Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi 1:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
- nhỏ nhắn
- nhỏ nhẹ
- nhỏ nhoi
- nho nhỏ
Câu hỏi 2:
Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?
- vui tính
- độc ác
- hiền hậu
- đoàn kết
Câu hỏi 3:
Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?
- nhân từ
- vui vẻ
- đoàn kết
- đùm bọc
Câu hỏi 4:
Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?
- láy âm
- đầu láy
- vần láy âm
- vần láy tiếng
Câu hỏi 5:
Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?
- xinh xinh
- lim dim
- làng nhàng
- bồng bềnh
Câu hỏi 6:
Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?
- 3
- 2
- 6
- 4
Câu hỏi 7:
Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?
- trung hậu
- vui sướng
- đùm bọc
- đôn hậu
Câu hỏi 8:
Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?
- láy âm đầu
- láy vần
- láy âm, vần
- láy tiếng
Câu hỏi 9:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?
- nhà máy
- nhà chung cư
- nhà trẻ
- nhà cửa
Câu hỏi 10:
Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?
- hiền lành
hiền hậu
hiền hòa
Chúc bn hc tốt!
Câu hỏi 1:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
- nhỏ nhắn
- nhỏ nhẹ
- nhỏ nhoi
- nho nhỏ
Câu hỏi 2:
Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?
- vui tính
- độc ác
- hiền hậu
- đoàn kết
Câu hỏi 3:
Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?
- nhân từ
- vui vẻ
- đoàn kết
- đùm bọc
Câu hỏi 4:
Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?
- láy âm
- đầu láy
- vần láy âm
- vần láy tiếng
Câu hỏi 5:
Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?
- xinh xinh
- lim dim
- làng nhàng
- bồng bềnh
Câu hỏi 6:
Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?
- 3
- 2
- 6
- 4
Câu hỏi 7:
Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?
- trung hậu
- vui sướng
- đùm bọc
- đôn hậu
Câu hỏi 8:
Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?
- láy âm đầu
- láy vần
- láy âm, vần
- láy tiếng
Câu hỏi 9:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?
- nhà máy
- nhà chung cư
- nhà trẻ
- nhà cửa
Câu hỏi 10:
Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?
- hiền lành
- hiền hậu
- hiền hòa
- hiền dịu
Câu chứa yếu tố Hán Việt | Nghĩa của yếu tố Hán Việt |
Vua của một nước được gọi là tử | : Trời |
Các bậc nho gia xưa đã thừng đọc kinh vạn quyển | : nghìn |
Trong trận đấu này , trọng tài đã vị đội chủ nhà | : Nghiêng về |
Giải thích câu:
Không thầy đố mày làm nên
Ý nói vai trò của người thầy , người cô trong môi trường giáo dục trẻ thành người. Vị trí của người thầy còn hơn hơn vị trí của người cha.Thầy là người truyền đạt những kiến thức mà ta đang thiếu dạy chúng ta cách ứng sử trong mọi tình huống.Kiến thức ngày nay vô cùng vô tận. Thầy là người đi trước, đúc kết kinh nghiệm có được mà truyền dạy cho chúng ta. Nếu ta không được thầy dạy thì gặp khó khăn vất vả và có khi thất bại.
Giải thích câu học thầy không tày học bạn:
Nói về ý thức cũng như là học hỏi về bạn bè, chúng ta cũng không ngừng học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Học như thế chẳng những chúng ta được nâng cao hơn về kiến thức mà chúng ta còn luôn luôn tự nhắc nhở mình về ý thức học tập, về sự phấn đấu và thi đua. Như vậy sẽ làm tăng cái ý thức tự học và tự lập của chúng ta. Nếu bài bạn giảng ta không hiểu thì có thể hỏi thầy. Đó mới học hỏi để mở mang kiến thức
Chúc bạn học tốt!
Câu hỏi 2:
Trong quá trình đọc văn bản, ta nhận thấy 8 câu tục ngữ trong bài có thể chia làm 2 nhóm như sau:
Nhóm 1 là những câu tục ngữ nói về thiên nhiên gồm câu 1, 2, 3, 4. Nhóm 2 là những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất gồm có câu 5, 6,7,8.
Ngoài ra còn có những cách chia khác, tuy vậy cách chia như trên vẫn là hợp lí hơn cả.
Câu hỏi 3:
Câu 1: Đêm tháng năm chưa năm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa của câu tục ngữ: đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười ngắn. Từ đây ta có thể dễ dàng nhận thấy ngày tháng năm dài, đêm tháng mười dài.
- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ: Dựa vào quá trình quan sát, trải nghiệm nhiều ngày, nhiều đêm, nhiều năm rồi đúc rút thành kinh nghiệm.
- Có thể áp dụng kinh nghiệm từ câu tục ngữ để sắp xếp công việc, giữ gìn sức khoẻ cho phù hợp với thời gian của mùa đông và mùa hè.
Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Nghĩa của câu tục ngữ: “mau” nghĩa là nhiều, “vắng” là thưa, ít. Nghĩa của cả câu tục ngữ là: Trời sẽ nắng nếu đêm trước trên bầu trời có nhiều sao, trời sẽ mưa nếu đêm trước ít sao (đây chỉ là kinh nghiệm mang tính tương đôi vì không phải hôm nào trời nhiều sao cũng nắng...)
- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm: Trên trời ít mây do đó xuất hiện nhiều sao và như vậy ngày mai sẽ nắng, ngược lại trời nhiều mây thì ít sao nên ngày mai trời thường có mưa.
- Có thể áp dụng kinh nghiệm này để đoán thời tiết đang hoạt động sản xuất nông nghiệp và mùa màng.
- Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức quan sát bấu trời, trăng, sao để dự đoán thời tiết và sắp xếp công việc hợp lí.
Câu 3: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Khi xuất hiện trên trời ráng mỡ gà tức là sắp có bão.
- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm: Quan sát tự nhiên để dự báo thời tiết.
- Có thế áp dụng kinh nghiệm như trong câu tục ngữ để dự đoán bão.
- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp con người có ý thức trong việc gìn giừ nhà cửa, tài sản và phòng chông bão lụt.
Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Vào tháng bảy kiến bò ra nhiều là điềm báo sắp có bão lụt xảy ra (kiến là loại côn trùng nhạy cảm khi sắp có mưa chúng thường bò ra khỏi tổ đế di chuyển đến chỗ cao hơn)
- Cơ sở khoa học của kinh nghiệm: Được ông cha ta đúc rút từ việc quan sát thực tế
- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc dự báo thời tiết.
- Giá trị của kinh nghiệm: Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.
Câu 5: Tấc đất tấc vàng.
- Nghĩa câu tục ngữ: Đất quý như vàng.
- Cơ sở thực tiền: qua thực tế ông cha ta đã nhận thấy đất đai có giá trị to lớn (đất thường được tính bằng đơn vị mẫu, sào thước, “tấc đất” là một mảnh đất nhỏ, “tấc vàng” lại hàm ý giá trị vật chất, tính bằng vàng).
- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng hợp lí đất đai vì đất quý như vàng, đất cho lúa, ngô, khoai, sắn đế nuôi sông con người; đất cho cây trồng, vật nuôi giúp cho cuộc sống. Vàng ăn mãi cũng hết còn đất nếu biết khai thác hợp lí thì sê là nguồn lợi còn mãi với con người.
- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai đồng thời nêu cao ý thức về việc cải tạo đất.
Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Nghĩa câu tục ngữ: Trong nghề nông thì nuôi cá là đem lại giá trị kinh tế nhất, sau đó đến nghề làm vườn rồi đến nghề làm ruộng. Như vậy, câu tục ngữ cho chúng ta biết về thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.
- Cơ sở thực tiễn: Nhận thức được giá trị của các nghề nêu trên ông cha ta đã cán cứ vào giá trị thực tế của các nghề, tuy vậy ở đây nó chỉ có giá trị tương đối.
- Có thể áp dụng kinh nghiệm câu tục ngữ một cách linh hoạt vi không phải nơi nào câu tục ngử cũng đúng mà phải tuỳ thuộc vào diều kiện tự nhiên của mỗi vùng. (VD: ở miền núi thì nghề làm vườn mang lại giá trị kinh tế nhất, ở vùng đồng băng có thể áp dụng tương tự như trên)
- Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Nghĩa câu tục ngữ: Nêu lên thứ tự quan trọng của bốn yếu tô" trong nghề trồng lúa của nước ta. Nước có vai trò quan trọng hàng đầu sau đó mới đến phân và sự chăm chỉ cẩn mẫn của con người, cuối cùng là giống.
- Cơ sở thực tiễn: Thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhất là nghề trồng lúa nước đã có từ lâu đời, mà ông cha ta đã nhận thấy bốn yếu tố cần thiết đó là: nước, phân, sự chịu khó của người lao động và giống. Bôn yếu tố này kết hợp với nhau hài hoà mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu, cây ăn quả khác.
- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Điều đó có ý nghĩa to lớn đôi với nước ta - một đất nước mà phần lớn người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.
Câu 8: Nhất thì nhì thục.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Nói lên tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp.
- Cơ sở thực tiền: Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.
- Có thể áp dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ.
- Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Giúp cho người dân nhận thức được trong sản xuất phải biết dựa vào những thuận lợi do thời tiết mang lại, cây trồng sẽ có năng suất cao. Ngoài ra, cũng cần phải làm đất thật kĩ sẽ thuận tiện cho việc gieo trồng,
Câu hỏi 4:
Trong kho tàng văn học giân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một v: quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu của kinh ngh và trí tuệ của dân gian. Tục ngữ Việt Nam thường rất ngắn gọn, đối X nhau cả về nội dung và hình thức, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.
Thật vậy, đọc - hiếu 8 câu tục ngữ được SGK giới thiệu, ta nhận t tục ngữ râ't ngắn gọn, có câu chỉ có 4 âm tiết như: “Tấc đất, tấc và hay: “Nhất thì, nhì thục”. Dù ngắn gọn, song các câu tục ngữ đã diễn đầy đủ, trọn vẹn một nhận xét, một phán đoán hay đúc kết một quy nào đó.
Các câu tục ngữ đều sử dụng vần, nhất là vần lưng. Chẳng 1 ”mười”- “cười”, “nắng”- “vắng”, “nhà”- “gà”., đã tạo cho các câu tục ngũ nên nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ, dề lưu truyền trong dân gian.
Mặt khác, trong tục ngữ thường có các vế đôi xứng với nhau ci hình thức và nội dung. VD: Mau (dày) sao thì nắng/ vắng sao thì (nắng > < vắng)
Hoặc: Đêm tháng năm/ chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười/ chưa cười đã tối.
(đêm >< ngày, tháng năm >< tháng mười, sáng >< tối)
Chính nhờ phép đối trên đã tạo cho các câu tục ngữ trở nên cân hài hoà, làm nổi bật sự trái ngược giữa ngày và đêm, giữa mùa hỉ mùa đông, nhân mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệ mưa, nắng. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.
Một đặc điểm hết sức nổi bật của tục ngữ là lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. VD: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.” Với kết cấu là xứng và đối lập nhau theo từng vế, cấu trúc theo điều kiện - giả thiết: kết quả tạo nên sự chặt chè, dứt khoát và khẳng định. Kết cấu đó làm cho sự lập luận của tác giả dân gian được chặt chẽ và hàm xúc.
Bên cạnh việc lập luận chặt chẽ, các câu tục ngữ còn có cách nói hình ảnh. Bằng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như ẩn dụ, phóng tác giả dân gian đã nhấn mạnh vai trò của đất đai đối với người nông dân: “Tấc đất, tấc vàng”. Hoặc với biện pháp nói quá: “chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối”, người dân lao động xưa đã đưa ra một nhận xét thú vị về so sánh sự thay đổi thời gian ngày, đêm giữa các tháng.
Như vậy, có thể khẳng định: Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt nhừng kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ây là bài học thiết thực, là hành trang của nhân dân lao động.
– Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...
a)
Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đất lại quý như vàng.
Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.
Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.
b)Nhất nước: Nước là thành phần chính của cây trồng, nước tham gia vào mọi hoạt động sống như quang hợp; vận chuyển, trao đổi chất; định hình cơ thể... nước sạch cho sản phẩn sạch, nước ô nhiễm cho sản phẩm ô nhiễm... Mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển cây cần lượng nước khác nhau, thừa thiếu đều không tốt. Không có nước cây không thể duy trì sự sống.
Nhì phân: Phân bón là thức ăn của cây, mỗi giai đoạn cây cần thành phần, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Phân bón không thể thiếu trong nông nghiệp hiện đại, đặc biệt với phương pháp trồng cây không cần đất.
Tam cần: Cần cù, chăm chỉ trong lao động chân tay và trí óc. Nông nghiệp hiện đại không chỉ cần những con người chỉ biết 1 nắng hai sương mà còn cần những nhà nông thông thái, chịu khó học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức khoa học, kĩ thuật, có kiến thức về thị trường kinh tế nông nghiệp...
Tứ giống: Giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cần nghiên cứu tạo giống tốt, phù hợp với địa phương.
Cả 4 yếu tốt trên đều quan trọng và không thể thiếu thì nông nghiệp sẽ phát triển.
Làm bài văn cũng dễ dàng thôi Chỉ cần đầy đủ lý lẽ, dẫn chứng,... là được
Cho dàn bài này làm ví dụ :
I. Mở bài
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
b) Tác dụng của câu tục ngữ :
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
thanks minh nhe! cam on truoc nhớ tick cho mình nhé
- Lan chăm ngoan, học giỏi khiến cha mẹ rất vui lòng.
+ Câu này có cụm C - V " Lan chăm ngoan, học giỏi " đứng làm CN trong câu. + Câu này còn có cụm C - V " Cha mẹ rất vui lòng " là thành phần của cụm động từ và kết hợp với động từ " khiến ".- Bức thư tôi viết cho anh ấy đã được gửi đi từ hôm qua.
Câu này có cụm C - V " Bức thư tôi viết cho anh ấy " làm CN trong câu.
- Trung đội trưởng Bính có khuôn mặt đầy đặn.
Câu này có cụm C - V " khuôn mặt đầy đặn ". Cụm này dùng làm VN trong câu.
- Cây con này quả đất sai.
Câu này có cụm C - V " Quả đất sai " làm VN trong câu.
- Sương muối xuống nhiều làm cho lúa mới cấy có nguy cơ tàn lụi.
Câu này có cụm C - V " Lúa mới cấy có nguy cơ tàn lụi " làm phụ ngữ cho động từ " làm cho ".
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
+ Nội dung : Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao.
+ Nghệ thuật : Nhân hóa , ẩn dụ.
- Đói cho sạch rách cho thơm.
+ Nội dung : Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.
+ Nghệ thuật : Câu từ nhiều nghĩa.
- Học thầy không tày học bạn.
+ Nội dung : Học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
+ Nghệ thuật : So sánh.