếp nối anime, nhiều tập phim chủ đề, ngoại truyện (OVA), trò chơi điện tử, đĩa nhạc, phim live action cũng được ra đời. Riêng anime được Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt (sau này là TTN Media và nay là Purpose Media) mua bản quyền và phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTV3. Các tập tankōbon manga đã bán được khoảng 200 triệu bản trên toàn thế giới. Tính đến tháng 5 năm 2018, Thám tử lừng danh Conan là bộ manga bán chạy thứ 4 trong lịch sử, chỉ xếp sau ba cái tên One Piece, Bảy viên ngọc rồng và Naruto. Năm 2001, bộ manga nhận được Giải Manga Shogakukan lần thứ 46 cho hạng mục shōnen.Thám tử lừng danh Conan (名探偵コナン (Danh thám trinh Conan) Meitantei konan?, tựa tiếng Anh: "Detective Conan") là một bộ truyện tranh Nhật Bản (manga) thuộc loại trinh thám được vẽ và minh họa bởi Aoyama Gosho. Bộ truyện này ban đầu là những chương truyện nhỏ được đăng trên tuần báo Shōnen Sunday của Shogakukan từ 19 tháng 1 năm 1994 sau đó được đóng thành các tập tankōbon. Tại Việt Nam bộ truyện được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành dưới tựa Thám tử lừng danh Conan [1] Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh Kudo Shinichi trong một lần đang điều tra bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và trở thành Edogawa Conan.
Xê-ri cũng được chuyển thể thành phim hoạt hình (anime) bởi Yomiuri Telecasting Corporation và TMS Entertainment. Tiếp nối anime, nhiều tập phim chủ đề, ngoại truyện (OVA), trò chơi điện tử, đĩa nhạc, phim live action cũng được ra đời. Riêng anime được Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt (sau này là TTN Media và nay là Purpose Media) mua bản quyền và phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTV3. Các tập tankōbon manga đã bán được khoảng 200 triệu bản trên toàn thế giới. Tính đến tháng 5 năm 2018, Thám tử lừng danh Conan là bộ manga bán chạy thứ 4 trong lịch sử, chỉ xếp sau ba cái tên One Piece, Bảy viên ngọc rồng và Naruto. Năm 2001, bộ manga nhận được Giải Manga Shogakukan lần thứ 46 cho hạng mục shōnen.
Mục lục
- 1Cốt truyện
- 2Nhân vật chính
- 3Manga
- 4Chuyển thể
- 4.1Anime
- 4.1.1Phim điện ảnh
- 4.1.2Ngoại truyện (OVA)
- 4.1.3Đặc biệt
- 4.2Trò chơi điện tử
- 4.3CD nhạc
- 4.4Phim người đóng (Live Action)
- 4.5Tin liên quan
- 4.1Anime
- 5Phản hồi
- 6Chú thích
- 7Xem thêm
- 8Liên kết ngoài
Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]
Kudo Shinichi là một thám tử trung học rất nổi tiếng, thường xuyên giúp cảnh sát phá giải các vụ án khó khăn.[2] Trong một lần khi đang điều tra, cậu bị thành viên của Tổ chức Áo đen phát hiện. Chúng cho cậu uống thử loại thuốc teo nhỏ (APTX 4869) tổ chức vừa điều chế ra nhưng chất độc này không giết chết cậu mà khiến cơ thể cậu trở thành hình dạng một đứa trẻ.[3] Sau đó, cậu đổi tên thành Edogawa Conan sống tại nhà thám tử Mori Kogoro. Xuyên suốt xê-ri cậu âm thầm hỗ trợ phá các vụ án bên cạnh ông Mori.[4] Đồng thời cậu cũng phải đi học lại tiểu học, kết bạn được nhiều người và lập ra Đội thám tử nhí.
Về sau một học sinh tiểu học bất đắc dĩ khác tên là Haibara Ai tiết lộ rằng cô ấy chính là người đã tạo ra thuốc teo nhỏ, vì muốn tách khỏi băng nhóm nên đã uống thuốc. Trong một vài vụ án liên quan đến Tổ chức Áo đen, Conan đã hỗ trợ các điệp viên của FBI và CIA. Mới đây tác giả Aoyama đã tiết lộ một thông tin gây chấn động khi công bố ông trùm của tổ chức áo đen trong tập 95 đã được ra mắt ở Nhật. Thông tin này đã gây chấn động cho fan của bộ truyện tranh này khi bấy lâu nay họ vẫn nghĩ ông trùm là người thân mật với Conan.
Năm 2007, Aoyama đã lên kế hoạch cho cái kết cho xê-ri nhưng đến hiện tại vẫn chưa ra mắt
Nhân vật chính[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Các nhân vật trong Thám tử lừng danh Conan
Tên các nhân vật dưới đây theo thứ tự lần lượt là tên Nhật viết theo truyện tiếng Việt, được viết theo lối phương Tây (tên riêng rồi đến họ), tên gốc tiếng Nhật và tên theo truyện của Mỹ, Canada và Anh.
- Kudo Shinichi (工藤 新一 Kudō Shin'ichi, Công Đằng Tân Nhất?) Jimmy Kudo: một thám tử học cấp III bị teo nhỏ thành một đứa trẻ và đang ở trong hình dạng của một cậu bé sống cùng với Ran với bí danh Edogawa Conan ( 江戸川コナン?). Sinh ngày: 4 tháng 5. Tên Kudo Shinichi dịch sang tiếng Việt nghĩa là "Sự thật duy nhất".[8]. Mới đây anh đã tỏ tình với Ran ở london trong tập 71 và sau đó anh vẫn chờ câu trả lời của Ran Mori
- Mori Ran (毛利 蘭 Mōri Ran, Mao Lợi Lan?) / Rachel Moore: bạn thân nhất của Shinichi từ thuở nhỏ. Cô ấy có khả năng về võ thuật và là một thành viên của đội karate trường trung học Teitan. Cô giành hầu hết thời gian ở nhà để chăm sóc Conan (cô vẫn chưa biết đó chính là Shinichi) tuy nhiên rất nhiều lần cô ấy tin rằng conan là shinichi như trong tập 398,399,400. Ran đã được shinichi tỏ tình nhưng ran vẫn chưa trả lời và cô sống chung với người cha tắc trách của mình, thám tử Mori Kogoro. Tên cô bắt nguồn từ tên cha nuôi "Maurice Leblanc" của nhân vật Arsene Lupin trong truyện "Quý ông đạo tặc". Sinh ngày 1 tháng 10
- Mori Kogoro (毛利 小五郎 Mōri Kogorō, Mao Lợi Tiểu Ngũ Lang?) / Richard Moore: bố của Ran, một cảnh sát bị sa thải và là một thám tử tư kém cỏi. Ông kết hôn với bà Kisaki Eri (Eva Kadan), một luật sư thành đạt và xinh đẹp. Hiện tại họ đang sống ly thân. Mặc dù có lối sống vô trách nhiệm, ông ta rất quan tâm chăm sóc đến cô con gái, và đôi khi thể hiện danh dự và đạo đức nghiêm khắc.
- Agasa Hiroshi (阿笠 博士 - Á Lạp Bác Sỹ?) (Agasa Hiroshi, hay Agasa-hakase) - ông tiến sĩ hàng xóm của Shinichi. Ông là một thiên tài sáng chế, đã tạo ra rất nhiều phát minh giúp cho Shinichi thích ứng được với thân hình bị teo nhỏ.
- Haibara Ai (宮野志保 Miyano Shiho, Cung Dã Chí Bảo/灰原 哀 Haibara Ai, Hôi Nguyên Ai?): Mật danh trong tổ chức Áo Đen là Sherry ((シェリー)?), tên thật là Miyano Shiho (Cung Dã Chi Bảo). Trước đây là một thành viên của Tổ chức Áo đen. Cô bị cấp trên dối gạt chế tạo loại thuốc độc APTX-4869, thực chất đó là loại thuốc giết người đã làm Shinichi bị teo nhỏ.Do tổ chức đã sát hại chị gái cô là Akemi, nhiều lần hỏi chúng nhưng chỉ nhận được sự yên lặng, cô đã tìm cách trốn khỏi Tổ chức nhưng bị chúng nhốt vào hầm tối chờ ngày thủ tiêu. Rơi vào đường cùng, cô nuốt viên thuốc với ý định tự sát nhưng lại bị teo nhỏ. Trốn thoát khỏi Tổ chức với thân hình một bé gái, cô đã được tiến sĩ Agasa nhận nuôi và trở thành bạn của Edogawa Conan. Kể từ đó cô luôn lo sợ rằng Tổ chức Áo đen tới để giết mình nhưng Conan luôn bảo vệ cô như trong các vụ án khách sạn Haido chap 177,178,179, chạm trán với tổ chức áo đen bí mật trong đêm trăng tròn chap 345, chap 425, tàu tốc hành Belltree chap 701,702,703,704.
- Siêu trộm Kid (怪盗キッド Kaitō Kiddo, Quái Đạo Kid?): Tên thật là Kaitou Kuroba, sinh ngày 21 tháng 6 (cùng ngày với tác giả). Đây là một nhân vật với khả năng biểu diễn ảo thuật đặc biệt, còn có biệt danh KID 1412 (tên do Kudo Yusaku đặt cho), trở nên nổi tiếng với 134 vụ trộm cắp 152 món đồ quý giá, là siêu trộm bị cảnh sát khắp thế giới truy lùng. Anh có biệt tài trong việc cải trang, thay đổi giọng nói và không bao giờ để lại dấu vết gì trong các vụ trộm và có khả năng suy luận. Kid và Conan cùng truy đuổi một tổ chức chính là bọn Mafia Nhật (Yakuza).
- P/s : Ko nhận gạch đá !
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Có một bộ truyện tranh siêu nổi tiếng mà tôi tin chắc rằng hầu hết mọi người trên khắp thế giới biết, và đó chính là bộ truyện Đôrêmon. Nó bắt đầu là những tập truyện đơn giản dành cho thiếu nhi và chỉ chiếm một phần nhỏ trong tạp chí. Tuy nhiên, nó đã bất ngờ tạo nên một làn sóng lớn và thậm chí còn lan rộng ra khắp thế giới. Câu chuyện là về một chú mèo máy đến từ tương lai quay trở về quá khứ để giúp một cậu bé sửa chữa lại cuộc sống khốn khổ của mình. Cậu bé ấy chính là Nobita – một người chậm chạp và hậu đậu. Cùng nhau họ trải qua rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống hằng ngày cũng như những chuyến phiêu lưu nghẹt thở. Đôrêmon có một chiếc túi nhỏ trên bụng của mình, nhưng thật ra đó là chiếc túi thần kì có thể chứa được vô số thứ. Đó chính là nơi cậu ấy để những bảo bối đến từ tương lai, và chúng giúp cho Nobita vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh hai nhân vật chính, Nobita có những người bạn khác như Xuka, Chaien, Xêkô, Đôrêmi, Đêkhi và nhiều bạn khác. Xuka là cô bé mà Nobita thích, và sau này sẽ trở thành vợ của cậu ấy. Chaien – hay còn được biết đến là Jain – là người luôn bắt nạt Nobita bởi vì sự ngốc nghếch của mình, nhưng đôi khi cậu ấy cũng đứng lên để bảo vệ bạn bè và gia đình. Xêkô là một cậu bé giàu có, và cậu ta là trợ thủ tốt nhất của Chaien trong việc bắt nạt Nobita. Họ đánh nhau rất nhiều, nhưng sau cùng thì họ vẫn là những đứa trẻ. Bộ truyện không chỉ đơn giản là một hình thức giải trí, mà nó còn chứa rất nhiều những bài học đắt giá về cuộc sống. Chúng ta có thể học cách trân trọng tình bạn, bảo vệ môi trường, và tránh xa những điều xấu sau khi đọc nó. Đôrêmon là truyện tranh yêu thích nhất của tôi, và tôi nghĩ cũng có rất nhiều người yêu quý nó như tôi.
Đối những người hâm mộ thể loại trinh thám, Thám tử lừng danh Conan là một bộ truyện mà chúng ta không nên bỏ qua. Tôi không cần phải quảng cáo về bộ truyện này, vì nó đã thu hút được hàng triệu đọc giả trên khắp thế giới. Tác giả của nó là Aoyama Gosho – một thiên tài trong việc kiến tạo nhân vật và xây dựng tình tiết. Mạch truyện chính là về một thám tử thiếu niên tên Shinichi Kudo. Một lần trong khi đang đuổi theo những người khả nghi, cậu đã bị bọn chúng bắt và đầu độc. Viên thuốc ấy không giết được cậu, nhưng nó đã biến cậu thành một cậu nhóc 7 tuổi. Kể từ lúc đó, cậu sống ở nhà một người bạn với một thân thế mới – Edogawa Conan. Cậu có một nhóm bạn ở trường, và cùng nhau họ tạo nên Nhóm thám tử của lớp 1B. Cậu phá được rất nhiều những vụ án khó dưới danh nghĩa của thám tử Mori Kogoro – một thám tử không giỏi giang cho mấy và cũng là cha của người bạn cậu. Nhờ vào những thiết bị hiện đại của tiến sĩ Agashi, cậu có thể khiến Mori ngủ say và sau đó lấy giọng nói của ông ấy để vạch trần những tội ác. Trong khi sống dưới thân phận cậu nhóc lớp 1, Conan tiếp tục tìm kiếm chân tướng của những người đã đầu độc cậu. Sau đó cậu nhận ra rằng bọn chúng có liên kết với một tổ chức tội phạm lớn hơn, và mạng sống của cậu đang gặp nguy hiểm. Mỗi một quyển sách chứa một vài vụ ác khác nhau, và người đọc không thể nào biết được sự việc cho tới khi họ đọc đến hết truyện. Aoyama quả thật là một bộ óc vĩ đại, và sách của ông ấy vẫn luôn thu hút được rất nhiều đọc giả mặc dù bộ truyện đã kéo dài đến khoảng 20 năm. Thám tử lừng danh Conan là một trong những bộ truyện hay nhất của thể loại trinh thám, và thật đáng tiếc cho những ai đã bỏ qua nó.
Trong kho tàng các câu chuyện dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Và nhân vật mà em yêu thích nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong truyện "Cây Tre trăm đốt".
Ngày xưa có một anh trai cày khỏe mạnh, chăm chỉ. Vì nhà nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nham hiểm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gả con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật.
Hai năm sau, nhờ công của anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cửa, ruộng vườn. Hắn lại gọi anh lại và bảo: "Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt". Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy.
Biết bá hộ lừa mình, anh òa khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho người chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên. Bỗng lúc đó, một làn khói trắng tỏa ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra. Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chứa đầy những nếp nhăn hằng sâu đến lạ.
Phía sau khóe mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn, luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giữa hai gò má đồi mồi đã nhan nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩnh. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào.
Nhưng điều khiến ông trông thật gần gũi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng tinh một màu.Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẽ long, phụng.
Tay ông dài dài, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xóa như mái tóc của mình. Chân ông cao cao nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách của khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: "Tại sao con khóc?"
Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ngâm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần của mình, một làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông.
Ông hô: "Khắc nhập - khắc nhập". Tiếng hô thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một cây tre trăm đốt. Một lần nữa, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hóa phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.
Ông cũng không quên căn dặn anh phải nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lễ thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gả con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời.
Qua hình ảnh ông tiên trong câu chuyện này và nhiều câu chuyện khác nữa. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đỡ những người nghèo khó trước sự tàn bạo của bọn phú hộ. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc.
_JK_
Với ta, người ấy chính là cả thế giới
Hoàng Tử Bé đem lòng yêu một đóa hồng ở quê nhà - tiểu tinh cầu B612. Nàng tự nhận nàng là độc nhất trong giống loài mình. Các cô gái hay ôm sự tự mãn dễ thương như thế, và đó đồng thời là nỗi tự ti thầm kín cùng lòng kì vọng vào sự độc tôn trong trái tim người họ yêu.
Đặt chân tới Trái Đất, Hoàng Tử Bé ngỡ ngàng đứng trước một vườn hồng có tới hàng nghìn đóa hoa giống hệt bông hồng của cậu. Cậu đau khổ và cảm thấy bị lừa dối.
Thế nhưng, sau cuộc trò chuyện với chú Cáo có bộ lông đỏ rực, loài vật của sự im lặng, một sự im lặng không rõ là tinh ranh hay thông thái, cậu hiểu ra rằng đóa hồng của cậu là duy nhất. Sự duy nhất của đóa hồng ấy là bởi nàng là bông hoa cậu yêu.
Mỗi người đều có một bông hoa của riêng mình, một ngôi sao cho riêng mình, và chẳng có ai giống ai. Người cậu yêu là độc nhất, bởi cậu yêu người ấy, vậy thôi. Người ấy quan trọng, vì người ấy là tình yêu của cậu.
Giống như cuộc chiến giữa cừu và hoa, là chuyện phù phiếm với viên phi công, nhưng là điều tối quan trọng với Hoàng Tử Bé; giống như mọi sự trên thế gian, kể cả tính mạng cậu bé (khi cậu mượn nọc độc của rắn để mong trút lại thân xác nặng nề mà trở về với bông hoa)… Tất cả, tất cả đều không quan trọng bằng sự tồn tại của một đóa hồng.
Cái cách mà Hoàng Tử Bé luôn hướng về ngôi sao của cậu - nơi có đóa hồng với bốn cái gai mỏng manh - khiến ta nhớ tới một bộ phim hoạt hình sản xuất năm 2009 của hãng Walt Disney: The Princess and the Frog.
Chú đom đóm Ray đem lòng yêu ngôi sao mà chú gọi là nàng Evangeline, một tình yêu ai cũng ngán ngẩm rằng vô vọng, nhưng rồi cuối cùng, bởi sự một lòng một dạ ấy, chú đom đóm cũng trở thành một ngôi sao.
Hình ảnh hai vì sao lấp lánh cạnh nhau làm ta liên tưởng đến “second star to the right” dẫn lối tới Neverland - vùng đất của những đứa trẻ không lớn. Kể ra, trong tình yêu, ai cũng là những đứa trẻ, hay phạm lỗi và cần được yêu thương.
Tình yêu được cảm nhận bằng trái tim
Cáo lông đỏ tiết lộ với Hoàng Tử Bé: “Đây, cái bí quyết của tớ. Rất giản dị thôi: Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim mình. Cái chủ yếu thì mắt chẳng thể thấy.”
Nhiều khi những quyết định mang tính trực giác, bản năng đem tới kết quả tốt hơn sự phân tích bằng lí tính. Cái “nhiều khi” ấy đúng trong tình yêu. Trực giác tồn tại để giúp con người cân bằng các quyết định, để kết nối bản năng và lí trí.
Tình yêu khiến thế giới của ta tốt đẹp hơn
Mặc những lý thuyết về việc tình yêu chỉ là bản năng từ thuở hồng hoang để con người gắn kết với nhau cùng chống kẻ thù, thú dữ, tình yêu vẫn là điều được loài người ngợi ca. Nếu không ngửi hoa và nhìn một ngôi sao thì chỉ là một cây nấm không hơn không kém, Hoàng Tử Bé đã giận dữ thốt lên như vậy.
Hoàng Tử Bé nói với viên phi công rằng cồn cát đẹp vì nó ẩn chứa nguồn nước, và các vì sao đẹp bởi trên một vì sao có một bông hồng. Nếu ai đó yêu một đoá hoa mọc lẫn giữa hàng triệu và hàng triệu vì sao, thì chỉ cần ngước nhìn các vì sao cũng đủ khiến người ấy thấy hạnh phúc.
“Khi một người yêu một đóa hoa, hoa ấy chỉ có một đóa thôi, trong hàng triệu hàng triệu ngôi sao, chừng ấy đủ làm cho anh sung sướng khi nhìn những ngôi sao.”
Tình yêu rất hiếm có, những thứ na ná tình yêu thì rất nhiều
Hoàng Tử Bé, thời còn ngụ trên tiểu tinh cầu B612, mỗi ngày đều thông muội ba ngọn núi lửa và nhổ những cây bao báp nhỏ. Hình tượng những cây bao báp khiến ta liên tưởng đến những thứ na ná tình yêu ta va phải hàng ngày, để đến được nơi ta tìm thấy người ta thật lòng thương yêu.
“Đều đặn phải lo việc nhỏ bọn bao báp từ lúc ta còn kịp phân biệt chúng với các cây hoa hồng, mà bao báp hồi còn thơ thì lại giống cây hoa hồng lắm.” Xuất phát điểm của những mối quan hệ thường đều tốt đẹp, nhưng khi ta “nuôi lớn” tình cảm, có những mối quan hệ là độc hại, tình yêu thì không nhiều.
Những cây bao báp sẽ phá hủy cả hành tinh, còn đóa hồng thì mang lại cho ta tình yêu và trải nghiệm sống. Hạnh phúc không tồn tại nhan nhản xung quanh ta. Để tìm thấy nó, ta phải mở thật to mắt tìm kiếm, và phải thật cẩn trọng phân biệt các chồi non.
Thời gian để chăm sóc tình yêu khiến tình yêu trở nên quan trọng
Đóa hồng là duy nhất đối với Hoàng Tử Bé, bởi cậu đã dành từng ấy thời gian và tâm sức chăm sóc nàng. Cáo bảo cậu: “Chính là cái thời gian cậu đã tiêu phí vì bông hồng của cậu, cái thời gian ấy nó làm cho bông hồng đó trở nên quan trọng đến như thế.”
Nếu không phải ngày ngày cậu tưới hoa, chiều chiều úp lồng kính chắn gió, cặm cụi bắt từng con sâu, kiên nhẫn ngồi nghe than thở, tán hươu tán vượn, và đôi khi cả im lặng nữa, bởi vì nàng là đoá hồng của cậu, có lẽ bông hồng ở tiểu tinh cầu B612 sẽ chẳng khác gì những đóa hoa trống rỗng trong vườn hồng nơi Trái Đất. Hoàng Tử Bé đã dành thời gian cho hoa, hoa cũng dành thời gian cho cậu, tình yêu phải là sự vun đắp, sự “thuần hóa” đến từ hai phía.
Khái niệm “thuần hóa” mà Saint-Exupery đã để Cáo định nghĩa vô cùng thấm thía: “thuần hóa” là tạo nên những mối liên hệ để hai người cần đến nhau. Người ta chỉ hiểu những gì người ta đã thuần hóa, và việc thuần hóa, giống như Hoàng Tử Bé đã thuần hóa Cáo, là việc phải dành nhiều thời gian và công sức, làm hàng ngày, kiên nhẫn và dịu dàng, từng chút một.
“Nếu ai đó không thể chịu đựng tôi lúc xấu xí nhất, thì cũng không xứng đáng có được tôi lúc huy hoàng nhất”
Kiêu kì, đỏm dáng, có phần nông cạn - bông hồng của Hoàng Tử Bé gợi nhớ tới nàng Holly trong tác phẩm Breakfast at Tiffany's, câu chuyện nổi tiếng được Hollywood chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng không kém công chiếu năm 1961.
Bông hoa ấy yếu đuối như một cách nói yêu, những mánh khóe và sự tinh khôn đáng thương của nàng chính là sự dịu dàng. Bông hồng đỏng đảnh, giống như con gái kiêu kỳ, thường hay nhõng nhẽo, khó chiều. Nhưng thật ra, các cô gái chỉ giận dỗi những người mà họ tin rằng dù thế nào cũng sẽ không quay lưng bỏ đi.
Bông hồng đã trao cho Hoàng Tử Bé tình yêu, vẻ đẹp và hương thơm của nàng, để đẹp và để ngát hương như vậy, chắc chắn nàng cần phải được bảo vệ khỏi lũ sâu, khỏi gió lùa và khỏi cảm giác sợ hãi khi không được chở che.
Tình yêu rất mỏng mảnh, dễ tan vỡ
Bối rối và mệt mỏi - như tất cả chúng ta vẫn thường vậy trong tình yêu - Hoàng Tử Bé chọn cách rời xa đóa hồng để khám phá thế giới và chính mình. Sau này, cậu thú nhận với viên phi công rằng cậu đã “chạy trốn” và hối tiếc về hành động của mình.
Nhưng có lẽ, việc Hoàng Tử Bé rời B612 là việc nên làm, phải làm, và thực sự cậu đã làm vậy. Nếu không ra đi, cậu sẽ mãi băn khoăn, chán ngán, và chẳng bao giờ nhận ra tình cảm và bản chất sự độc nhất của đóa hoa hồng. Giống như trong bài hát Let her go của Passenger: “Only know you love her when you let her go/ And you let her go” (Ta chỉ biết ta yêu nàng khi ta để mất nàng. Và ta đã đánh mất nàng).
Trong chuyến phiêu lưu của Hoàng Tử Bé, cậu đã gặp một nhà địa lý ở tinh cầu thứ sáu cậu đặt chân đến. "- Chúng tôi không ghi chép những loài hoa" - Nhà địa lý nói. "- Sao vậy! Hoa là thứ đẹp nhất kia mà". "- Bởi vì hoa vốn phù du".
Bởi vì vẻ đẹp chóng tàn, và tình yêu không được nuôi dưỡng sẽ tan đi như bọt bể. Một khi đã khiến đối phương tổn thương, giống như cậu đóng những chiếc đinh lên hàng rào, rút đinh ra thì những lỗ đinh vẫn còn mãi đó. Tổn thương có thể lành, nhưng sẹo không xóa đi được.
Hoàng Tử Bé rời tiểu tinh cầu B612 rất dễ, chỉ cần theo một đàn chim di cư, nhưng để trở về, cậu phải chấp nhận rủi ro bằng nọc rắn, và người đọc chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng thứ chất độc rủi ro đó đã thực sự đưa cậu về với đóa hoa hồng.
Mất đi tình yêu nhiều khi là cách để chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn
"What doesn't kill you makes you stronger" - Friedrich Nietzsche viết.
Việc Hoàng Tử Bé bỏ đi, nếu tạm coi như sự tan vỡ trong mối quan hệ của cậu với bông hoa, ta có thể thấy, từ mối tan vỡ này, cả Hoàng Tử Bé và bông hồng đều trở nên mạnh mẽ và sáng suốt hơn.
Đến Trái Đất, lần đầu tiên nghe thấy tiếng vọng, Hoàng Tử Bé nhận xét rằng nơi đây thật nhạt nhẽo, thật khác với ngày cậu còn ở cùng một bông hoa luôn cất tiếng trước. Cậu dần nhận ra tầm quan trọng của những điều giá trị mà vì đã có trong tay, cậu không mấy để tâm.
Cậu bắt đầu biết nghĩ về sự hy sinh của người khác, biết thương một cô nàng không sợ hổ, nhưng sợ gió lùa, một bông hoa chỉ có bốn cái gai để chống chọi với cuộc đời dữ dội, nhưng can đảm đẹp nhất để làm cậu ưng lòng.
Bông hồng, vốn là hiện thân của sự nông cạn, đỏng đảnh, kiêu kỳ, cũng lớn lên từ mối quan hệ đổ vỡ này. Nàng không cần lồng kính nữa, nàng chấp nhận sự ra đi của cậu bằng vẻ bình tĩnh dịu dàng, không hề trách móc, bằng sự kiêu hãnh, và hơn hết, nàng yêu cậu, nên nàng không muốn người mình yêu thấy nàng rơi nước mắt.
Và bông hoa cũng dạy chúng ta cách vượt qua sự sợ hãi, tổn thương và khó khăn, bởi: “Em muốn biết bươm bướm là thế nào, em phải chịu đựng vài ba con sâu".
Doraemon. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần nghe đến cái tên này.
Với nhiều người, cái tên này có khi đã quá quen thuộc, đã trở thành người bạn tri âm tri kỷ trong suốt thời ấu thơ.
Phải, đúng vậy. Doraemon - đứa con tinh thần của tác giả Fujiko.F.Fujio, cái tên mà bất cứ đứa trẻ nào đều biết đến, bộ truyện tranh đã đi vào lịch sử truyện tranh của Nhật và cả thế giới, đã có lúc trở thành hiện tượng.
Doraemon, dù sở trường của tôi là những bộ Shounen đình đám như One Piece, Narutohay những bộ hành động kinh điển như Attack on Titan, thì vẫn không thể không quan tâm đến, vẫn không thể bỏ qua dù chỉ một trang truyện.
Tôi đến với Doraemon từ khi còn rất nhỏ, có lẽ chỉ là đứa trẻ con lớp một, lớp hai. Đó chính là cuốn truyện tranh đầu tiên mà tôi đọc. Vì thế mà Doraemon chính là sự khởi đầu của niềm yêu thích Manga trong tôi.
Và từ đó đến nay, cứ mỗi lần nhìn thấy cuốn truyện này, là tôi lại cầm nó lên và thích thú đọc từng câu, nuốt từng hình ảnh trong đó. Niềm thích thú này, có lẽ sẽ chẳng bao giờ biến mất.
Với Doraemon, thật ra hình vẽ thì chẳng có gì nổi bật, không cầu kì, lung linh như những bộ Shoujo, cũng không được mạnh mẽ như những bộ Shounen tôi từng đọc. Nhưng, có một ma lực nào đó khiến tôi cứ đọc mãi, đọc mãi và không cách nào dứt ra được.
Tôi say mê với những khung hình đơn giản mà ngộ nghĩnh, với những câu nói của những đứa trẻ con thơ ngây mà trong sáng - những nhân vật bất hủ tạo nên một Doraemonhuyền thoại.
Doraemon (Đôrêmon), chú mèo máy vạn năng của thế kỉ 22, với thân hình thể thao lí tưởng : cao 129cm, nặng 129kg, số đo vòng một, hai, ba lần lượt là 129cm, 129cm và 129cm - tròn trịa đến đáng kinh ngạc, có sở thích là ăn bánh rán và động vật đáng sợ nhất là chuột (!)
Một ngày nó, Doraemon vượt thời gian bất ngờ xuất hiện trong hộc bàn của Nobita - một học sinh tiểu học sống ở thế kỉ 20
Nhiệm vụ của Doraemon là phải giúp đỡ cho cậu bé Nobita (Nôbita) ngốc nghếc, hậu đậu thoát khỏi những sự cố bất ngờ xảy đến trong cuộc sống. Bảo bối của Mèo Ú chính là những phát minh khoa học đến từ tương lai được cất trong chiếc túi thần kì 3D không đáy, cũng là một sảm phẩm từ tương lai.
Doraemon sống cùng với gia đình Nobita, phòng ngủ của Mèo Ú là ngăn tủ của cậu bé Nobita. Và hằng ngày, Mèo Ú luôn phải vật lộn với đống rắc rối đầu rẫy của cậu bé ngốc nghếc, từ việc ăn, ngủ, học, chơi, đến việc bị bạn bè trêu chọc và những ước mơ trong một phút bốc đồng của cậu bé.
Xuyên suốt bộ truyện còn có rất nhiều những bạn nhỏ dễ thương khác như cô bé Shizuka (Xuka) ngoan ngoãn, xinh đẹp, giỏi giang, được tất cả bạn bè và đương nhiên là cả Nobita, Doraemon quý mến; công tử nhà giàu Suneo (Xêkô) khoái khoe khoang, tự sướng; “khỉ đột” Jaian (Chaien) luôn ước mơ trở thành ca sĩ nổi tiếng dù giọng hát dở ẹc; hay cậu bé hoàn hảo Dekisugi (Đêkhi) luôn được bạn bè ngưỡng mộ; cô em gái Jaian là Jaiko với bút danh Goda Christina luôn mơ ước được trở thành mộ họa sĩ truyện tranh dù chẳng có chút năng khiếu nào.
Nhưng, chính những điều đó đã khiến cho bộ truyện tranh này trở nên thật hấp dẫn.
Từ khi có Doraemon, những cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Nobita thật tuyệt vời.
Bắt đầu, nó chỉ là những cuộc phiêu lưu tại sân bóng gần nhà, với những chiếc ống nước xếp chồng lên nhau. Rồi, cuộc phiêu lưu xảy ra ở một dịa điểm xa hơn, đó là… ngọn núi sau trường học. Rồi, sau đó là khu phố mà nhóm bạn sống, đến những ngọn núi cao, đáy biển sâu, rồi những đất nước xa lạ. Xa hơn nữa, đó là cuộc phiêu lưu vượt thơif gian về qua khứ hay đến thế giới tương lai, phiêu lưu trong vũ trụ bao la…
Tuy chỉ rất đơn giản, nhưng, những cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Nobita cũng với Doraemon luôn tràn đầy những “ước mơ”.
Ai có thể ngờ được rằng, chú mèo máy vạn năng Doraemon lại là một sản phẩm bị lỗi hoàn toàn trong chương trình sản xuất hàng loạt của nhà máy chế tạo robot, hay chú bé Nobita ngốc nghếc lại có tình cảm thật sâu đậm với người bà đã đi xa, rằng chú bé Suneo thật ra lại rất nhát gan và mắc chứng bệnh… tè dầm về đêm nên luôn phải để mẹ nhắc đóng bỉm (!) Còn cậu nhóc Jaian lúc nào cũng thích bắt nạt bạn bè nhưng lại rất yêu thương em gái, sẵn sàng “đập” những đứa nào dám trêu chọc bạn bè mình và… sợ mẹ số một.
Nhưng, điều đó chẳng sao cả, vì họ luôn có “ước mơ”.
Những ước mơ chỉ đơn giản như là được điểm cao trong các bài kiểm tra, được đi du lịch đến nơi mình muốn tới… Hay cao lớn hơn một chút là được vượt thời gian, được thỏa sức khám phá vũ trụ to lớn kia, được trượt tuyết giữa mùa hè, được đi bơi giữa mùa đông giá rét… Hay, họ chỉ muốn được làm công việc mà mình thích, được trở thành người trong giấc mơ của mình.
Dù có là gì đi nữa, thì đó vẫn là những ước mơ, luôn đáng được trân trọng, đáng được ngưỡng mộ. Những ước mơ của trẻ thơ, thật ngây thơ, trong sáng là đẹp biết bao.
Và, những ước mơ của nhóm bạn Doraemon, không những khiến cho bộ truyện thêm hấp dẫn, mà nó, thực sự đã rất thật với những đứa trẻ đã từng đọc bộ truyện này.
Từ những ước mơ của chú mèo mập ú màu xanh, ai có thể ngờ được, nó đã theo những cô bé, cậu bé từ lúc còn là những đứa trẻ năm, sáu tuổi đến tận khi vào đại học, để rồi chúng ta được thấy những chú robot thật sống động, nhưng màn trình diễn thật đẹp mắt tai cuộc thi Sáng tạo Robocon Châu Á Thái Bình Dương. Ai có thể chắc chắn rằng, những nhà sáng tạo trẻ của cuộc thi đó chưa từng đọc và thích thú với những phép thần kì từ những bảo bối của Mèo Ú, để rồi nuôi dưỡng ước mơ đến tận ngày hôm nay.
Hay, có những cô cậu học trò ngày nào say mê với cuốn truyện Doraemon để rồi sau này kể lại câu chuyện về tình bạn và những cuộc phiêu lưu kì thú của nhóm bạn Doraemon cho những đứa học trò thơ ngây của mình…
Biết bao nhiêu những ước mơ của hàng triệu con người, đã nảy mần, vươn tới ánh sáng để thành những cây to rồi ươm hoa, kết trái như ngày hôm nay.
Doraemon. Sức mạnh của những ước mơ trẻ thơ thật phi thường.
Tôi đã đọc Doraemon từ rất lâu, và bây giờ vẫn vậy.
Nhiều người hỏi tôi, lớn bằng từng này rồi rao còn đọc mấy truyện tranh dành cho con nít đó. Nhưng tôi chỉ cười và trả lời, rằng tôi đang làm những việc mà mình thích, rằng điều đó chẳng có gì sai trái cả.
Tôi không hiểu tại sao ngày nay người ta lại quay lưng với truyện tranh nhiều như vậy.
Phụ huynh thì không cho con em mình đọc truyện tranh, mà thay vào đó là những cuốn sách văn mẫu, toán khó, hay ngay cả một cuốn tiểu luận tiếng Anh. Truyện tranh, có thể thua kém truyện chữ về câu từ, cách dẫn dắt, nhưng nội dung, tôi nghĩ rằng chẳng có gì thua kém, còn có cả phần hình ảnh, như vậy chẳng phải sẽ dễ hiểu hơn với các em sao? Họ không hiểu rằng, nếu đọc những cuốn sách đó mà trẻ chẳng nhập được gì, hoàn toàn không thích thú, thì đó chỉ là tốn kém và không hiệu quả, thà cho chúng đọc những cuốn truyện tranh mà chúng thích còn hơn.
Ngay cả ở trường, cô giáo cũng cấm bọn trẻ, kể cả trong giờ giải lao.
Nhưng, vẫn còn đó những đứa trẻ giấu cuốn Doraemon trong cặp sách, đợi đến giờ về xuống nhà xe đổi lấy một cuốn của cô bạn (một thời của tôi). Những niềm yêu thích của chúng sẽ chẳng bao giờ bị mai một.
Doraemon, hấp dẫn như vậy, ý nghĩa như vậy. Chẳng lạ gì khi nó đã trở thành tác phẩm truyện tranh để đời của họa sĩ Fujio.F.Fujio, và Doraemon đã trở thành đại sứ truyện tranh của Nhật Bản.
Những trang truyện với hình vẽ thật giản dị lại luôn tràn đầy những ước mơ của tuổi thơ. Những ước mơ này, cũng như chú mèo máy Doraemon, nhóm bạn Nobita, sẽ luôn sống mãi, sẽ cưỡi trên cỗ máy thời gian để đến thế giới tương lai, hay ngước dòng lịch sử trở về quá khứ, tiếp thêm những ước mơ cho những đứa trẻ thơ, và ngay cả nhũng người lớn ở thế giới này, và toàn vũ trụ bao la.
Những cuộc phiêu lưu kì thú sẽ không bao giờ chấm dứt.
Từng ngày ta luôn ao ước tìm một vùng đầy hoa bướm,
Chứa giấc mơ thần tiên…
Tuyệt vời như trong tranh vẽ, nhẹ nhàng đưa thời thơ bé mãi vút bay hồn nhiên.
Vượt ngàn mây trôi êm ái, vượt thời gian ta bay mãi đến những khung trời xa thật xa.
Mở cánh cửa và nhìn ra thế giới, bạn ơi cứ bước đi thôi lo sợ gì.
Và sau này khi lớn khôn rồi, nụ cười bé thơ có còn trên môi,
Hãy khắc ghi những điều nhỏ nhoi
Đưa lối cho ta về ngày yêu dấu…
Shalalalala…
Niềm tin luôn luôn ở bên ta
Cho yêu thương bao la và đưa mơ ước bay xa
Doraemon này, cùng bao bảo bối trong tay mang giấc mơ trẻ thơ về đây.
…
Doraemon này, mình bay đến khắp năm châu cho thế gian mãi ngập trong niềm vui bé thơ
Đây là 1 gợi ý của mình,dựa vào bài này nhá
Trong truyện Tấm Cám, Tấm là cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết.
Cô Tấm có dáng người thon thả, đôi bàn tay búp măng và đôi chân nhỏ xinh xinh. Khuôn mặt trái xoan
trong sáng và hiền hậu. Đôi lông mày lá liễu, cùng đôi mắt bồ câu . Mái tóc đen óng ả lại mềm mại như
những sợi tơ buông xõa đến quá vai. Mũi không cao nhưng hợp với khuôn mặt. Hàm răng trắng như mây
lại được điểm bằng một chiếc răng khểnh, mỗi lần cô cười rất duyên dáng. Đôi má bầu bầu, với làn da
trắng hồng. Trông cô đẹp như nàng tiên, khi cô mặc quần áo, lấy từ mấy lọ xương cá Bống chôn dưới
chân giường để đi trẩy hội.
Lúc nghèo khổ, cũng như lúc là vợ vua. Cô Tấm luôn giữ bản chất cần cù, chịu thương chịu khó của
người lao động. Trong cung cô vẫn giặt quần áo cho vua. Khi về giỗ mẹ, Tấm vẫn leo lên cây cau hái quả
để cúng. Bị mẹ con Cám hại chết, nhưng con người hiền lành, hiếu nghĩa đôn hậu ấy đã đấu tranh quyết
liệt và sau cùng đã được trở về bên vua.
Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền, chân chất dịu thương , chịu khó. Cô bền bỉ dành lại hạnh phúc. Cô Tấm đẹp
người đẹp nết ấy là hình ảnh cho người dân Việt Nam của chúng ta.
Quả dưa hấu là truyện cố dân gian đặc sắc, không những nhằm giải thích nguồn gốc của thứ quả quý mà còn đề cao sức lao động làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần quý báu của con người. Đặc biệt, truyện đề cao An Tiêm, con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Nhận lộc vua ban, chàng trai này bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ" nên bị đày cùng vợ con ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển khơi. Năm tháng đằng đẵng trôi qua cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cha lại cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Hạnh phúc ấy thật bất ngờ và to lớn nhưng do đâu mà có được nếu không phải là do nhân cách tốt đẹp của chàng trai này tạo ra.
Nói như thế là làm nảy sinh một câu hỏi: An Tiêm là người như thế nào? Đọc truyện này, gặp chàng trai trên trang sách, không ai lại không mến phục ý chí muốn sống tự lập dựa vào tài sức chính mình của An Tiêm. Vì muốn sống tự lập mà chàng trai này đã không màng bổng lộc vua ban, xem thường của ngon vật quý vua tái đãi. Cùng chính vì tính tự lập mà đã thốt lên câu nói mà phần mở bài đề cập đó chính là nguyên nhân tai họa của chàng: An Tiêm cùng vợ con bị đày ra hòn đảo hoang vu mênh mông trời nước mà chỉ được mang theò một cái gươm cùn, một chiếc nỗi và năm ngày lương thực.
Thế nhưng nghị lực lớn lao của An Tiêm và gia đình đã không cho phép họ chịu khoanh tay ngồi chờ chết hay bất lực cúi đầu trước số phận. Chàng đã luôn luôn tìm cách vươn lên để tồn tại. Chàng đã cắp gươm đi thăm dò đảo hoang để tìm ra một con đường sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.
Mượn hốc đá làm nhà ở, lấy trái chua, rau dại làm nguồn sống ban đầu. Bàn tay và khối óc của chàng cùng gia đình đã tự cứu mình: trồng rau dại thành rau nhà, mò ngao, bắt hến, làm bẫy đánh chim. Đời tuy cơ cực nhưng khí phách và lòng tin khó có gì lay chuyển được.
Một hôm, An Tiêm ra ngoài bài, một con chim đang ăn mồi, thấy động vội cất cánh bay, bỏ lại một miếng quả nhỏ màu đỏ. Đâu ngờ miếng mồi nhỏ ấy lại mở đầu cho câu chuyện hạnh phúc của một con người thòng minh sáng tạo. An Tiêm thầm nghĩ chim đã ăn được hẳn người cũng ăn được. Chàng liền cầm lên nếm thử, thây có vị ngọt và ăn hết miếng quả ấy nhận ra đã đỡ đói lòng. Cách suy nghĩ ấy ngày nay có thể chúng ta cho là đơn sơ thê nhưng vào thời bấy giờ đó chính là luồng ánh sáng trí tuệ, luồng ánh sáng dẫn tới nông nghiệp trồng trọt, nuôi sỗng xã hội.
Cũng chính với ánh sáng trí tuệ vừa nói mà mồi lần thu hoạch dưa, chàng trai này đã chọn một số quả, kiên trì, nhẫn nại đánh dấu thả trôi trên biển làm nhịp cầu bồng bềnh mong nối liền với đất liền. Quả nhiên, một hôm có chiếc thuyền ghé đến hỏi mua dưa. Do đó, dưa được đưa về đất liền vua ăn ngon, hỏi thăm tung tích, biết được đứa con nuôi yêu dấu của mình còn sống liền vội cho thuyền ra đón cả gia đình về.
Ngày về của An Tiêm và gia đình cũng là ngày bắt tay với hạnh phúc. Hạnh phúc to lớn bất ngờ nhưng không bất ngờ đối với một người xứng đáng được hưởng như chàng trai này. Chàng đã gieo hạt, ươm trồng lòng tin, hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với tất cả bàn tay cần cù và khôi óc thông minh sáng tạo của mình. Nhưng đáng quý nhất là An Tiêm đã gieo trồng vào tâm trí thanh thiêu niên muôn thế hệ sau những hạt giống đẹp của nhân cách của chàng.
Doraemon (ドラえもん Doraemon?), tên thường gọi tại Việt Nam là Đôrêmon, là một nhân vật thuộc loại robot phỏng hình mèo trong bộ truyện và phim hoạt hình cùng tên. Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 (thuộc thế kỉ XXII). Cậu có thân hình béo tròn, da màu xanh lam (thực ra khi mới sinh cậu có da màu vàng), không có tai do bị chuột gặm mất. Ban đầu, cậu đến sống và giúp đỡ cho Nobi Sewashi (Nôbitô). Do thắc mắc hoàn cảnh sa sút của gia đình Sewashi, Doraemon dùng Cỗ máy thời gian quay lại quá khứ vào thế kỉ XX (20) để tìm hiểu lý do. Cậu đã phát hiện ra nguyên nhân là Nobi Nobita - cụ tổ của Sewashi - do hậu đậu vụng về nên sau này khiến cho đời sống con cháu cũng khó khăn theo. Vậy là Doraemon quyết định đến sống cùng Nobita để giúp đỡ, hướng dẫn và chăm sóc cậu ta trong những lúc khó khăn. Nhưng cũng hay thương Nobita. Cậu là 1 người hiền lành,hòa đồng với bạn bè mình.
Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Doraemon (ドラえもん Doraemon?) gồm dora- (ドラ?) xuất phát từ nora neko (野良猫?) (chú mèo bị lạc) trong tiếng Nhật, không phải từ tên bánh dorayaki trong tiếng Nhật, và -emon (衛門 (Vệ Môn)?) thường gặp trong các tên truyền thống ở Nhật Bản, ví dụ Ishikawa Goemon (cũng giống như từ -tarou (太郎 (Thái Lang)?) hay xuất hiện trong tên đàn ông Nhật Bản).[2][3][4]. Trong tập phim năm 2007, nhân ngày sinh nhật của Doraemon, chủ nhà máy nơi sản xuất cậu ta gọi cậu là 'MS-903'. Ở nhiều nước nói tiếng Anh, Doraemon được gọi theo cách ký âm rōmaji, đây cũng là cách gọi mới trong lần tái bản bộ truyện tranh cùng tên gần đây của Nhà xuất bản Kim Đồng. Trong truyện, cậu ta thường bị gọi lầm là chồn (Tanuki). Trong phiên bản tại truyện tranh tại Việt Nam, cậu còn được gọi bằng tên thân mật "Mèo Ú". Dưới đây là tên của Doraemon tại các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á, một số nơi có thể có nhiều cách gọi. Tên "Đôrêmon" xuất hiện đầu tiên từ bản dịch tiếng Việt bộ truyện tranh chuyển tác từ tiếng Thái của nhà xuất bản Kim Đồng, cũng giống như bản tiếng Thái nhằm mục đích đưa Doraemon gần gũi và để phát âm hơn nên một số nhân vật trong truyện đã được việt hóa tên vd: Đôrêmon, Chaien, Xuka... Trong bản gốc tiếng Nhật, cậu được gọi thân mật là "Dora-chan" (ドラちゃん?) bởi Shizuka và mẹ Nobita.
Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: 2112: Doraemon ra đời
Doraemon khi còn ở thế kỉ XXII (có da màu vàng)
Theo như lời kể của ông Hiroshi, trong một đêm ông đang tìm kiếm đề tài và nhân vật cho một bộ truyện tranh tâm đắc thì một con mèo hoang nhảy vào nhà, nó kêu vài tiếng rồi nhảy vào lòng ông mà ngủ. Do quá mệt mỏi Hiroshi cũng thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau thức dậy, ông vội vàng bước xuống cầu thang và vấp phải con lật đật của cô con gái, từ đó sinh ra sự kết hợp giữa lật đật và mèo và ra đời nhân vật Doraemon[5].
Theo tập phim 2112: Doraemon ra đời, Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 tại Xưởng sản suất Robot ở Tokyo, nhưng trong quá trình chế tạo cậu tình cờ bị trúng phải một tia lửa điện mạnh do bọn cướp bắn ra, khiến cậu bị mất một con ốc vít ở đầu, rơi ra khỏi dây chuyền sản xuất, bị va đập và suýt chút nữa rơi vào lò hỏa thiêu. May mắn Doraemon đã được một cô bạn mèo cứu thoát. Nhưng cũng chính vì bị mất một con ốc nên cậu hay lú lẫn, lấy nhầm bảo bối khiến cho thầy hiệu trưởng trường đào tạo robot nhắc nhở. cậu theo học một lớp học chuyên đào tạo những robot có ích và kết bạn với một nhóm mèo máy có cùng hình dạng (xem Đội quân Doraemon). Vào ngày lễ tốt nghiệp, cậu được gia đình Sewashi nhận về nuôi để trông coi Sewashi. Trước đây, Doraemon có nước da màu vàng và hai tai. Nhưng vào buổi trưa ngày 30 tháng 8 năm 2122, cậu ngủ quên và bị chuột gặm mất đôi tai. Các bác sĩ đã cố gắng sửa chữa tai của Doraemon tại bệnh viện, nhưng do gia đình Sewashi quá nghèo, không đủ tiền để thực hiện việc này nên Doraemon đành phải chấp nhận bỏ đôi tai của mình (còn tập phim nói là do xảy ra sự cố hy hữu trong điều trị), cậu còn bị Noramyako chê cười. Doraemon rất buồn mặc cho Sewashi hết lời an ủi, nước da cậu biến thành màu xanh lam như chúng ta thấy ngày nay. Kể từ hôm đó Doraemon rất sợ và căm ghét bọn chuột tới mức lôi ra những bảo bối hạng nặng ra tiêu diệt chúng như "súng Jumbo" hoặc "Súng tên lửa" trong chương "Chuột và bom", cậu ít tự tin về tình yêu của mình. Doraemon không hiểu tại sao nhà Sewashi lại không thể chữa trị đôi tai cho mình, cậu dùng các bảo bối thời gian quay về quá khứ và gặp Nobita, cụ tổ của Sewashi, và cũng là nguyên nhân gây khó khăn về kinh tế cho con cháu đời sau vì bản chất yếu ớt, hậu đậu. Doraemon quyết định đến giúp Nobita trong cuộc sống, từ đó họ trở thành đôi bạn thân thiết và cùng trải qua bao hiểm nguy, vui có, buồn có. Doraemon bị mất một con vít trong lúc chế tạo do bị bọn cướp bắn trúng, vì vậy mà sau này cậu thường bị hỏng hóc và phải bảo trì thường xuyên. Nhiều lúc trong những tình huống nguy cấp, Doraemon cuống cả lên và lấy ra toàn những thứ linh tinh, chẳng giúp ích được gì.
Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]
Trong các tập truyện, Doraemon đều được vẽ với hình dáng tròn ủng như trái banh và bàn tay của cậu cũng vậy (Nobita đã lợi dụng điểm yếu này để cậu thường bị thua ở trò oẳn tù tì do chỉ ra được có nắm đấm). Cả người cậu có màu xanh lam, riêng phần trước ngực, nơi đeo túi thần kỳ thì có màu trắng. Ở vài tập truyện đầu tiên, hình dáng Doraemon được vẽ với đầu nhỏ nhưng thân hình lại to. Nhưng sau đó thì Doraemon trở nên cân đối hơn. Doraemon có một cái mồm rộng đến nỗi có thể nuốt vừa một cái chậu lớn. Các số đo thân hình của Doraemon như sau:
Chiều cao: 129,3 cm
Cân nặng: 129,3 kg (Nobita cõng Doraemon)
Nhảy cao: 129,3 cm (khi thấy chuột)
Công suất tối đa: 129.3 bhp
Vòng bụng: 129,3 cm
Đường kính chân: 129,3 mm
Tốc độ chạy: thông thường: 50 m/s - khi gặp chuột: 129,3 km/h
Như vậy các số đo của Doraemon có một điểm chung: đều là con số 129,3. Ngoài ra, ngày sinh của cậu là 3/9/2112 hay 12/9/3)
Cấu tạo bên trong và các bộ phận của Doraemon
Vì đây là một cậu mèo máy robot của thế kỉ XXII, nên các bộ phận của Doraemon đều có công nghệ cao. Các tính năng ưu việt (nhưng cũng có khi bị hỏng) được kể ra dưới đây:
Đầu:Đầu Doraemon có cài đặt một máy tính xử lý thông tin thông minh bên trong, làm cho cậu có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật và nhận biết được mọi thứ xung quanh y như con người. Nhưng không được nhạy cảm như mong đợi, Doraemon gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các con số, lấy nhầm bảo bối khi cuống lên,... Đầu Doraemon còn cứng như đá, và thật ra cũng là một loại vũ khí rất đắc lực. cậu có thể sử dụng nó để tông vỡ cửa sổ, nổ bình khí gas (Nobita và Vương quốc trên mây), làm kẻ thù bất tỉnh (Nobita và vương quốc robot),...
Khuôn mặt: Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Doraemon rất ghét khi người ta gọi cậu là chồn hay hồ li.
Mắt: Mắt ngoại tuyến, nhìn ban đêm rõ như ban ngày.
Mũi:Tròn và màu đỏ như đuôi, siêu thính, độ nhạy gấp 20 lần mũi người (nhưng hiện tại đã bị hư).
Râu (hay ria mép): 6 sợi râu rađa, có thể nắm bắt được thông tin từ xa, hiện tại đang chờ sửa chữa.
Miệng: Miệng rộng đến nỗi có thể nuốt cả cái chậu rửa mặt. Răng của Doraemon chỉ được nhìn thấy khi nổi giận (cũng giống với các nhân vật khác).
Chuông: Được treo trên cổ, có màu vàng, đây là vật đặc trưng của cậu mèo máy, nó cũng được các loại robot khác sử dụng. Khi rung chuông sẽ tạo ra một làn sóng âm thanh đặc biệt và kêu gọi những bạn bè của mèo ú. Nhưng hiện nay cũng đã bị hư, thay vào đó là chiếc chuông camera mini (Nobita và hành tinh muông thú). Trong Nobita và viện bảo tàng bảo bối, Doraemon sẽ ngày càng bị mất hết tư duy và trở thành như một cậu mèo bình thường nếu bị mất chuông.
Da là một chất đặc biệt chống lại sự ăn mòn kim loại, có độ bền cao, chống bụi. Nhưng nó vô dụng khi gặp thời tiết lạnh hay nóng quá. Bên trong là lò nguyên tử, tạo ra năng lượng cho mèo ú. Trong tập phim 2112: Doraemon ra đời, da vốn là màu xanh lam, còn màu vàng chỉ là nước sơn và chuyển sang màu xanh khi cậu khóc quá nhiều. Ngoài ra, da ở phần chân có thiết bị phản trọng lực, vì vậy chân Doraemon luôn cách mặt đất 3 mm (cũng là lý do mà cậu chả bao giờ đi giày).
Tay: Hình tròn trắng và không có vân tay. Doraemon thường bị thua trong những cuộc thi "oẳn tù tì" do chỉ ra được nấm đấm, và Nobita đã biết lợi dung điều bất tiện này (ra kéo hoặc bao,...). Nhưng có lực hút và cầm được mọi vật không cần ngón.
Túi thần kỳ: Sử dụng công nghệ không gian 4 chiều, một kho chứa vô tận. Doraemon thường đeo nó ở trước bụng và cất giữ bảo bối, cậu có một chiếc tương tự gọi là túi sơ-cua để dưới gối, dùng khi quên mang theo và thông hai đầu với nhau. Ngoài ra nó còn được dùng để chứa các thứ linh tinh khác như bánh rán, chén đũa,...
Chân: Chân dẹt màu trắng, có thể bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động.
Đuôi: Hình tròn màu đỏ, đây là công tắc toàn bộ hệ thống của Doraemon, nếu kéo nó Doraemon sẽ rơi vào trạng thái bất động, được sử dụng để tiết kiệm năng lượng. Nhưng trong bộ truyện màu phát hành năm 1970, khi kéo cái đuôi, Doraemon lại tàng hình.
Doraemon là robot mèo máy cũ xảy ra sự cố, đó là lý do khiến các bộ phận như "chuông gọi mèo" và "Râu ra-đa" hỏng liên tục, ngoài "thiết bị cảm nhận âm thanh từ xa". Vì vậy, thi thoảng cậu cũng tự trang bị cho mình những linh kiện mới rẻ tiền. Như trong tập truyện dài Doraemon: Nobita và hành tinh muông thú, cậu thay chuông gọi mèo thành máy chụp hình mini treo cổ, dù các bộ phận khác vẫn bị bỏ rơi và chưa được đem đi sửa. Thực tế hơn, thế giới tương lai của Doraemon quy định mỗi năm phải đi kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ một lần (Doraemon bị ốm?, tập 45). Khi đó, những bộ phận hỏng hóc sẽ được sửa chữa. Nhưng những thiết bị hỏng hóc trên người Doraemon cứ như vậy mãi do cậu không chịu đi kiểm tra, sợ khám sức khỏe vì cho rằng nếu vậy thì Nobita sẽ không thể sống tốt như trước.
Cuộc sống và tính cách[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng mô phỏng Doraemon bên cạnh bánh dorayaki
Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột (musophobia), đặc biệt là chuột nhắt. Đó là do khi ở thế kỉ XXII, khi ngủ quên, cậu đã bị một con chuột gặm cụt mất đôi tai. Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ. Hàng ngày, Doraemon phải chăm sóc suốt ngày suốt đêm cho Nobita, không rời khỏi nhà dù là ai đó rủ cậu đi chơi, đến khi nào Nobita đi đâu đó không có ở nhà thì cậu mới được tự do, trong thời gian đó thì Mèo Ú sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cậu mèo hàng xóm và cậu cũng chăm sóc mấy bạn mèo hàng xóm, người làm cậu tốn công nhất là Nobita. Tuy tên của Doraemon không xuất phát từ bánh dorayaki nhưng loạt truyện đã dựa trên sự giống nhau phát âm (dora-), thứ bánh này (các bản dịch tiếng Việt gọi là bánh rán) đã trở thành thức ăn mà Doraemon thích nhất. Bánh rán mà Doraemon thích là từ khi cô bạn gái Noramyako của cậu cho cậu ăn để an ủi, động viên, xua tan chuyện buồn điểm kém thời thế kỷ 22 Doraemon ra đời. Đây là thứ bánh truyền thống của Nhật Bản. Doraemon từng nói rằng nếu không được ăn bánh rán quá 3 ngày thì cậu sẽ không sống nổi, thường hay bức rứt không yên. Chính vì thích bánh rán nên cậu thường được mời ăn để thuyết phục cậu mượn bảo bối nhất là Nobita. Trong các tập truyện tranh Doraemon, ban đầu cậu thường từ chối Nobita khi cậu mượn bảo bối. Nhưng sau đó cậu đều đồng tình và cho mượn. Có điều là các bảo bối đều được Nobita sử dụng không đúng mục đích và thường có những cảnh như khoe Shizuka hay bị Jaian, Suneo tịch thu, sau đó gây ra các tình huống trớ trêu khiến cho truyện Doraemon trở nên hấp dẫn.Trong những cuộc phiêu lưu,Doraemon luôn là vị cứu tinh của chúng bạn nhờ chiếc túi thần kì chứa đủ các bảo bối của thế kỉ 22 nhưng hơn cả đó là cậu có một tấm lòng nhân hậu,dũng cảm,luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. Vì là một Robot cao cấp của tương lai, nên Doraemon vẫn bị muỗi đốt, bỏng, cảm lạnh, buồn ngủ, đổ mồ hôi như con người thật để tiện chăm sóc và sống cùng trẻ nhỏ, Doraemon rất ghét mùa đông vì sợ lạnh và không thể chịu nổi thời tiết lạnh giá, hay cuộn tròn bên bàn sưởi, ôm lò sưởi và đắp chăn kín người.
Doraemon còn có một cô bạn gái (mèo thật) là Tama hay Mimi, cậu đã từng vất vả để chinh phục cô nàng đỏng đảnh này. Bên cạnh đó cậu cũng làm quen với nhiều mèo khác và có cả nhóm mèo bạn thân của Doraemon. Thỉnh thoảng ta thấy cô và Doraemon cùng đi picnic (các tập truyện ngắn), Nobita rất bực mình vì đôi khi Doraemon đi chơi với Mimi mà không cho cậu mượn bảo bối. Ở thế kỷ 22, Doraemon cũng có một cô em gái là Dorami. Cậu ta từng có một cô bạn gái là mèo máy tên là Noramyako (ノラミャー子) những đã chia tay vì cô cảm thấy Doraemon quá lùn so với cô và một lý do khác nữa là do khi Doraemon mất tai phải băng bó nên bị Noramyako chế nhạo. Doraemon cũng xuất hiện trong truyện Đội quân Doraemon với vai trò là một trong bảy thành viên của đội quân cùng tên. Trong truyện Doraemon bóng chày với số áo 10 ở vị trí giao bóng nhưng ném bóng khá tệ. Cuộc sống thực sự của Doraemon thường không được phản ánh đầy đủ mà chủ yếu là qua những tình huống liên quan đến Nobita. Những món bảo bối mà Doraemon mua được xuất phát từ việc bán tiền cổ mà hàng tháng mẹ Nobita cho (500 yên/tháng) với giá cao để lấy tiền hơn 100 năm sau mà thời Sewashi sử dụng nên mọi bảo bối trong tay Doraemon đều được mua từ cửa hàng bách hóa tương lai.
Lồng tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1973, Tomita Kōsei là một nam seiyū lồng tiếng cho Doraemon từ tập 1 đến - tập 13, nhưng từ tập 14 - tập 52, vai này đã chuyển cho nữ seiyū Nozawa Masako cũng trong năm đó. Kể từ đó đến nay, những diễn viên lồng tiếng cho cầu thường là các seiyū nữ dù Doraemon là một cậu mèo. Người lồng tiếng cho mèo máy lâu nhất là Ōyama Nobuyo từ ngày 2 tháng 4 năm 1979 đến 25 tháng 3 năm 2006 (gần 26 năm) mặc dù đến tháng 3, năm 2005 bà đã 68 tuổi. Từ ngày 15 tháng 4 năm 2005, Mizuta Wasabi tiếp tục đảm nhận công việc này.
Ở Việt Nam, khi loạt phim Doraemon được "Việt hóa", Nguyễn Thụy Thùy Tiên đảm nhận lồng tiếng cho chú mèo máy cùng tên. Trước đó, khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX, Doraemon được lồng tiếng bởi Hoài Vân.
Bản tiếng Anh, Doraemon được lồng tiếng bởi nữ diễn viên lồng tiếng Mona Marshall.
Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Nhân vật Broadband từ Ủy ban Truyền thông Liên bang.
Doraemon là nhân vật hoạt hình duy nhất trong số 22 nhân vật nổi bật của châu Á (Asian Heroes) trong một bài báo có tựa đề The Cuddliest Hero in Asia(Anh hùng đáng yêu nhất ở châu Á) do tạp chí TIME bầu chọn[6]. Tháng 3 năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã chọn Doraemon là Đại sứ hoạt hình chính thức của Nhật Bản trong một buổi lễ do đích thân Ngoại trưởng Nhật Bản Komura Masahiko chủ trì.[7]. Với những bảo bối của mình, Doraemon theo một cuộc bầu chọn năm 2007 trên trang tin tức Oricon thậm chí đã được xếp thứ hai trong "danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất", chỉ sau Son Goku của Bảy viên ngọc rồng[8]. Một cuộc thăm dò khác cũng được Oricon công bố ngày 14 tháng 4 năm 2008 với đối tượng là những người hâm mộ hoạt hình Nhật Bản theo câu hỏi Bạn muốn trở thành nhân vật anime nào nhất?, trong đó nhân vật Doraemon đứng ở vị trí thứ hai, sau Son Goku (Bảy viên ngọc rồng).[9]Doraemon còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãng ESP Guitars đã chế tạo một loại guitar mang hình dáng Doraemon [10]. cậu mèo máy cùng các nhân vật vật khác trong tác phẩm cùng tên cũng xuất hiện trong video âm nhạc cho đĩa đơn "From a Distance", trích từ album Bicycles & Tricycles của The Orb. Hơn 50 trò chơi video-chỉ tiếng Nhật, bắt đầu từ hệ máy Arcadia 2001 của hãng Emerson lấy Doraemon làm nhân vật chính. cậu mèo máy còn có thể thấy trong loạt trò chơi Taiko no Tatsujin (chỉ từ 11 - 13), Meccha! Taiko no Tatsujin DS: 7tsu no Shima no Daibouken, và Taiko no Tatsujin Wii. Kể từ năm 2000, công ty Bunmeido đã bán những phiên bản giới hạn những chiếc bánh dorayaki với tên gọi Doraemon Dorayaki mỗi năm vào khoảng tháng 3 (tháng trình chiếu các bộ phim dài) và tháng 9 (tháng sinh nhật của Doraemon). Ngày 3 tháng 9 năm 2009, biểu trưng của Google tiếng Nhật đã thay đổi với hình ảnh của Doraemon và những bảo bối quen thuộc như trực thăng tre, cánh cửa thần kì, đèn pin thu nhỏ để kỷ niệm sinh nhật cậu mèo máy[11]. Ở phạm vi ngoài Nhật Bản, nhân vật Broadband của Ủy ban Truyền thông Liên bang có nhiều nét giống Doraemon, việc này đã gây ra những tranh cãi về vấn đề bản quyền giữa Shogakukan với Ủy ban này[12]. Hình ảnh Doraemon cũng là ý tưởng ra đời các tác phẩm Đội quân Doraemon và Doraemon bóng chày
Trong những việc tôi đã đọc về tính trung thực thì câu chuyện những hạt thóc giống để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
!-->
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
Truyện conan mk chưa bao h đọc
Thám tử lừng danh Conan là một bộ truyện trinh thám Nhật Bản nổi tiếng, viết bởi tác giả Aoyama Gosho. Từ ngày ra mắt đến nay, cuốn chuyện đã trở thành người bạn đồng hành của bao người, không chỉ trẻ con mà cả người lớn trên thế giới. Ngoài truyện tranh, nó còn được chuyển thể thành phim ngắn, trò chơi điện tử, đĩa nhạc, phim live action để đáp ứng với nhu cầu bạn đọc. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh tài ba Kudo Shinichi. Tuy nhiên, trong một lần đang điều tra vụ án, cậu đã bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và từ đó, cậu lấy tên khác là Edogawa Conan, tiếp tục cuộc điều tra để vạch mặt tổ chức áo đen này. Cậu được gửi đến nhà thám tử Mori ở nhờ, giúp ông điều tra biết bao vụ án. Đọc mỗi trang sách, chúng ta đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ngạc nhiên trước những tình huống hấp dẫn và tài năng, trí tuệ suy đoán siêu phàm của chàng thám tử này.
Thám tử lừng danh Conan là một bộ truyện trinh thám Nhật Bản nổi tiếng, viết bởi tác giả Aoyama Gosho. Từ ngày ra mắt đến nay, cuốn chuyện đã trở thành người bạn đồng hành của bao người, không chỉ trẻ con mà cả người lớn trên thế giới. Ngoài truyện tranh, nó còn được chuyển thể thành phim ngắn, trò chơi điện tử, đĩa nhạc, phim live action để đáp ứng với nhu cầu bạn đọc. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh tài ba Kudo Shinichi. Tuy nhiên, trong một lần đang điều tra vụ án, cậu đã bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và từ đó, cậu lấy tên khác là Edogawa Conan, tiếp tục cuộc điều tra để vạch mặt tổ chức áo đen này. Cậu được gửi đến nhà thám tử Mori ở nhờ, giúp ông điều tra biết bao vụ án. Đọc mỗi trang sách, chúng ta đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ngạc nhiên trước những tình huống hấp dẫn và tài năng, trí tuệ suy đoán siêu phàm của chàng thám tử này.