K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2019

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

- Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa để nói về con người có nghĩa.

    + Con hổ là loài cầm thú hung dữ mà còn sống có nghĩa, có tình thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn được

     + Đây là cách diễn giải gián tiếp về con người.

4 tháng 12 2017

1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn văn? Mỗi đoạn nói gì?
BL: - Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện cổ trung đại.
- Truyện có 2 đoạn :
+ Đoạn 1: Kể chuyện giữa một con hổ và một và đỡ
+ Đoạn 2: Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu. 
2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện "con hổ có nghĩa" mà không phải là "Con người có nghĩa"?
BL: - Biện pháp là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. 
- Nhằm mục đích đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 

26 tháng 4 2019

Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong truyện là: tưởng tượng hư cấu.

9 tháng 3 2018

Ý nghĩa câu chuyện:

- Đề cao, ca ngợi lối sống tình nghĩa, biết giúp đỡ kẻ gặp nạn

- Người được nhận ơn phải ghi nhớ và biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân.

20 tháng 12 2017

--> Mượn chuyện loài vật để nói chuyện về việc đối xử giữa con người với con người
--> Qua câu chuyện Con hổ có nghĩa người xưa muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống cần có trước có sau, ăn quả phải nhớ người trồng cây.

17 tháng 7 2017

Dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” sẽ tạo ra tính hấp dẫn cho chuyện kể, hơn nữa nó nhấn mạnh lối sống tình nghĩa, đến con vật còn sống có nghĩa cớ sao con người lại có thể không như vậy

24 tháng 3 2016

Chọn  con hổ làm nhân vậy chính chứ không phải là một con vật nào khác – đó cũng là một dụng ý để thực hiện mục đích giáo huấn của câu chuyện. Trong thế giới tự nhiên, hổ là giống vật ăn thịt, là loài thú mạnh nhất , hung bạo nhất trong các loài thú dữ. Nó là "mãnh thú" đứng đầu các "mãnh thú", là chúa sơn lâm. Người ta ví "dữ như cọp", "oai như cọp". Người ta mang " ưđng ba mươi" ra để hù doạ nhau. Nhưng trong quan hệ gia đình thì "hổ giữ không ăn thịt con".  Còn trong câu chuyện này , trong quan hệ xã hội, ta lại gặp những con hổ có nghĩa. Mãnh thú mà còn có tình, có nghĩa , có lòng biết ơn sâu sắc - điều đó khiến cho con người chúng ta, nhất là nhỡng kẻ vô tình, vô nghĩa phải hổ thẹn. 

24 tháng 3 2016

vì muốn truyện có tính chất giáo huấn.

làm cho câu truyện thêm phần sinh động, tính chất giáo huấn tạo cho người đọc như đang nói về chính bản thân mình từ đó rút ra bài học

2 tháng 4 2018

Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác