Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo Trần Quốc Tuấn, các tướng sĩ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước, chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược để chống lại giặc Mông – Nguyên xâm lược. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.
THAM KHẢO!
a.
Phương diện | Văn bản nghị luận văn học | Văn bản nghị luận xã hội |
Đối tượng nghị luận | Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. | Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
Phạm vi nghị luận | Gói gọn trong tác phẩm văn học. | Bao quát các vấn đề trong cuộc sống. |
Mục đích nghị luận | Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học. | Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống. |
Lí lẽ và dẫn chứng | Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học. | Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học. |
tham khảo
__
b.
Phương diện | Văn bản nghị luận trung đại | Văn bản nghị luận hiện đại |
Hình thức | - Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu... - Sử dụng Hán văn. - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển. - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. | - Ngôn ngữ đời thường, hiện đại. - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng. - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
Nội dung | Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an. | Đề tài rộng, phong phú. |
a.
Phương diện | Văn bản nghị luận văn học | Văn bản nghị luận xã hội |
Đối tượng nghị luận | Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. | Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
Phạm vi nghị luận | Gói gọn trong tác phẩm văn học. | Bao quát các vấn đề trong cuộc sống. |
Mục đích nghị luận | Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học. | Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống. |
Lí lẽ và dẫn chứng | Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học. | Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học. |
b.
Phương diện | Văn bản nghị luận trung đại | Văn bản nghị luận hiện đại |
Hình thức | - Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu... - Sử dụng Hán văn. - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển. - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. | - Ngôn ngữ đời thường, hiện đại. - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng. - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
Nội dung | Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an. | Đề tài rộng, phong phú. |
Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- Hào khí Đông A (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) là hào khí của nhà Trần, thể hiện khí thế oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông A là kết tinh lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.
- Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên đã thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân dân nhà Trần. Sự đoàn kết của quân, dân, cả nước ấy chính là biểu hiện của hào khí Đông A trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- Việc sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, chính xác nhằm thuyết phục binh sĩ và người đọc sau này hiểu được quan điểm sâu sắc của tác giả
THAM KHẢO!
Trần Quốc Tuấn đã sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, thuyết phục:
- Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.
- Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục... để cuối cùng khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Hào khí Đông A thể hiện ở tỉnh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù, bảo vệ bờ cõi đất nước; điểm đặc biệt của hào khi Đông A đó là sự đoàn kết, tinh thần trên dưới một lòng của vua, tướng, binh sĩ, quân dân nhà Trần. Trong Hịch tướng sĩ, tinh thần đồng lòng đó thể hiện qua việc tác giả lập luận vừa trên lập trường người bề trên nói với kẻ dưới, vừa trên lập trường những người đồng cảnh ngộ, sự gắn bó về vận mệnh của bản thân với vận mệnh của binh sĩ và vận mệnh quốc gia, dân tộc, đem sự vinh nhục của bản thân gắn với sự vinh - nhục của binh sĩ, của quốc gia, dân tộc.
THAM KHẢO!
Hào khí Đông A thể hiện ở tỉnh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù, bảo vệ bờ cõi đất nước; điểm đặc biệt của hào khi Đông A đó là sự đoàn kết, tinh thần trên dưới một lòng của vua, tướng, binh sĩ, quân dân nhà Trần. Trong Hịch tướng sĩ, tinh thần đồng lòng đó thể hiện qua việc tác giả lập luận vừa trên lập trường người bề trên nói với kẻ dưới, vừa trên lập trường những người đồng cảnh ngộ, sự gắn bó về vận mệnh của bản thân với vận mệnh của binh sĩ và vận mệnh quốc gia, dân tộc, đem sự vinh nhục của bản thân gắn với sự vinh - nhục của binh sĩ, của quốc gia, dân tộc.
Theo Trần Quốc Tuấn, các tướng sĩ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước, chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược để chống lại giặc Mông – Nguyên xâm lược. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.