K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn sau "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

2. Nêu nội dung chính của bài văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên.

3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước." Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là nồng nàn yêu nước"?

4. Từ "nó" thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ "nó" trong câu văn?

5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu

6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: "kết thành", "lướt qua", "nhấn chìm" trong một câu văn có tác dụng gì?

1
19 tháng 2 2020

1 Đoạn văn trên trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Tác giả Hồ Chí Minh

PTBĐ:Nghị luận

2 Nội dung chính của bài văn:tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta,lòng yêu nước trong lịch sử và trong hiện tại,nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chuến chống thực dân pháp.

Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thông quý báu của ta"

3 "Nồn nàn yêu nước "có nghĩa là:Dân ta rất yêu đất nước yêu tổ quốc của mình,yêu những chiên tích lịch sử hào hùng qua bao đời ,yêu những người chiến sĩ dũng cảm đã hy sinh cho đất nước,cho dân tộc.

6 Việc sử dụng lien tiếp các động từ mạnh có tác dụng:biểu hiện sức mạnh to lớn của nhân dân khi chiến đấu ,thể hiện sự đoàn kế đồng lòng của dân.

mik tự làm chúc bn hok tốt nk

24 tháng 2 2020

thiếu ***** 2 câu gửi làm đéo j

Bài học về lòng yêu nước :

Yêu nước cũng có nghĩa là yêu văn hóa, yêu và giữ gìn những ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Với một người dân của nước Việt Nam yêu cầu quan trọng trước tiên là phải hiểu về đất nước mình mình, về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thì mới có thể làm tốt nhiệm vụ.

Hành động thể hiện lòng yêu nước:

- Học tập tốt để góp một phần công sức nhỏ nhoi vào sự nghiệp nước nhà.

- Tích cực tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong mọi tầng lớp xã hội.

29 tháng 10 2017

câu 2 :

Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao nhiêu bài thơ nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong thời phong kiến như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc…Từ lâu trong ca dao cũng thể hiện được số phận không may mắn của người phụ nữ trong xã hội xưa:


Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu


bài ca dao thể hiện được số phận của người phụ nữ. Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” để chỉ cho thân phận những người phụ nữ xưa. Nghệ thuật so sánh ví thân phận người con gái như trái bần trôi. Trái bần nhỏ bé trước những sóng gió của cuộc đời. Trái bần ấy lẻ loi trên dòng sông trôi đi đâu thì chưa ai biết. “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” câu thơ thể hiện được sự lênh đênh của thân phận người phụ nữ.

Họ không được quyết định thân phận và số phận của mình, họ nhỏ bé lẻ loi đơn độc như trái bần trôi để mặc cho sóng gió táp dồi trôi dạt khắp nơi. Động từ “dồi”, “tấp” thể hiện được sự nghiệt ngã của dòng đời. Nó như muốn nhấn chìm người phụ nữ, nhấn chìm họ xuống dưới đáy của đại dương kia. Nhưng rồi lại thôi trêu đùa người phụ nữ như một thứ đồ chơi. Sóng gió kia không phải sóng gió của tự nhiên mà chính là xã hội phong kiến là chế độ bất công nam quyền. Người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu đắng cay nhưng không thể làm gì chỉ biết than thân trách phận.


Có thể thấy bài ca dao đã thể hiện được số phận lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ không được sống những ngày tháng yên bình, không được yêu thương trân trọng. Cuộc đời của họ là phải đương đầu với sóng gió.

29 tháng 10 2017

Câu 1:

Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.

26 tháng 2 2018

Gợi ý:

- Tình yêu quê hương đất nước của con người như thế nào? ( Có thể dựa vào câu đề để dẫn )

- Vậy thế nào là tình yêu quê hương đất nước? ( tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn.....)

- Ở đây , nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". ( Dẫn hình ảnh so sánh, phân tích rõ hơn về tình yêu quê hương đất nước)

- Cách nói của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao,....Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người.

- Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê....

- Tình yêu ấy khăng khít với mọi vật trong cuộc sống hằng ( như đã nói ở trên có thể nêu ra " những con cầu, bờ ao,...)

-Lấy một số các bài thơ, câu hỏi liên quan đến tình yêu quê hương.

- Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau…

- Với hiện thực ngày nay thì tình yêu quê hương đất nước như thế nào? Nhiệm vụ của mỗi công dân.

- Khẳng định lại tình yêu quê hương đất nước

27 tháng 2 2018

1. GIẢI THÍCH CÂU NÓI CỦA NHÀ VĂN Ê-REN-BUA:

a) Câu nói trên có ý nghĩa như thế nào?

Lòng yêu nước được hình thành trên cơ sở những biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.

Hình ảnh so sánh: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển” cũng giống như “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”.

b) Vì sao có thể nói yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê lại là yêu tổ quốc:

Con người sinh ra, lớn lên trong môi trường rất cụ thể (gia đình, làng xóm, khu phố,...). Đó là những con người những cảnh vật gần gũi nhất, thân thuộc nhất. Không có tình yêu đối với những con người đã có công sinh đẻ và nuôi dưỡng mình khôn lớn thì không thể có tình yêu nhân dân rộng lớn. Không có tình yêu đối với những cảnh vật gắn bó với mình suốt tuổi ấu thơ và trong cả cuộc đời thì không thể có tình yêu đất nước (Dẫn chứng một vài biểu hiện cụ thể của con người thực hoặc các nhân vật trong tác phẩm văn chương).

Nói yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê là yêu tổ quốc còn ý nghĩa đả phá một thứ “lòng yêu nước” mơ hồ, trừu tượng, chỉ nói “yêu nước” chung chung, rỗng tuếch mà không thấy cần biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm hết sức cụ thể, gần gũi (Nêu một vài dẫn chứng phản diện mà em có thể biết)

2. SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN VTÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

a) Suy nghĩ chung

Đất nước ta còn nghèo, gặp muôn vàn khó khăn trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh kéo dài gây bao tổn thất về người và của. Nhiều mặt tiêu cực chưa được khắc phục đã hạn chế thành quả chung. Xác định trách nhiệm của bản thân.

Rất tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Tin tưởng ở sự quvết tâm đổi mới của Đảng hiện nay đểđưa đất nước tiến lên.

b) Biu hiện cụ thể

Yêu thương những con người gần gũi nhất: ông, bà, cha mẹ, anh chị em, chú bác, thầy giáo, cô giáo, bạn bè... Yêu thương phải biểu hiện cụ thể bằng thái độ chăm sóc, giúp đỡ, vâng lời, lễ độ... Tóm lại phải biết sống vì mọi người, không thể chỉ đòi hỏi mọi người phải quan tâm chăm sóc đến mình. (Liên hệ với những sai sót đã mắc, nêu suy nghĩ mới).

Yêu quý và có ý thức giữ gìn những vật bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống: Đồ dùng trong nhà, tài sản nơi công cộng, khu phố, làng xóm mình sống... (Liên hệ cụ thểnhững sai sót trước đây, nêu phương hướng sửa chữa).

Khi còn ngồi trên ghếnhà trường phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm lao động rèn luyện mình trở thành người công dân tốt, tham gia tích cực vào mọi hoạt động công ích do nhà trường và địa phương tổ chức...

Trên cơ sở đó, mở rộng ra tình yêu nhân dân, đất nước nói chung, nhận thức rõ lòng yêu nước ngày nay không thể tách rời với tình yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cao hơn nữa: tình yêu quốc tế vô sản.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người.

Xác định rõ thái độ đúng đắn trước hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu hiện nay.

Đọc kỹ đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu sau: "... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu sau:

"... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì?

2. Tìm câu rút gọn trong đoạn trích trên và cho biết câu bị rút gọn thành phần nào?

3. Em hãy viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) nêu nhiêm vụ của mỗi học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ có sử dụng phép liệt kê.

0
Đề bài: Cho đoạn văn sau: "........Bấy giờ ai nấy trong đình ; đều nôn nao ; sỡ hãi . Thốt nhiên một người nhà quê ; mình mẩy lấm láp ; quần áo ướt đầm ; tất tả chạy xông vào thở không ra lời . Bẩm....quan lớn....đê vở mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai ; quay ra quát rằng . Đề vỡ rồi !....Đê vỡ rồi ; thời ông cách cô chúng mày ; thì ông bỏ tù chúng mày !...
Đọc tiếp

Đề bài:

Cho đoạn văn sau:

"........Bấy giờ ai nấy trong đình ; đều nôn nao ; sỡ hãi . Thốt nhiên một người nhà quê ; mình mẩy lấm láp ; quần áo ướt đầm ; tất tả chạy xông vào thở không ra lời .

Bẩm....quan lớn....đê vở mất rồi !

Quan lớn đỏ mặt tía tai ; quay ra quát rằng .

Đề vỡ rồi !....Đê vỡ rồi ; thời ông cách cô chúng mày ; thì ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ?....Lính đâu ? Sao bay đám để cho nó chạy xồng xộ̣̣c vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?

Dạ ; bẩm....

Câu 1: Đoạn văn trên nêu lên nội dụng gì ? Hãy viết một đoạn văn khoảng 7-8 dòng nêu cảm nghĩ của em về viên quân trong trích đoạn triển....

Câu 2: Chỉ ra những câu rút gọn và nêu tác dụng của các dấu câu : dấu chấm than ; đấu hỏi chấm lửng có trong trích đoạn đó ?

1
18 tháng 4 2019

Câu 1: a/Nội dung của đoạn văn trên: Sự vô trách nhiệm và sự vô lương tâm, vô nhân đạo của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh cơ cực của nhân dân khi chống đỡ đê vỡ..

Đoạn văn: Văn bản "Sống chết mặc bay" đã cho em thấy quan phụ mẫu là một tên không có trách nhiệm trước tình cảnh cơ cực, cực nhọc của dân làng khoảng gần 1 giờ đêm. Đêm đã khuya nhưng dân làng vẫn thao thức cố gắng chống đê vỡ thẩm chí ra sức và có thể mất đi cả tính mạng. Còn tên quan ấy thì lại ngồi chễm chệ, nói năng quát mắng, thái độ điềm nhiêm mà không màng quan tâm đến cảnh khổ sở ngoài kia. Qua bài này tác giả cũng muốn phản ánh lên xã hội ngày nay một số cơ quan chức năng có quyền đã vô tâm với những người dân trong xã hội lúc bấy giờ.

b/ câu rút gọn thì tớ k biết làm

Dấu chấm than: Mong muốn thiết tha quan phụ mẫu hay ra sức chống vỡ đê sự cầu xin của một người nông dân.

Dấu chấm lửng:biểu thị lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quảng thể hiện sự bối rối, lúng túng của một người nông dân.

Chúc bạn học tốtbanh

Nếu có j sai thì cậu nhớ nói mik nhé!!

Câu 3: Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau tục ngữ : - Ngắn gọn; - Các vế thường đối xứng với nhau cả về nội dung và hình thức; - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh so sánh ; II. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA: Câu 1: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghị luận về vấn đề gì? Câu 2: Tìm những hình ảnh so...
Đọc tiếp

Câu 3: Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau tục ngữ :

- Ngắn gọn;

- Các vế thường đối xứng với nhau cả về nội dung và hình thức;

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh so sánh ;

II. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA:

Câu 1: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghị luận về vấn đề gì?

Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh tác giả sử dụng trong bài văn. Nhận xét tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

Câu 3: Bài văn này có những đặc sắc gì về nghệ thuật nghị luận ?

RÚT GỌN CÂU :

Câu 1: Tại sao khi nói hoặc viết chúng ta có thể rút gọn câu? Việc rút gọn câu cần chú ý điều gì ?

Câu 2:Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho bk những câu ds rút gọn thành phần nào, hãy khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ?

''Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp đầu trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái.Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang phải. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. Đất trên mặt ruộng ẩm ướt''

( Thương nhớ đồng quê- Nguyễn Huy Thiệp)

Câu 3:trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại không thể dùng câu rút gọn :

a) - Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?

-Chủ nhật.

Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.

-Nhớ mang sách cho tớ nhé.

b)Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi :
-Lan...Mấy giờ cháu đến trường?
- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!

-Cháu có nhớ lời mẹ cháu dặn sáng nay không?
_ Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.

Câu 4: Viết một đoạn hội thoại ngắn ( 7-10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn. Gạch chan dưới các câu rút gọn đó.

3
16 tháng 3 2020

RÚT GỌN CÂU:

Câu 1:

+ Giúp cho câu nói, câu văn của bạn gọn hơn. Có thể cung cấp đáp ứng những thông tin một cách nhanh chóng nhất.

+ Có thể tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

+ Dù rút gọn câu, bạn cũng không nên quá lạm dụng, khiến cho người nghe, người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề mà mình muốn truyền tải.

+ Việc rút gọn câu nếu không khéo sẽ khiến câu nói vô duyên cho người nghe cảm thấy khó chịu.

Câu 3:

- Đoạn được dùng câu rút gọn thường là nói chuyện với bạn bè người cùng trang lứa , việc dùng câu rút gọn ở doạn này nhằm mục đích chuyển thông tin nhanh hơn nên ở đoạn này được phép dùng câu rút gọn.

- Đoạn không được dùng câu rút gọn là nói chuyện với những người lớn tuổi thì khi nói cần có CN và VN để tỏ một thái độ kính trọng ,nếu dùng câu rút gọn ở đoạn này thì được coi là vô lễ vậy nên không được dùng câu rút gọn ở đoạn này.

Câu 4:

Tâm hỏi Nam :
- Nam ơi, bạn đang làm gì thế ?
- Xem đá banh.
- Thế, bạn xem trận đấu của đội nào vậy ?
- Thể Công và Đồng Tháp.
( Câu rút gọn là :
- Xem đá banh.( lược bỏ chủ ngữ )
- Thể Công và Đồng Tháp.( lược bỏ chủ ngữ

18 tháng 3 2020

câu 4 mk viết ở dòng cuối rùi đấy bn ! Mà mk học lớp 7 nha bạn

8 tháng 3 2020

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Qua bài văn tinh thần yêu nước của nhân dân ta thì em thấy rằng trách nhiệm của học sinh đối với đất nước là rất lớn lao và đáng được truyền nối,tiếp tục phát huy như những ngày xưa cũ,trong thời kháng chiến.

~Chúc bạn học tốt!~

8 tháng 3 2020

thank you bạn