K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2018

1

Người tối cổ

Người tinh khôn

- Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.

- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…

- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.

- Công cụ: sử dụng hòn đá được ghè đẽo thô sơ.

- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).

- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.

- Lớp lông mỏng không còn.

- Đã biết chế tạo công cụ sắc bén hơn, tra cán vào công cụ,…


3 tháng 11 2018

2.

So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn:

- Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.


3. IQ của người tinh khôn cao hơn người tối cổ vì thể tích não người tinh khôn lớn hơn người tối cổ

Bài1:Tìm n thuộc N,biết:a) 7 chia hết cho n - 2                                                       d) n + 4 chia hết cho 2n + 3b) n + 2 chia hết cho n + 1                                                e) 2n + 9 chia hết cho 4n + 3c) 2n + 5 chia hết cho n + 1                                               f) n2 + n + 4 chia hết...
Đọc tiếp

Bài1:Tìm n thuộc N,biết:

a) 7 chia hết cho n - 2                                                       d) n + 4 chia hết cho 2n + 3

b) n + 2 chia hết cho n + 1                                                e) 2n + 9 chia hết cho 4n + 3

c) 2n + 5 chia hết cho n + 1                                               f) n2 + n + 4 chia hết cho n + 1

Bài2:Tìm cặp số TN x,y biết:

a) (x + 4).(y + 1) = 8                                                        c) x.y + 2x + y

b) (2x + 3).(y - 2) = 15                                                     d) x.y - x - 3y = 4

Bài3:Tìm các chữ số a,b biết:25a4b chia hết cho 2;5;9

Bài4:Tìm các chữ số a,b thuộc N* biết:

a) a + b = 95 và WCLN(a,b) = 19                                     c) a.b = 96 và WCLN(a,b) = 2

b) a.b = 2400 và BCNN(a,b) = 120                                   d) WCLN(a,b) = 15 và BCNN(a,b) = 1260

CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA! TẠI DẠO NÀY MÌNH THI NHIỀU QUÁ!     ^-^

4
28 tháng 12 2020

làm hết hả bạn

28 tháng 12 2020

mình chụp gởi cho bn nha

19 tháng 4 2017

Nguyen thi thuy tien

Câu 1 :

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :
- Về phía quân xâm lược Hán : thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
- Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh — quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3- 43 Hai Bà hi sinh anh dũng — cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 -43 thì chấm dứt...

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

19 tháng 4 2017

giúp với

20 tháng 11 2016

1) Theo em, truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?

- Đã biết đắp đê và có ý thức chống lại bão lũ

20 tháng 11 2016

2) Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí ( hình 31, 32 trong SGK lớp 6) nói lên điều gì?

- Các làng bản, bộ lạc có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
- Đồng là nguyên liệu chủ yếu không chỉ để chế tạo công cụ lao động mà còn để chế tạo các loại vũ khí.

9 tháng 5 2016

* Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên đã để lại cho chúng la:

- Lòng yêu nước

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

* Ý nghĩa

- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc

- Mở ra 1 thời đại mới cho dân tộc

- Là cơ sở để sau này phục lại quốc thống

- Nếu cao tinh thần chiến tranh bất khuất, quật cường của nhân dân ta

- Để lại bài hok kinh nghiệm cho đời sau

Lúc nãy quên đọc đề câu sau nên ms làm thiếu! haha

9 tháng 5 2016

* Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
- Lòng yêu nước
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc

1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu. a. Chính trị: trực tiếp cai trị, chia quận huyện. A B 1. Năm 179 TCN nhà Triệu a. Tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ) 2. Năm 111TCN nhà Hán b. Chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân 3. Đầu thế kỉ III nhà Ngô c. Chia nước ta thành: Giao Châu, Ái Châu, Đức...
Đọc tiếp

1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc
sống của nhân dân Giao Châu.
a. Chính trị: trực tiếp cai trị, chia quận huyện.
A B
1. Năm 179 TCN nhà Triệu a. Tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc
Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
2. Năm 111TCN nhà Hán b. Chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và
Cửu Chân
3. Đầu thế kỉ III nhà Ngô c. Chia nước ta thành: Giao Châu, Ái Châu,
Đức Châu, Lợi Châu,Minh Châu và
Hoàng Châu.
4. Đầu thế kỉ VI nhà Lương d. Chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu
Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của
Trung Quốc thành châu Giao.
5. Năm 679 nhà Đường e. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
1............ 2........... 3........... 4........ ... 5...........
b. Văn hóa: thực hiện đồng hóa về văn hóa.
- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy..............................và tiến
hành du nhập............................, Đạo giáo, ....................... và
những ........................của người Hán vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn sử dụng .......................... của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp
sống riêng với những ....................................như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,
làm bánh giầy, bánh chưng...
2. Hãy lập niên biểu các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40
đến thế kỉ IX.
Số
TT
Thời gian Tên cuộc
khởi nghĩa/
Kháng chiến
Địa điểm Kết quả Ý nghĩa
1 Năm 40 - 42 Hai Bà Trưng
2 Bà Triệu
3 Lý Bí
4 Mai Thúc
Loan
5 Phùng Hưng
-------------------------------------Luyện tập:
1. Em hãy đọc kĩ nội dung từ bài 17 đến bài 23 trong sách giáo khoa Lịch sử
6 và điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học?
2. Nêu những chuyển biến về văn hóa nước ta ở các thế kỉ I –VI? Vì sao
người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...................................................................

3. Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giải thích vì sao
ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều
trường học, đường phố, ...mang tên Hai Bà Trưng.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................................................................................

4. Lý Bí đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi? Em hiểu thế nào về ý
nghĩa tên gọi “Vạn Xuân”
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................................

4
11 tháng 5 2020

4. Lý Bí đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi? Em hiểu thế nào về ý
nghĩa tên gọi “Vạn Xuân”

Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa:

- Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.

- Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.


11 tháng 5 2020

3. Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giải thích vì sao
ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều
trường học, đường phố, ...mang tên Hai Bà Trưng.

- Ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.

+Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.

+Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

-Ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều
trường học, đường phố, ...mang tên Hai Bà Trưng vì để tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng,biết ơn với những công lao của Hai Bà Trưng đối với đất nước, thể hiện đạo lý " Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam