K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2017

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết. 
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó. 
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?... 
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em? 
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không? 
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v.... 
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...) 
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....) 
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó. 
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc. 
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình

Thùy Trang · 1 năm trước

11 tháng 11 2017

Dàn ý viết bài

I.           Mở bài

Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.

II.          Thân bài

a.                               Tả hình dáng

-       Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.

-       Lông mèo dày và rất mượt.

-       Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.

-       Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.

-       Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.

-       Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.

b.                               Tả hoạt động, tính nết

-       Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.

-       Khi ăn từ tốn, gọn gàng.

-       Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III.         Kết luận

Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường xán đến mỗi khi em đi học về.

18 tháng 11 2021
I. Dàn Ý Cảm Nghĩ Của Em Về Tình Bạn, Mẫu Số 1:1. Mở bài

- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá

- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

2. Thân bài

- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.

- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.

- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.

- Bạn chính là người thầy của chúng ta

- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.

- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.

- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.

- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công

3. Kết bài

- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời

- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ

                                    Chúc bạn làm bài tốt

9 tháng 9 2021

Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

 

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

 

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

 

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

 

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

 

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

 

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

9 tháng 9 2021

Minh cảm ơn bạn!!!! :3

30 tháng 6 2018

Dàn ý chi tiết tả chú gà trống

1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:

• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.

• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.

b) Tả chi tiết:

- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.

- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.

- Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.

- Mình gà: lẳn, chắc nịch.

- Đùi gà: to, tròn mập mạp.

- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.

- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.

c) Hoạt động của chú gà;

- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.

d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.

3. Kết luận:

- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)

- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)

Dàn ý chi tiết tả chú gà trống

1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:

• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.

• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.

b) Tả chi tiết:

- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.

- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.

- Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.

- Mình gà: lẳn, chắc nịch.

- Đùi gà: to, tròn mập mạp.

- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.

- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.

c) Hoạt động của chú gà;

- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.

d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.

3. Kết luận:

- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)

- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)

30 tháng 6 2018

1. Mở bài: giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?) - có thể giới thiệu một con chó mà em trông thấy (trông thấy ở đâu? Do ai nuôi?)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

- Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)

- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?

b) Tả chi tiết:

- Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất. Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.

Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?

- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.

- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.

- Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)

c) Hoạt động của chó:

- Canh giữ nhà.

- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.

- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...

d) Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.

3. Kết luận:

- Nêu ích lợi của việc nuôi chó.

- Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.

Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật

Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

4 tháng 10 2018

I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.

II.Thân bài
1.Khái quát

- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới

2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn

Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:

  • Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
  • Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cm
  • Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
  • Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây


+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá

  • Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
  • Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
  • Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
  • Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm


Chức năng của thân:

  • Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

Cách trồng lúa:

  • Hạt lúa ủ thành cây mạ
  • Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
  • Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
  • Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa


Vai trò của lúa: lúa cho hạt

  • Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
  • Trong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo


Thành tựu về lúa:

  • Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
  • Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
  • III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa

    Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước.
  • k mk nha
  • đây là 1 dàn ý nhé
4 tháng 10 2018

Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

k mk nhé

31 tháng 8 2016

I: MỞ BÀI

Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm

(VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đâu khổ của người phụ nữ trong XHPK. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II.)

 

Cách 2 : Giới thiệu đề tài người phụ nữ _ liệt kê những tác giả tác phẩm tiêu biểu ( vd như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du..) _ nhấn mạnh đóng góp riêng của Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự tình _ trong đó bài Tự tình II để lại nhiều sâu sắc….

Tham khảo: Soạn bài Tự tình // Đọc hiểu bài thơ Tự Tình

II: THÂN BÀI

Giải thích nhan đề Tự tình:

1, Câu 1 : Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt;

– Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối
– Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh
+ “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh)
+ “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.

2, Câu 2

– Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh:
+ cảm giác lẻ loi trơ chọi
+ nỗi bẽ bàng trơ chẽn
– ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược
+”cái” suồng sã
+”hồng nhan” trang trọng
– ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi..
3, Hai câu 3, 4
Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể
– Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng
– Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng:

+ mảnh trăng khuyết mỏng manh
+ lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời
==>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

4, Hai câu 5, 6

Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng
– Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
+ “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất
+ Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình
– Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”…
+ khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình…

5, Hai câu cuối

Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc
– Câu 1:
+ “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn
+ xuân đi: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi
+xuân lại lại: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá.
=>Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
– Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh
+ ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể
+ câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.

III: KẾT BÀI

– Bày tỏ một cách chân thành sâu sắc những tâm tư tình cảm,, tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đống thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết -> tràn đầy giá trị nhân đạo.
– Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của HXH
+ngôn từ hình ảnh bình dị dân dã mà giàu sức gợi
+ thể thơ Đường luật đc Việt hoá ……

31 tháng 8 2016

Làm đoạn văn mình có cần phân tích thơ ra k ạ!!!

4 tháng 12 2019

1. Mở Bài

- Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Qua Đèo Ngang":
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là bức tranh cảnh - tình đặc sắc trong văn học trung đại Việt Nam.
+ Trước khung cảnh Đèo Ngang, người lữ khách xa quê đã bộc lộ niềm nhớ thương đất nước, quê nhà và những nỗi buồn sâu kín.

2. Thân Bài

- Cảnh sắc thiên nhiên Đèo Ngang:
+ Không gian, thời gian
+ Cảnh vật, âm thanh
+ Cuộc sống con người
- Tâm trạng của người lữ khách xa quê:
+ Nỗi nhớ đất nước, nhớ quê nhà
+ Nỗi buồn thầm lặng cô đơn

3. Kết Bài

Khái quát giá trị bài thơ:
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đã mang đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau, đầu tiên là niềm tự hào, say mê trong cảnh sắc thiên nhiên đất trời Đèo Ngang.
+ Khơi dậy nỗi nhớ quê hương, tình yêu đất nước và cuối cùng là sự cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của nhà thơ.