Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Ý 3 sai vì ở gà và chim ăn hạt diều có vai trò chứa thức ăn và tiêu hóa cơ học không chứa dịch tiêu hóa.
Đáp án A
I. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức bao gồm hai giai đoạn tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. à đúng
II. Tuyến mật ở người đóng vai trò tiết ra enzyme đổ vào ruột non, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein. à sai, enzyme này thúc đẩy quá trình tiêu hóa lipit.
III. Dạ dày người là bộ phận có thiết diện lớn nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa ở người, nó có thể bị cắt bỏ một phần mà người ta vẫn có thể sống sót. à đúng
IV. Gà thường ăn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cơ học ở dạ dày cơ (mề gà). à đúng
Đáp án A
Ở gà và chim ăn hạt, điều có vai trò chứa thức ăn và tiêu hóa cơ học, không chứa dịch tiêu hóa
Đáp án C
- I đúng, lần nhai thứ nhất chỉ có tác dụng làm ướt thức ăn.
- II sai vì dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ dày múi khế là dạ dày chính thức.
- III đúng, động vật ăn thực vật có dạ dày đơn chỉ nhai một lần nên thường nhai rất kĩ và tiết nhiều nước bọt.
- IV sai vì diều không chứa dịch tiêu hóa.
- V đúng vì chim có dạ dày tuyến nên tốc độ tiêu hóa khỏe hơn cả.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Đáp án B
Chỉ có phát biểu số IV đúng.
Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học đều có ý nghĩa nhất định đối với quá trình tiêu hóa thức ăn. Ở dạ dày của chim, gia cầm tiêu hóa cơ học và hóa học xảy ra đồng thời, tuy nhiên quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở ruột non.
Dạ dày cơ có vai trò biến đổi cơ học, dạ dày tuyền có vai trò biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa.
- Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.
+ Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé nhỏ.
+ Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng → Người khổng lồ.
+ Hoocmôn sinh trưởng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). Do đó, giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường → giảm phân chia tế bào → giảm số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn. Còn ở giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều hơn bình thường → tăng phân chia tế bào → tăng nhanh số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ có kích thước khổng lồ.
- Trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp vì: Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển.
→ Cần bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối iốt và các thực phẩm giàu iốt như cá biển, trứng, sữa,…
- Tinh hoàn là bộ phận sản sinh ra hoocmôn testostêron. Testostêron kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Khi cắt bỏ tinh hoàn ở gà trống cong, hoócmôn này không tiết ra dẫn đến mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,….
Quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của những loài trên (muỗi, trâu, sư tử) có những điểm giống nhau và khác nhau do sự thích nghi với những loại thức ăn khác nhau:
- Giống nhau: Muỗi, trâu, sử tử đều là những loài động vật có quá trình biến đổi thức ăn diễn ra trong ống tiêu hóa. Trong đó, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được tiêu hóa ngoại bào tạo thành chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ được.
- Khác nhau:
+ Về cách lấy thức ăn: Muỗi lấy thức ăn bằng cách ăn hút (hút dịch lỏng từ cơ thể động vật hoặc thực vật) nhờ vòi chích lỗ. Trâu, sử tử lấy thức ăn bằng cách ăn thức ăn rắn (trâu gặm cỏ, sư tử cắn xé con mồi).
+ Về cách tiêu hóa thức ăn: Sự tiêu hóa thức ăn ở muỗi, sư tử nhanh hơn ở trâu do nguồn thức ăn của chúng giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa; sự tiêu hóa thức ăn ở trâu có sự tham gia của hệ vi sinh vật cộng sinh;…
câu 1
Diều (hay còn gọi là bầu diều) là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa và là phần giãn nở của thực quản. Cơ quan này được tìm thấy trong rất nhiều ngành động vật. Nó có ở chim, bò sát không bay, động vật không xương sống như giun đất, đỉa và côn trùng.
câu 2
- Gà không hề ăn nhầm đâu mà vì gà không có răng nên chúng không thể nghiền được thức ăn mà chúng lại hay hay ăn những loại thức ăn thô,cứng,khó tiêu hóa. Chính vì vậy mà chúng ăn sỏi để khi dạ dày co bóp những viên sỏi sẽ được nhào lộn cùng với thức ăn trong bụng chúng khiến cho thức ăn được nghiền nát và dễ tiêu hóa hơn. Cấu tạo dạ dày của chim, gà đặc biệt nên những viên sỏi sẽ không thể làm cho dạ dày của chúng bị thủng và khi đào thải thức ăn những viên sỏi cũng sẽ đc đào thải ra ngoài qua hậu môn.