Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tâm trạng của nhân vật Uy-lit-xơ khi gặp lại vợ và gia đình:
- Vui vẻ, mừng rỡ, vui sướng vì sắp được đoàn tụ cùng gia đình tuy nhiên chàng vẫn bình tĩnh, sáng suốt theo dõi tình hình
- Chàng vào vai người hành khất, bình tĩnh cùng con trai Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hôn láo xược, gia nhân phản bội
- Lúc gặp vợ, chàng luôn kiên nhẫn trải qua những thử thách của Pê-nê-lốp
- Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ chứng tỏ phẩm chất trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng.
- Tình cảm Uy-lít-xơ dành cho vợ vẫn dạt dào, và nguyên vẹn như ngày đầu
Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” của tác giả Hô-me-rơ đã cho ta thấy vẻ đẹp tình cảm cũng như trí tuệ của hai con người toàn tài là Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Nếu như Uy-lít-xơ hiện lên với sự thông minh, bình tĩnh thì Pê-nê-lốp vợ chàng cũng hiện lên với những phẩm chất hết sức đẹp đẽ.
Trước khi đi tìm hiểu những vẻ đẹp phẩm chất của nàng, chúng ta cần hiểu rằng bấy giờ chế độ mẫu hệ đã rời xa, bằng chứng là vị thần đứng đầu trên đỉnh Ô-lem-pơ là Thần Dớt. Lúc này cần sức mạnh trí tuệ và cơ bắp của người đàn ông. Nhưng sử thi này vẫn ca ngợi người phụ nữ, đây là một quan niệm mới mẻ, sâu sắc.
Trước hết, Pê-nê-lốp là một người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Bởi vậy nên trong suốt những năm tháng chồng nàng là Uy-lít-xơ xa nhà đã có vô số những kẻ đến cám dỗ hòng mong nàng nhận lời cầu hôn. Không chỉ vậy, ngay cả về phía Uy-lít-xơ nhiều năm xa nhà, nhưng vẫn một lòng hướng về nàng, hướng về gia đình, vượt qua bao khó khăn thử thách để trở về, cũng ngầm khẳng định vẻ đẹp của nàng. Nhưng ở Pê-nê-lốp nổi bật hơn cả là vẻ đẹp phẩm chất và trí tuệ.
Trước hết nàng là người vợ thủy chung, son sắt luôn một lòng đợi chồng trở về. Trong suốt hơn hai mươi năm chồng xa nhà, đã có biết bao người đến cầu hôn nàng, bên cạnh đó còn là sự giục giã của cha mẹ buộc nàng phải tái giá. Nhưng nàng vẫn kiên nhẫn chờ chồng. Không chỉ vậy nàng còn nghĩ ra mưu kế về tấm thảm ngày dệt, đêm tháo để trì hoãn việc tái giá, đây đồng thời cũng tạo ra cơ hội để nàng đợi chồng trở về. Và dù đã phải chờ đến hai mươi năm, nhưng trong những lời tâm sự với nhũ mẫu, Pê-nê-lốp vẫn khẳng định, dù Uy-lít-xơ có không trở về, nàng vẫn sẽ tìm ra mọi cách để không tái giá. Và giây phút hạnh phúc nhất của nàng chính là đã xác minh được người đàn ông hành khất kia, người đã đánh bại 108 kẻ cầu hôn chính là chồng mình, thái độ của nàng đã hoàn toàn thay đổi. Nàng giải thích trong hàng nước mắt: “Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác,…” và những cử chỉ với chồng thật âu yếm: “ Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”. Nàng bày tỏ niềm vui, hạnh phúc một cách hồn nhiên, bồng bột bởi không kiềm chế được cảm xúc, những cử chỉ, lời nói vô cùng âu yếm, tràn đầy tình yêu thương.
Không chỉ vậy, Pê-nê-lốp còn hiện lên với vẻ đẹp của trí tuệ - khôn ngoan và thận trọng. Trước hết, nàng là một người hết sức khôn ngoan. Để có thể trì hoãn, kéo dài thời gian đợi chồng về, nàng đã nghĩ ra mưu kế tấm thảm ngày dệt đêm tháo nên không bao giờ tấm thảm được hoàn thành, bởi vậy cũng chẳng bao giờ có việc nàng chấp nhận lời cầu hôn của một trong 108 tên kia. Đây quả là một diệu kế, chính nó đã giúp nàng kéo dài thời gian lâu đến vậy, để đợi được đến ngày Uy-lít-xơ trở về đoàn tụ cùng gia đình. Không chỉ vậy, khi nghe những lời nhũ mẫu khẳng định về chiếc sẹo do răng một con lợn nòi húc để lại trong một lần Uy-lít-xơ đi săn nhưng Pê-nê-lốp vẫn rất đỗi “phân vân”, trong lòng nàng vẫn đầy nghi ngờ và để đập tan nỗi nghi ngờ ấy nàng nghĩ ra một kế hoạch cực kì thông minh, thử thách Uy-lít-xơ về bí mật chiếc giường cưới mà chỉ có hai vợ chồng nàng mới biết.
Cách nàng đưa ra bài toán rất tự nhiên khiến không ai có thể nghi ngờ. Chỉ có Uy-lit-xơ mới nhận ra sự bất thường trong bài toán ấy. Nhận ra có vấn đề là người biết sự thật, biết sự thật mới là Uy-lit-xơ. Khi Uy-lít-xơ rất giận dỗi, hờn trách “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, đáp lại lời chàng Pê-nê-lốp nói với nhũ mẫu: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải trên giường”. Uy-lít-xơ giật mình bởi chiếc giường do chính nàng làm nên từ gốc cây nên không thể di chuyển. Từ chỗ bất ngờ, Uy-lít-xơ nói hết những đặc điểm có một không hai về chiếc giường, mà chỉ có chàng và Pê-nê-lốp biết. Đây chính là sự không ngoan để xác minh sự thật, để đón nhận hạnh phúc trọn vẹn mà không còn nghi ngờ.
Không chỉ vậy nàng còn là người vô cùng thận trọng. Sự thận trọng thể hiện gián tiếp qua việc tác giả sử dụng đến bốn lần từ “Thận trọng nói” trước mỗi câu nói của Pê-nê-lốp. Nó không chỉ được thể hiện gián tiếp mà còn được thể hiện trực tiếp qua chính ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Khi nhũ mẫu vui mừng báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp hoàn toàn không tin đó là sự thật. Nàng đưa ra hai lí lẽ để phản bác lại ý kiến của nhũ mẫu: thứ nhất đó là một vị thần xuống trừng trị những kẻ láo xược và hành động nhuốc nhơ của chúng; thứ hai “còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”. Khi nói ra những điều này có lẽ nàng rất đau khổ, nhưng cũng cho thấy nàng vô cùng thận trọng, bĩnh tĩnh để chỉ ra sự vô lí trong các thông tin mà nhũ mẫu đưa ra. Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thứ hai, nhũ mẫu cho đó là không thể cãi lại được chính là vết sẹo trên tay của Uy-lít-xơ. Nhưng ngay cả bằng cớ đó, bản thân nàng chưa thật làm tin tưởng người hành khất kia chính là chồng của mình. Và trong nàng bắt đầu có sự phân vân, liệu đây có phải là Uy-lít-xơ thật sự hay không. Nàng xuống nhà xem xác 108 người cầu hôn và cũng là để xác minh người hành khuất kia có đúng là chồng nàng hay không.
Bản thân nàng rất muốn tin đó là chồng mình, nhưng nàng là người thận trọng nên vẫn muốn tìm thêm bằng cơ để chứng minh. Khi gặp Uy-lít-xơ nàng ngồi phía đối diện để có cơ hội nhìn thật kĩ, thật rõ người hành khất. Lúc quan sát nàng lại vô cùng phân vân, lúc thì nghĩ đó là chồng mình, có lúc lại không tin người hành khất đó là chồng mình bởi hình dáng rách rưới không giống Uy-lít-xơ nàng vẫn biết. Trước những lời Tê-lê-mác trách móc nàng là người độc ác và sắt đá, nàng vẫn kiên định, thận trọng: “nếu đúng là cha, thì cha mẹ sẽ nhận ra nhau”. Đến đây Pê-nê-lốp không phủ nhận nữa nhưng nàng cần có thêm những bằng cớ khác để xác nhận người đàn ông kia là chồng mình.
Qua đây là có thể thấy rằng, Pê-nê-lốp là người phụ nữ vô cùng thận trọng. Bản thân nàng cũng vô cùng muốn nhận chồng, nhưng lại sợ những kẻ ác đến đánh lừa mình. Trong hai mươi năm chồng đi vắng, nàng đã phải đối mặt với 108 kẻ cầu hôn và những kẻ gia nhân phản bội. Bởi vậy, mọi sự thận trọng của nàng là hoàn toàn hợp lí. Sau tất cả, chỉ khi Uy-lít-xơ giải được bài toán về chiếc giường thì Pê-nê-lốp mới tin đó là chồng mình. Khi ấy tình yêu với chồng mới được thể hiện một cách rõ ràng, nồng nàn nhất
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí xuất sắc, Hô-me-rơ đã có thấy vẻ đẹp nhan sắc cũng nhưng vẻ đẹp trí tuệ, phẩm chất của nàng Pê-nê-lốp. Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ Hi Lạp cổ đại. Qua đó cho thấy thái độ ngợi ca, tôn vinh, những bước phát triển mới trong cách nhìn nhận vẻ đẹp người phụ nữ của tác giả.
Caau1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích: song thất lục bát.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ/ người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa/ người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.
Câu 3: “Mẹ già, con thơ” trong đoạn trích được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ;
Mẹ già phơ phất mái sương,/ Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
Còn thơ măng sữa, / Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: cô đơn, buồn tủi, nhớ thương chồng.
Câu 5: Nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất:
- Đảm đang, tần tảo.
- Giàu đức hi sinh.
Câu 6:
- Người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.
-> Tình cảm, suy nghĩ:
+ Xót thương, cảm thông với số phận bất hạnh, không được hạnh phúc.
+ Ngợi ca, trân trọng, cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của họ.
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.
2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")
-"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")
-"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế")
-"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu cau")
3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi có..."
Tác dụng:
-Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.
-Nội dung:
+Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.
+Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.
4. Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…
Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.
Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.
Em tham khảo:
Đây là kiểu bài so sánh. Kiểu bài này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, phải hiểu biết sâu nội dung các đoạn trích, biết cách khái quát các đặc điểm giống và khác nhau của các nhân vật từ hai đoạn trích đó.
Nếu Uy-lít-xơ trở về (sử thi Hi Lạp) miêu tả cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mưoi năm xa cách thì Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ) tái hiện cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau một biến cố đặc biệt. Các cảnh gặp gỡ đều có vẻ đẹp riêng thể hiện hình mẫu con người lí tưởng của thời đại sử thi.
a) Sự giống nhau :
– Về nội dung :
+ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh tái hợp vợ chồng.
+ Các nhân vật đều được đặt vào những thử thách đòi hỏi tự mình phải chứng minh, tự mình phải tìm cách tháo gỡ.
+ Tình huống các nhân vật bị đặt vào đều có kịch tính cao, đều diễn ra trong một phạm vi thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể.
+ Các nhân vật khi bị đặt vào thử thách đều có sự quan sát theo dõi củạ các nhân vật khác như là những trọng tài chứng giám. Các nhân vật đều phải công khai hành động.
+ Các nhân vật đều gắn vói thời kì hình thành và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây đều là gia đình danh tiếng, dòng dõi.
+ Các nhân vật đều coi trọng danh dự và phẩm giá của cá nhân, coi trọng danh dự, quy ước cộng đồng.
+ Các nhân vật đều có khát vọng về hạnh phúc, hướng tới cái đẹp, quyết tâm bảo vệ cái đẹp, bảo vệ hạnh phúc.
– Về nghệ thuật :
+ Các cảnh gặp gỡ đều được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật. Kết cấu của các đoạn trích đều được tổ chức theo hình thức kịch tính. Các tác giả đều sử dụng hình thức so sánh.
+ Cảnh gặp gỡ đoàn viên của các cặp vợ chồng đều toát lên vẻ đẹp của tình người, tình đòi, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người không chỉ ở thòi đại sử thi mà còn ở các thời đại khác.
b) Sự khác nhau :
Gợi ý:
– Ai là người bị thử thách ?
– Mức độ thử thách ?
– Người đặt điều kiện thử thách ?
– Lĩnh vực thử thách ?
– Ý nghĩa của cảnh đoàn viên ?
Hô-me-rơ, nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỷ IX và XIII trước Công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-lét. Hai bộ sử thi đồ sộ I-li-at và Ô-đi-xê là những cống hiến của ông cho văn học.
Tác phẩm ra đời vào thời kì người Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới bao la và bí hiểm đó. Con người ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Uy-lít-xơ chính là lí tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ của người Hi Lạp.
Mặt khác Ô-đi-xê ra đời khi người Hi Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung. Hô-mê-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu chung thuỷ được thể hiện trong đoạn trích Uy-lít- xơ trở về.
Trí tuệ và tình yêu của Uy- lít-xơ và Pê-nê-lốp biểu tượng những phẩm chất cao đẹp của người cổ đại Hy Lạp khát khao vươn tới qua lối mưu tả tâm lý, lối so sánh, giọng điệu kể chuyện.
Ô-đi-xê kể lại cuộc hành trình về quê Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca. Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm Uy-lít-xơ đang bị nữ thần Ca-lip-xô dâng linh đan để chàng trường sinh bất tử cùng chung sống với nàng. Các thần cầu xin Dớt. Thần Dớt lệnh cho Ca-lip-xô phải để chàng đi. Uy-lít-xơ gặp bão, thần biển trả thù Uy-lít-xơ vì chàng đã đâm thủng mắt Xi-clôp- đứa con trai của thần, Uy-lít-xơ may mắn dạt vào xứ sở của An-ki-nô-ôt. Biết chàng là người đã làm nên chiến công thành Tơ-roa. Nhà vua yêu cầu chàng kể lại cuộc hành trình từ ca khúc I tới ca khúc XII. Được nhà vua An-ki-nô-ốp giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương. Lúc đó Pê-nê-lốp - vợ của chàng tại quê nhà phải đối mặt với 108 tên vương tôn công tử đến cầu hôn. Uy-lít-xơ cùng con trai và đám gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng, gia đình Uy-lít-xơ được sum họp một nhà.
Đoạn trích thuộc khúc ca XVIII trong Ô-đi-xê. Trước đoạn trích này là Uy-lít-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về vợ chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai cha con Uy-lít-xơ đã tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.
Qua đoạn trích, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Pê-nê-lốp và của Uy-lít-xơ.
Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp, vui sướng, nhưng vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt. Chàng đóng vai người hành khất, bình tĩnh lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hốn láo xược và những giai nhân phản bội. Khi gặp lại vợ, chàng vẫn bình tĩnh, cố kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ "Nghe nàng nói vậy, Uy-lít- xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười"... cho thấy trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng.
Tâm trạng "rất đỗi phân vân" của nàng thể hiện ở dáng điệu, cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử: "Không biết nên đứng xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn". Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động khôn cùng: "Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp".
Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Bên cạnh sự thông minh, tỉnh táo là sự thận trọng của nàng. Điều đó rất phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc này. Pê-nê-lốp là người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà rất giàu tình cảm, phẩm chất cao thượng.
Cách kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả bất ngờ và xúc động làm nổi bật phẩm chất của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.
Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong đoạn trích là tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ...
Trong đoạn cuối, biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công là so sánh: Hình ảnh "mặt đất" và "người đi biển" nói lên tâm trạng khao khát đến tuyệt vọng, nhưng cũng mừng vui khôn xiết của nàng Pê-nê-lốp khi gặp lại người chồng yêu dấu sau hai mươi năm vì chiến tranh và lưu lạc.
Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng được so sánh với người đi biển bị đắm tàu, trong cơn tuyệt vọng bỗng nhận ra đất liền.
Với thực tiễn nước ta hiện nay và bối cảnh quốc tế hiện thời, để phát triển con người Việt Nam, để “bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”, “phát huy nguồn lực con người” với tư cách là yếu tố cơ bản cho sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, để có thể “cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đời sống xã hội. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến phát triển con người, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân”.