">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

loading...

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

STT

Văn bản

Nội dung chính

1

Đăm Săn chiến thắng Mato Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

Văn bản kể lại quá trình Đăm Săn đã hạ gục Mtao Mxây để cứu được vợ mình và mở tiệc ăn mừng chiến thắng linh đình. Thể hiện sự trân trọng ngưỡng vọng của mọi người với người tù trưởng tài ba.

2

Gặp Ka-ríp và Xi-la (Trích sử thi Ô-đi-xê)

Sau khi nhận lời tiên tri của Xi-ếc-xê, Ô-đi-xê cùng các thủy thủ tiếp tục lên đường. Họ đã vượt qua ải của các nàng Xi-ren nhưng lại bị vây khốn bởi đòn tấn công của Ka-ríp và Xi-la

3

Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Trích sử thi Đăm Săn)

Văn bản kể lại quá trình Đăm Săn đến chinh phục nữ thần Mặt Trời. Đăm Săn đã đến nhà của nữ thần Mặt Trời và ngỏ ý muốn cưới nàng làm vợ. Nữ thần đã từ chối anh. Chàng ra về trước sự khuyên can của nữ thần và chết lún trong rừng ma đất đen

4 tháng 11 2016

II làm văn

Ta là An Dương Vương, vị vua đã xây nên thành cổ Loa bền vững và đã được thần Kim Quy trao tặng cái lẫy thần nên giữ được bình yên cho muôn dân. Lúc đó, Triệu Đà sang xâm lược nhiều lần nhưng hắn phải thất bại trước cái nỏ thần linh thiêng kì diệu ấy: Chỉ cần một mũi tên bắn ra là có biết bao quân sĩ gục ngã. Tức giận, hắn chờ đợi thời cơ; còn ta tự đắc trước những chiến công nên không dè dặt nghĩ đến những âm mưu hiểm độc của Triệu Đà.

Một ngày kia, một tên tâm phúc của Triệu Đà mang lễ vật đến xin cầu hòa. Ta nhận lời ngay vì không muốn kéo dài binh đao khói lửa. Từ đó, hắn cho con trai là Trọng Thủy sang lân la với con gái ta là Mị Châu. Trọng Thủy là chàng trai lịch lãm nên hắn dễ dàng lấy được lòng cha con ta. Thế rồi, Triệu Đà chính thức mang lễ vật đến cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thụy. Đã từ lâu Mị Châu cũng phải lòng Trọng Thủy rồi nên ta không có lí do gì mà từ chối. Chúng cưới nhau và sống hết sức thuận hòa hạnh phúc. Nhưng đối với ta, Trọng Thủy có vẻ hơi khác thường.

Một thời gian, Trọng Thủy xin phép về thăm cha rồi không bao lâu quay trở lại. Ta cho quân bày yến tiệc và rót rượu cho Trọng Thủy nhưng hắn từ chối. Ngược lai, hắn lại mời ta uống liên tiếp đến nỗi ta say mèm chỉ thoáng thấy bóng hắn vụt qua rồi ta không biết gì nữa. Đến khi tỉnh lại, ta thấy Trọng Thủy đang ngồi bên cạnh ta cung kính nói:

– Thưa nhạc phụ, người đã khỏe chưa?

– Ta khỏe rồi. Sao con không đến với Mị Châu? Ta thì thào.

– Hiền thê đà có nô tì chăm sóc rồi! Hắn nhỏ nhẹ đáp.

Ta lại nói tiếp:

– Được rồi, con cứ đến thăm vợ con đi.

Hắn kính cẩn chào:

– Xin phép nhạc phụ, con đi.

Vua An Dương Vương đã không cảnh giác trước kẻ thù nên cơ nghiệp bị sụp đổ

Tất cả những nghi ngờ trong ta từ trước đến nay đã tan biến hết. Đang sống yên vui, bất ngờ Trọng Thủy lại xin về nước khiến Mị Châu buồn bã vô cùng. Chỉ mấy ngày sau, Triệu Đà ùn ùn kéo đại quân sang. Ta ngạc nhiên quá, nhưng tin tưởng vào nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ chờ quàn giặc đến gần thành rồi bắn luôn. Không ngờ, nỏ thần hết hiệu nghiệm mà quân thù đang đi vào thành. Vừa hoảng sợ và thắc mắc ta không hiểu nổi lí do nào mà nỏ thần không còn ứng nghiệm nữa. Cuối cùng trước tình thế cấp bách ta cùng Mị Châu lên ngựa tháo chạy về phía đông. Nhưng chạy đến đâu cũng nghe tiếng reo hò quân giặc đuổi theo. Cùng đường, ta hướng mắt về phía biển khơi gọi thần Kim Quy cứu giúp. Bỗng thần nổi lên và dõng dạc nói: “Giặc ở sau lung nhà vua đó!".

Ta quay lại nhìn thì chỉ có Mị Châu với chiếc áo lông ngỗng đã trụi cả lông. Ta chợt hiểu ra tất cả. Thì ra bọn giặc dò theo dấu lông ngồng để đến được đây. Và cũng chính Mị Nương, đứa con gái thơ ngây của ta đã vô tình tiết lộ bí mật quốc gia cho tên gián điệp Trọng Thủy cho nên ta mới có ngày này. Quá tuyệt vọng, không còn con đường nào khác ta rút gươm ra chém chết Mị Châu rồỉi tự tử. Nhưng thần Kim Quy lại rẽ mặt nước cho ta đi xuống biển.

Đây là câu chuyện sự thật của đời ta, của vua An Dương Vương đã không cảnh giác trước kẻ thù nên cơ nghiệp bị sụp đổ. Ta mong rằng những kẻ kế vị sau này xem đây là bài học xương máu mà giữ mình.


 

31 tháng 8 2017

II , Làm văn ( 7 điểm )

Lúc nhỏ tôi thường mặc cảm về xuất thân của mình, về người cha của tôi. Đám bạn thường xuyên trêu chọc tôi về cái việc mà tôi chẳng thể nào quyết định được, đó là bàn tay bị tật của cha tôi. Chính nguyên nhân đó đã khiến tôi từ một đứa trẻ yêu thương, kính trọng cha mình hết mực thành một người trầm cảm, thụ động. Ngoài giờ học trên lớp, tôi hầu như không ra ngoài, không nói chuyện với ai. Cha tôi chẳng thể nào hiểu được việc gì đang xảy ra với tôi lúc ấy. Để giúp đứa con gái bé bỏng của mình, cha đã luôn cố gắng nói chuyện với tôi, mua cho tôi những thứ đồ chơi mà trẻ con thường thích. Nhưng đáp lại thái độ yêu thương của cha là sự lạnh nhạt và ánh mắt hờn dỗi của một đứa trẻ chưa hiểu chuyện đã vội kết tội cha mình như tôi. Trong đầu óc thơ dại của tôi lúc đó luôn văng vẳng câu nói của đám bạn: “Cha mày làm việc xấu nên tay cha mày mới như vậy, cha mày là người xấu, mày cũng là người xấu”.

Trong một lần làm bài tập làm văn, khi được yêu cầu miêu tả về người cha của mình, tôi đã viết rất hăng say. Nhưng người cha mà tôi miêu tả trong bài văn của mình không phải là người cha hiện tại của tôi mà là một người cha hoàn toàn xa lạ do tôi tưởng tượng nên. Người cha ấy là một người khỏe mạnh với đôi bàn tay cứng cỏi chứ không phải một người với đôi bàn tay bị tật như cha tôi. Bài văn ấy tôi được điểm rất cao và tôi luôn nâng niu nó, xem nó như là một lời động viên, một mẫu người cha lý tưởng của mình.

Một buổi chiều, sau khi từ trường trở về, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cha ở trong phòng mình, trên tay là bài văn được điểm 9 của tôi. Tôi cứ tưởng cha sẽ rất vui vì tôi, vì bài văn đạt điểm cao này. Thế nhưng sự việc lại hoàn toàn không như tôi tưởng tượng. Cha không nói gì, cha bước ra ngoài với vẻ mặt đượm buồn, để lại mình tôi trong phòng với những suy nghĩ khó hiểu. Buổi tối hôm đó, khi mọi người đã đi ngủ, tôi thì vẫn không thể nào ngủ được với những suy nghĩ về thái độ lúc chiều của cha tôi, thì bỗng có tiếng chân khe khẽ bước vào phòng tôi, từ từ tiến đến giường tôi, tôi vội nhắm mắt giả vờ như đã ngủ, nhưng dù thế thì tôi vẫn có thể nhận ra người đó chính là cha.

Cha tôi vẫn thường làm thế, sửa lại chăn cho tôi, đóng lại cánh cửa sổ để tôi không bị lạnh. Dù với đôi tay bị tật, rất khó để làm những việc đó nhưng cha tôi cố gắng làm chúng vì tôi. Nhìn dáng dấp cha tôi lúc đó mà nước mắt tôi rơi từ khi nào không hay, tôi đã cố gắng không khóc ra tiếng nhưng hình như cha vẫn có thể cảm nhận được đứa con gái bé bỏng của ông đang khóc. Lại một lần nữa cha bước đến giường tôi, nhưng lần này không phải để kéo chăn cho tôi mà là lau nước mắt cho tôi. Cha bắt đầu nói. Tiếng của cha rất nhỏ chỉ đủ để tôi và cha có thể nghe thấy, tránh làm mọi người trong nhà thức giấc. “Con khóc vì nhận ra cha không phải là một người xấu phải không con gái ?”, tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài việc gật đầu.

Cha lại nói tiếp: “Cha đã hiểu tất cả khi một lần tình cờ đến trường con, nhìn thấy thái độ của các bạn đối với con và sau khi đọc bài văn của con thì cha càng thấu hiểu con hơn bao giờ hết. Thật ra tay cha bị tật không phải vì cha làm việc xấu đâu con gái à! Mà đó là một minh chứng của việc cha đã chiến đấu rất anh dũng, rồi cha bắt đầu kể cho tôi nghe về những chiến tích của cha ở chiến trường, về những trận đánh một mất một còn của cha, về những người đồng đội của cha và những tình cảm mà họ dành cho nhau…". Được nghe những câu chuyện của cha, tôi cảm thấy vui hơn bao giờ hết và chìm vào giấc ngủ khi nào không hay.

Từ đó về sau, tôi không còn mặc cảm về người cha của mình, đám bạn của tôi cũng dần quên đi xuất thân của tôi và cũng bắt đầu chơi với tôi.

Bây giờ tôi đã là sinh viên năm hai. Nhiều lúc nhớ lại chuyện cũ tôi vẫn thường bật cười vì những suy nghĩ trẻ con của tôi lúc bấy giờ. Học xa nhà, một mình ở đất Sài thành, cảm giác trống vắng nhớ nhà luôn thường trực trong tôi, bởi thế hễ được nghỉ là tôi lại bắt chuyến xe sớm nhất về với gia đình, với người cha thân yêu của tôi. Bởi không đâu mang lại cho tôi cảm giác bình yên nhưng khi ngồi bên cha, nghe cha kể những câu chuyện chiến tranh mà cha từng trải qua…

Nếu không có những con người với những đôi tay kỳ diệu, sẵn sàng khoác trên vai cây súng để bảo vệ sự yên bình của tổ quốc thì liệu chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay.

31 tháng 8 2017

I , Đọc - hiểu ( 3 điểm )

1, - Phương thức biểu đạt : Tự sự xen miêu tả

2, - Nội dung : Nói về sức khỏe phi thường của tràng Đăm Săn

3, Biện pháp tu từ : So sánh - Nhân hóa

=> Cho chúng ta thấy rõ được sức mạnh phi thường của chàng Đăm Săn .

11 tháng 10 2018

m.n ơi làm bài mình với

12 tháng 10 2018

Câu 1: Phương thức biểu cảm.

Câu 2:

- Ẩn dụ "muối đời mẹ", "muối đời cha" để chỉ những nhọc nhằn vất vả, nỗi cay đắng trong đời mà cha mẹ trải qua, hi sinh để con khôn lớn, trưởng thành.

- Phép nhân hóa "con cá đau", "con cá giận" để chỉ sự quen thuộc cố hữu, đặc trưng, thuộc tính của loài cá. Dựa vào sự nóng lạnh của dòng nước mà mỗi mùa lại ở nơi ấy nơi ấy, sản sinh ra những thế hệ. Nhân hóa "con cá giận phận mình bèo bọt" đã gán cho sự vật vốn vô tri một suy nghĩ. Đó là suy nghĩ của con người, là việc thấy phận mình nhỏ bé hữu hạn giữa cuộc đời, thấy chưa thỏa được cái trí tung hoành ngang dọc, chưa thỏa những ước nguyện, khao khát...

- Phép nhân hóa "Phố cô đơn một mảnh trăng gầy" cùng những hình ảnh hoán dụ "Thu Hà Nội thôi không thơm màu cốm mới", "Mưa Sài Gòn thôi ướt tóc em bay"gợi chiều sâu cho khổ thơ. Những sự vật "phố", "Sài Gòn", "Hà Nội" để chỉ vật chứa đựng. Chứa đựng trong sự vật ấy là con người. Bởi vậy, cảnh cũng như nhuốm tâm trạng và những thổn thức của con người.

- Phép nhân hóa "Đỉnh Hoàng Liên cô độc", "Hải Vân núi bơ vơ" đã gán cho sự vật tâm trạng của con người.

=> Từ miền núi, đồng bằng, từ miền Bắc đến miền Nam, nếu không có biển, không có tình yêu của biển thì sẽ cô độc, nhỏ bé, bơ vơ.

=> Đoạn thơ sử dụng rất nhiều phép nhân hóa để thấy được việc gắn kết giữa mọi miền Tổ quốc, giữa đất liền với biển cả là điều cần thiết.

Câu 3: Những từ chỉ thời gian:

"muối đời cha", "muối đời mẹ" (chỉ cuộc đời con người), "mùa sinh nở" (mùa cá về), "biển ngàn đời" (khoảng thời gian vĩnh cửu), "mưa Sài Gòn" (mùa mưa), "thu Hà Nội" (mùa thu), "mảnh trăng gầy" (trăng đầu tháng), "sao mờ" (buổi đêm).

Câu 4:

Biển đảo đất nước hôm nay giàu và đẹp. Những năm tháng chiến tranh, biển đảo vẫn là một nơi nào đó xa xôi ta không biết tới. Nhưng trong thời bình, biển đảo trở thành máu thịt, là phần lãnh thổ mà ta vẫn ngày đêm hy sinh xương máu để bảo vệ. Trước những giá trị kinh tế, thông thương mà biển đảo quê hương mang lại tất không tránh khỏi sự dòm ngó, tranh chấp. Và càng trong hoàn cảnh ấy, ý thức dân tộc càng dâng cao, vấn đề biển đảo luôn là đề tài thời sự nóng hổi thu hút sự quan tâm của con dân nước Việt. Những chiến sĩ vùng đảo Gạc Ma, vòng hoa bất tử ấy vẫn nhắc nhớ về tinh thần chiến đấu của những người lính để bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. ...