Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bằng chứng:
+ Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.
+ Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.
+ Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?
- Lí lẽ:
+ Nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn và binh sĩ.
+ Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.
+ Khẳng định thái độ đúng đắn là phải cảnh giác, tích cực rèn luyện để sẵn sàng đánh giặc.
Các bằng chứng và lí lẽ để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ và hành động không đúng được sử dụng ở đoạn 2, trong phần (3) của bài hịch (“Nay các ngươi nhìn chủ nhục [...] muốn vui vẻ phỏng có được không?”).
Đoạn này được tác giả chia làm hai ý: Chỉ ra các bằng chứng, lí lẽ cụ thể từ hành động của các tì tướng; Khẳng định rằng thực tế sẽ chứng minh các hành động trên là sai trái, đem tới những hiểm hoạ khôn lường và sẽ phải gánh chịu hậu quả. (Tác giả nêu ra điều đó lúc này bởi có những kẻ trong hoàng tộc như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc,... đã kéo cả gia quyến, kẻ hầu người hạ chạy theo quân giặc trong lúc vận mệnh dân tộc đang “ngàn cân treo sợi tóc”.)
- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:
+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.
- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).
Tham khảo!
Đặc trưng của truyện lịch sử: theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao; tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy; văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua.
Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc họa chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,…
- Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng là:
+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
- Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.
Những từ ngữ dễ hiểu, dễ tiếp cận, đây là văn bản được viết bằng chữ Hán nên tác giả đã giải thích nghĩa của từng câu.
Để làm nổi bật các luận điểm, tác giả bài viết đã sử dụng những từ ngữ: dễ hiểu, dễ tiếp cận. Vì đây là văn bản được viết bằng chữ Hán nên tác giả đã giải thích nghĩa của từng câu để dễ dàng có thể phân tích đúng và đầy đủ nội dung văn bản.
Tham khảo
Tác giả nêu bằng chứng bằng cách trích các câu thơ, chi tiết và hình ảnh đặc sắc từ ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đồng thời cũng sử dụng thơ văn của các tác giả khác viết về mùa thu để có sự đối chiếu, so sánh.
Cách phân tích bằng chứng dựa trên hiểu biết về mùa thu và cách lý giải logic giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Vừa thấy được điểm chung của chùm thơ thu, vừa ấn tượng với nét đặc sắc của từng tác phẩm.
Tham khảo!
Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng là: từ cây tre Việt Nam, hình ảnh ao cá, cảnh ai chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, và những ngôn từ gần gũi mộc mạc về làng quê Việt Nam
Tác giả phân tích giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận trọn về bức tranh thiên nhiên mùa thu của quê hương đất nước Việt Nam đồng thời gắn liền với thế sự và hình ảnh thân quen của nước nhà như cây tre, áo cá,....
a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
Làm tướng thì phải hết lòng với chủ đă được khẳng định đầy đủ không phải chỉ như một chân lý chung, mà còn là lẽ phải của ngày hôm nay, của vua tôi, chủ tớ nhà Trần trước nguy cơ ngoại xâm đã đến trước mặt. Lời hịch khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa lợi ích của triều đình, của chủ lương với lợi ích của các tướng sĩ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không cổ mặc thì lạ cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng…”
Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc cứu nước:
- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.
- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.
- Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Tham khảo!
- Ba hình ảnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thể hiện người mẹ trong bài thơ: Hình ảnh “nắng mới” ở khổ thơ thứ nhất và thứ hai - là không gian, bối cảnh quen thuộc gắn với hành động, dáng hình thân thương của mẹ trong quá khứ - là tín hiệu nghệ thuật đánh thức kí ức về mẹ và tuổi thơ có mẹ ấm áp, tươi đẹp, êm đềm. Hình ảnh tiếp theo là màu “áo đỏ” mẹ đưa trước giậu phơi (khổ 2) và “nét cười đen nhánh” sau màu áo đỏ trong ánh trưa hè.
- Qua ba chi tiết đó, hình ảnh người mẹ hiện lên thật ấm áp, thân thương, đôn hậu, trẻ trung, tươi tắn trong tâm hồn nhà thơ. Đây là những kí ức ấn tượng nhất được lưu giữ sâu đậm trong tâm hồn của một đứa trẻ lên mười khi nhớ về mẹ. Ở thế giới của hoài niệm còn mãi, mẹ hiện ra giữa không gian bừng sáng của “nắng mới” - nguồn sáng mới mẻ, tươi đẹp, hân hoan - trong tay là tấm “áo đỏ” “người đưa trước giậu phơi”. Màu đỏ ấm nóng của tấm áo hòa với màu nắng mới, dường như cùng phản chiếu lên gương mặt dịu dàng, trẻ trung của mẹ. Và “nét cười đen nhánh” sau tay áo tạo nên một bức tranh thật đẹp. Nét cười ấy như tỏa nắng trên gương mặt mẹ. Hàm răng đen nhưng nhức hạt na. Nét vẽ phối hợp hài hòa màu sắc, đường nét,... đặc biệt là như được chạm khắc từ kí ức tuổi thơ hạnh phúc khi còn có mẹ của tác giả, càng làm nổi bật cảm giác “xao xác”, “não nùng”, “rượi buồn” khi trở về hiện tại.
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:
- Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản
- Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời