Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nguyên tố chu kì 2 gồm: Li, Be, B, C, N, O, F và Ne.
- Li và Be là kim loại nên hydroxide của chúng là: LiOH và Be(OH)2.
- Tính acid của LiOH < Be(OH)2, tính base của LiOH > Be(OH)2.
- Al(OH)3 thể hiện tính acid khi tác dụng với dung dịch NaOH:
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
- Al(OH)3 thể hiện tính base khi tác dụng với dung dịch HCl
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Ví dụ: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
⇒ Nguyên tử X có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
- Do có 7 electron lớp ngoài cùng nên nguyên tố X là phi kim.
- Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O7 là acidic oxide.
- Công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HXO4 là acid mạnh.
Để so sánh được tính acid và base của các oxide và hydroxide dựa vào vị trí nguyên tố tạo nên chúng trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học cần ghi nhớ:
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
- Trong cùng 1 chu kì, tính từ trái trang phải, tính acid của hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tăng dần
=> Sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid: HClO4 > H2SO4 > H3PO4 > H2SiO4
Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tăng dần.
⇒ Chiều giảm dần tính acid: HClO4 > H2SO4 > H3PO4 > H2SiO3.