-Chỉ ra sự khác biệt...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2016
Bố cục: 3 phần:
–    Phần 1: từ đầu đến chúng tôi: mối quan hệ đất đai và môi trường đối  với người da đỏ
–    Phần 2: tiếp đến sự ràng buộc: sự đối sử với thiên nhiên và môi trường giữa người da đỏ và người da trắng
–    Phần 3: còn lại: lời kiến nghị của người da đỏ trước vấn đề thiên nhiên và môi trường
 Người da đỏ:
–    Đất đai là anh em, là mẹ
–    Thiên nhiên cảnh vật tươi đẹp và gắn bó với người da đỏ, họ thích thú say mê với tiếng lá gió lay động hay âm thanh êm ái của tiếng gió thoảng qua
–    Không khí quý giá là của chung
–    Muông thú thì chỉ giết để duy trì sự sống
->    Đây là một cách cư xử vô cùng tôn trọng và yêu quý với tất cả những gì thuộc về mảnh đất quê hương. Đó được coi là hành động bảo vệ môi trường

Người da trắng:

–    Đối với đất đai thì người da trắng mặc nhiên có thể bán đi được bởi họ không sinh ra trên mảnh đất ấy nên không biết quý trọng, họ đi ra từ bóng tối. Thậm chí họ còn có thể đào sâu vào lòng đất
–    Đối với thiên nhiên: họ không có nơi nào là yên tĩnh mà toàn là những nơi ồn ào với nhiều tiếng động
–    Tuyệt nhiên họ cũng chẳng để ý gì đến không khí
–    Muông thú thì đã bắn thì bắn chết cả ngàn con
->    Là một hành động cần lên án, vì không biết bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng như bảo vệ chính môi trường sống của bản thân mình
Thông điệp của bức thư: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
21 tháng 4 2017

bố cục 3 đoạn

đoạn 1:từ đầu đến cha ông "những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ"

đoạn 2 :tiếp đến ràn buộc "những lo âu của người da đỏ về người da trắng "

đoạn 3 :còn lại"ý kiến của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường

13 tháng 4 2018

1/

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "cha ông chúng tôi"): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

- Phần 2 (tiếp đến "Đều có sự ràng buộc"): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

- Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

2/

Sự khác biệt của người da đỏ và da trắng thể hiện ở thái độ đối với đất đai

  - Người da trắng:

   + Xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù.

   + Cư xử như mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa.

   + Chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấy nghiến đất để lại đằng sau là bãi hoang mạc.

  - Người da đỏ:

   + Trân trọng đất, coi đất như mẹ, như phần máu thịt.

  • Sự khác biệt thể hiện ở lối sống:

  - Người da trắng:

   + Sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng.

   + Không quan tâm đến không khí

   + Không biết thưởng thức "những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ".

   + Không quý trọng muông thú.

3/

Bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.

   - Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

23 tháng 4 2018

1/ Tác phẩm được chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "cha ông chúng tôi"): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

- Phần 2 (tiếp đến "Đều có sự ràng buộc"): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

- Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

2/ Người da đỏ:

–    Đất đai là anh em, là mẹ
–    Thiên nhiên cảnh vật tươi đẹp và gắn bó với người da đỏ, họ thích thú say mê với tiếng lá gió lay động hay âm thanh êm ái của tiếng gió thoảng qua
–    Không khí quý giá là của chung
–    Muông thú thì chỉ giết để duy trì sự sống
->    Đây là một cách cư xử vô cùng tôn trọng và yêu quý với tất cả những gì thuộc về mảnh đất quê hương. Đó được coi là hành động bảo vệ môi trường

Người da trắng:

–    Đối với đất đai thì người da trắng mặc nhiên có thể bán đi được bởi họ không sinh ra trên mảnh đất ấy nên không biết quý trọng, họ đi ra từ bóng tối. Thậm chí họ còn có thể đào sâu vào lòng đất
–    Đối với thiên nhiên: họ không có nơi nào là yên tĩnh mà toàn là những nơi ồn ào với nhiều tiếng động
–    Tuyệt nhiên họ cũng chẳng để ý gì đến không khí
–    Muông thú thì đã bắn thì bắn chết cả ngàn con
->    Là một hành động cần lên án, vì không biết bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng như bảo vệ chính môi trường sống của bản thân mình

3/ Thông điệp của bức thư: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

15 tháng 4 2016
TTNgười da đỏ người da trắng
ĐấtCó linh hồn, là mẹ là một phần của người da đỏ Là vật mua được, tước đoạt được, là vật  vô chi
Thiên nhiên, cảnh vậtNghe được tiếng chim kêu, ếch kêu, yên tĩnh.(chỗ này Ko chắc lắmChỉ toàn tiếng ồn ào lăng mạ
Ko KhíLà vô cùng quý giá, là của chungCùng chia sẻ nhưng không để ý đến chúng
Muông thúLà người anh em, chỉ giết khi cần thiết               bắn giết bừa bãi
   
   
   

 

21 tháng 4 2016

bức thư của thủ lĩnh gia đỏ dc chia thành 3 đoạn

 

21 tháng 4 2016

nội dung là gì vậy bạn

8 tháng 4 2017

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ nói về chuyện mua bán đất đai được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường. Vì qua giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng việc sử dụng đa dạng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, bức thư đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loọa : con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên bảo vệ mạng sống của chính mình.

8 tháng 4 2017
Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. "Đất là mẹ" của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.
27 tháng 5 2016
* Ý nghĩa
      Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:
- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.
- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:

  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.
  • Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên.
  • Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Khí hậu, thuỷ điện v.v...
  • Tác động vào cân bằng sinh thái.
  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái

Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/Rằ 1; P/Bằ 0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Ðể duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên

Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...

Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái

Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:

  • Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...
  • Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
  • Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
  • Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.

Tác động vào cân bằng sinh thái

Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

  • Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
  • Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
  • Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
  • Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
  • Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...
 
28 tháng 5 2016

Ý nghia mik có bt đôi chút rồi nhưng cái phần "Emhãy đóng vai 1 tác giả viết 1 bức thư kêu gọi con người trước thảm họa ngày hôm nay" Mik ko lm đc

28 tháng 3 2016

mình rất đồng ý với suy nghĩ trên.

hiện nay, hạn hán, lũ lụt, động đât, bão, sóng thần, băng tan,... đang xảy ra càng nhiều và phổ biến trên toàn thế giới khiến cho con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề 

7 tháng 9 2016

mình đồng ý với suy nghĩ trên.

hiện nay có một số nhà thầu khai thác đất cát ở bờ sông một cách quá mức. điều này sẽ gây ra hiện tượng sạt lở đất nặng nề.

11 tháng 4 2016

Thiên nhiên đã gắn bó chặt chẽ với con người ngay từ thủa sơ khai đến thời công nghiệp hiện đại, là môi trường sống không thể thiếu cho sự sinh tồn. Thế nhưng, những hành động vô ý thức của mọi người đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đang suy sụp và bị phá hoại ấy.

Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên, đó là không khí ta hít thở, là dòng nước ta đang uống, là mặt đất ta đang đứng trên, là những cánh rừng bát ngát - lá phổi xanh của trái đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng tươi tắn sáng sáng trải dài trên phố,... Môi trường nhân tạo, hay còn gọi là môi trường xã hội, là tất cả các nhân tố do con người tạo nên, là ngôi nhà ta đang ở, là cái xe ta đang đi, là ngôi trường ta đang học, là công viên ngày ngày ta đi dạo, là những di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hóa,....... Nói chung, chúng là cuộc sống thanh bình và ước mơ của mỗi người.
Thế nhưng, chỉ vì cái lợi lộc trước mắt, mà đã hằng bao nhiêu lưỡi cưa sắc nhọn cứa vào thân gỗ, bao ngọn lửa bùng lên triệt tiêu cả khu rừng,.... Hàng triệu cây gỗ bị đốn xuống, hàng triệu khu rừng bị đốt cháy,... màu xanh dần biến mất, khí hậu không được điều hòa trở nên ngột ngạt, lũ lụt tràn về, mùa màng thất bát, dịch bệnh và thương vong.....; bỗng chốc khung cảnh quê hương tươi xanh yên bình nay chỉ còn đồi trơ đất trọc. Đó chẳng phải là tổn thất quá lớn vì ý thức mỗi người ngày một nhạt nhòa và rơi vào làng quên ?! Rồi những nguồn lợi vật chất quý giá như gỗ, hương liệu, thuốc, thực phẩm,.... dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa. Chỉ một hành động vô ý thức thôi, nhiều kẻ đã phá hủy tất cả những gì đẹp đẽ quý giá của rừng - những gì con người k thể tạo ra.
Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật. Bắn chết cả một con voi chỉ để lấy được đôi ngà, săn bắt cả đàn hổ chỉ để có được bộ da, không ngần ngại cầm súng chỉ để thu lấy cặt sừng nai cứng cáp... Những loài thú quý hiếm cần bảo vệ, những loài thú đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong,.... đều là do bàn tay phá hoại của con người. Những loài vật ấy nổi giận là điều không tránh khỏi, điển hình là việc "Voi húc chết người" ở Tân Phú - Đồng Nai. Sau khi diện tích rừng bị thu hẹp, không còn chỗ ở, đàn voi đã giận dữ tấn công làm 12 người chết, cho đến khi cả đàn được chuyển lên rừng Bản Đôn. Voi vốn là loài thông minh và cũng gắn bó với con người; nếu bạn đi xem xiếc, bạn sẽ thấy màn xiếc voi đặc sắc của những nghệ sĩ; vậy mà chúng cũng đã nổi giận. Đến khi nào thì con người sẽ bị diệt vong ?
Môi trường là bầu không khí ta thở. Những nhà máy xí nghiệp hiện đại mà chúng ta vốn tự hào chính là khói xả bốc lên bầu trời, khói xả của ô tô liên tục phun ra đen bụi cả đường phố. Bầu không gian trở nên ngột ngạt và ô nhiễm, kéo theo sự diệt vong của các loài sinh vật. Tầng ô-zôn bị thủng ngày càng lớn, tia cực tím và tia tử ngoại chiếu xuống trái đất đem đến bão từ và bệnh tật. Mưa axit xảy ra làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật dưới nước và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc xây dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người....
"Rừng vàng, biển bạc". Mặt biển xanh vỗ về bãi cát trắng, con đò quê hương trôi êm đềm trên con sông, dòng suốt róc rách, cá bơi tung tăng. Tưởng tượng xem, nếu như bây giờ mặt biển bập bềnh những rác, những cá ốc tôm... chết, nước đen đục vẩn,....... mùi hôi thôi xộc lên, và con người lại dùng nguồn nước đó, sinh ra bao nhiêu là bệnh tật. Ôi, thật là kinh khủng! Nhưng nó đã trở thành sự thật. Đã biết sợ hãi cái khung cảnh đó, mà con người vẫn cứ trút rác xuống sông, đồ ăn thừa vẫn đổ xuôi theo dòng, dầu vẫn lan tràn mặt biển. Không nói đâu xa, có lẽ ai cũng biêt đến con sông Tô Lịch nổi tiếng "trong xanh". Ý thức con người đã bị giảm sút, nhiều kẻ chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không lo hại cộng đồng.
Phá hoại môi trường cũng là phá hoại nền kinh tế trầm trọng. Đất sẽ bị khô cằn, nứt nẻ, bạc mòn không còn chất dinh dưỡng, làm cây cối trở nên khô héo, không sống được, nền nông nghiệp sa sút. Đất bị ô nhiếm, rồi đây, những sinh vật trên mặt đất này biết đâu sẽ không còn thấy được sự tươi tốt trù phú bao phủ mọi nơi nữa.
Sự ô nhiễm môi trường tự nhiên đã lên tới mức nguy cấp, gây biến đổi cả khí hậu toàn cầu, tạo ra những hiện tượng thiên nhiên bất thường liên tục như động đất, sóng thần, núi lửa, nóng - lạnh... làm suy giảm sức khỏe và gây tử vong cho con người. Bởi vậy, chúng ta cần sống hòa hợp với thiên nhiên.
Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" có lẽ đã nói lên điều này rõ ràng nhất.
"Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?"
Họ tăm tối và hoang dã, nhưng họ hiểu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường, và biết quý trọng chúng. Còn những người như chúng ta, văn minh và thanh lịch, thì lại trực tiếp phá hoại những thứ mà ta không thể tạo ra.
Môi trường nhân tạo - chính là cuộc sống thường ngày của chúng ta đây, là trường lớp, là đường phố, là nhà cửa,...... Vứt rác bừa bãi, viết vẽ bậy, nói tục gây gổ,.... chính là ta đang làm xấu môi trường mà ta đang sống, đi lại, hít thở, học hành ở đó; làm cho nó trở nên không còn an toàn, k còn hạnh phúc; xâm phạm đến lợi ích của người khác và cả thế hệ mai sau.
Những thảm cảnh đáng sợ là điều không thể tránh khỏi nếu con người cứ phá hoại môi trường. Nếu đã lỡ hại thiên nhiên rồi thì hãy tìm cách khôi phục lại nó đy; rừng đã phá thỳ hãy trồng thêm cây xanh; đất trống thì khai hoang làm ruộng đi...... Mỗi người không thể làm việc quá lớn, vạy thỳ hãy bắt đầu từ những việc nhỏ: vệ sinh nhà cửa, vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc bảo về cây,.... Rồi cùng nhau chung tay tuyên truyền bảo vệ môi trường, cùng nhau bảo vệ ao hồ sông biển,... Những thầy cô giáo đặc biệt có trách nhiệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Thiên nhiên đã ban tặng những điều kì diệu thì cũng có thể lấy đi tất cả.
Hãy bảo vệ Trái Đất mãi là "hành tinh xanh" nhé.

Bài 2:
Đời sống của con người luôn gắn liền và tác động đến môi trường. Mọi hoạt động dù lớn, dù nhỏ của chúng ta đều ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Muốn có cuộc sống tốt phải có môi trường tốt. Vậy nên ý thức con người trong bảo vệ môi trường là hết sức to lớn. Nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống thì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn.

Ngày nay, vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cũng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường diễn ra như thế nào là tùy thuộc vào ý thức của mỗi người, bởi ý thức quyết định việc làm. Hiển nhiên, một người thì không thể bảo vệ được hay có tác động gì lớn, chỉ khi tất cả mọi người cùng hành động thì kết quả để lại mới thực sự rõ ràng. Vậy nên nếu mọi người đều không có ý thức bảo vệ môi trường sống thì môi trường sẽ dần bị hủy hoại. 

Mỗi hành động của con người đối với thiên nhiên đều mang ý nghĩa tiêu biểu cho lợi ích hay thiệt hại của hành động đó. Khi mỗi người đều vô ý thức, ai cũng sẽ trở thành những kẻ phá hoại. Không ai cố gắng bảo toàn thiên nhiên thì đương nhiên thiên nhiên sẽ chống lại con người. Và cho tới khi không còn bất cứ thứ gì thuộc về thiên nhiên có thể che chở, hỗ trợ con người, con người sẽ đứng trước bờ vực tự hủy hoại chính mình. Có thể mỗi cá thể tác động chỉ rất nhỏ đến môi trường nên mọi người chủ quan: "tui làm có bao nhiêu đâu, thế giới này vẫn rộng lớn vô cùng mà". Đúng vậy, một mình bạn thì chỉ như vậy nhưng nếu ai cũng như bạn thì thế giới này sẽ ra sao? Loài người là một lực lượng khổng lồ. Con người lại có thể phá hoại gấp trăm ngàn lần, thậm chí là tỉ lần những gì con người làm ra. Vì vậy, sức "công phá" của con người trở nên thật khủng khiếp với hành tinh này.

Nếu không ai chăm sóc, bảo vệ môi trường, quả địa cầu này sẽ không còn là một hành tinh xanh nữa. Trái đất này cũng giống như Hỏa Tinh, mãi mãi không còn sự sống. Sự sống có mặt ở mọi nơi trên trái đất, tuy nhiên khi tinh cầu này bị tàn phá nặng nề như con người tàn phá nó bằng những hóa chất độc hại, huy hoại bầu không khí mình đang hít thở. Những cuộc chiến tranh đã đưa ra những chất cực kì độc hại như điôxin rải trên trái đất, chúng ngấm vào lòng đất. Nhiều đời sau hậu quả khủng khiếp của nó vẫn còn. Nhìn những em bé dị tật được sinh ra khiến người ta đau nhói tim, tất cả cũng là do con người hủy hoại môi trường và tán sát chính loài người. Những mảnh đất như vậy liệu sự tồn tại kéo dài được bao lâu?

Vậy nên, thay vì mỗi người vứt một túi rác ra sông, ra biển để tạo ra những núi rác bốc mùi làm mất cảnh quan, làm ô nhiễm, mỗi người hãy nhặt rác lên và bỏ vào thùng. Việc làm này tuy nhỏ thế nhưng đã góp phần lớn trong việc giữ gìn môi trường sạch đẹp. Thày vì chặt cây, phá rừng, mỗi người hãy tự trồng cây xanh và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường. Những công việc đơn giản như thế mà đối với nhiều người sao khó khăn. Bằng chứng, khi ra biển, dù những bãi biển này nằm trong danh sách những bãi biển đẹp nhất thế giới người ta vẫn dễ thấy những sản phẩm của con người nằm rải rác trên bờ cát. Ra đường những cảnh như người ta ăn một cái bánh, uống một túi nước rồi đem vứt toẹt ra đường mà không hề bận tâm vẫn dễ bắt gặp mặc dù thùng rác ngay trước mặt đó. Tất cả các việc làm thiếu ý thức bảo vệ môi trường chung đó là biểu hiện của sự vô ý thức. Sự vô ý thức đó gây ra hậu quả khủng khiếp. Người ta chỉ chú trọng đến những cái tiện, cái lợi trước mắt mà quên đi hậu quả sau này sẽ để lại cho con cháu thế hệ sau. Những động vật quý hiếm đang bị tuyệt chủng, những cánh rừng bị tàn phá, diện tích đất rừng phủ xanh càng giảm, diện tích đồi trọc càng tăng...là bao nhiêu hậu quả khủng khiếp khi thiên nhiên phẫn nộ sẽ ập xuống đầu con người.

Không một lực lượng cảnh sát, bảo vệ môi trường nào có thể đi theo tất cả mọi người để bắt phạt, không đội ngũ dọn vệ sinh đặc nhiệm nào có thể bảo vệ môi trường hoàn thiện được. Tất cả là ý thức của mỗi người. Mọi người phải tự ý thức việc làm của mình là bảo vệ môi trường sống của mình. Có như vậy Trái Đất này mới là một hành tinh vĩnh cửu của sự sống.

được k bạn

14 tháng 4 2016

Bài "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ " có thể chia thành 3 đoạn : 

Đoạn 1: Từ đầu đến ... cha ông chúng tôi. 

-> Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ

Đoạn 2: Tiếp theo đến... sự ràng buộc

-> Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên

Đoạn 3: Còn lại
-> Kiến nghị của người da đỏ

14 tháng 4 2016

Chúc bạn học tốt

11 tháng 4 2016

Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sơi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.":KSV@01:

11 tháng 4 2016

con người phải biết hòa hộp với thiên nhiên, chăm lo và bảo vệ môi trường

TICK GIÚP NHA !!