Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
a, Nhận xét: dẫn chứng hợp lí, sinh động, cụ thể.
b, Trong cuộc sống ngày nay, đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Có thể khẳng định như vậy là bởi dân tộc ta đang không ngừng nỗ lực để đưa đất nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Như Đảng và chính phủ đang trong công cuộc chống lại dịch bệnh covid 2019, rất nhiều người đã cùng chung tay ủng hộ, ra sức chống lại dịch bệnh. Nhờ tinh thần đoàn kết đó mà đã có nhiều người được chữa trị thành công. Hơn thế nữa, trong công cuộc kiến thiết đất nước, nhiều nhà khoa học, kĩ sư đã hằng ngày hằng giờ học hỏi, phát minh ra các trang thiết bị hiện đại. Tiêu biểu là tập đoàn Vinfast đã cho ra mắt thành công chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam, được bạn bè trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Thật vậy, chúng ta đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để làm theo đúng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:
- Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản
- Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận.
2. Nội dung của đoạn trích: Những biểu hiện chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời đại hiện nay.
3. Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc câu "Từ...đến"
-> Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân mọi tầng lớp, mọi giai cấp, lứa tuổi, giới tính...
4. Chia sẻ của bản thân cả ưu và nhược điểm trong lòng yêu nước giới trẻ hiện nay.
Quê hương của em là một thành phố ven biển. Hằng năm, rất nhiều khách du lịch đến tham quan và tắm biển. Mỗi ngày, lượng du khách nhiều đồng nghĩa với việc rác trên bờ biển cũng nhiều hơn. Vì vậy, em đã tham gia vào câu lạc bộ tình nguyện của xã. Công việc của các thành viên trong câu lạc bộ là dọn dẹp bãi biển. Chúng em sử dụng những bao tải lớn, đeo găng tay bảo hộ. Sau đó, các thành viên sẽ được phân công dọn dẹp từng khu vực. Những đồ dùng có thể tái chế sẽ được để riêng. Công việc khá vất vả, nhưng chúng em cảm thấy vô cùng vui vẻ. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường hoàn toàn xuất phát từ tình yêu làng quê, đất nước. Môi trường xanh – sạch – đẹp thì đất nước cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn.
- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:
+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.
- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).