K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2021

Lỗi hình

27 tháng 11 2021

ko có đâu bạn hãy copy rồi gửi

5 tháng 9 2016

\(a,\frac{13}{x-1}+\frac{5}{2x-2}-\frac{6}{3x-3}=3\)

\(\Leftrightarrow\frac{13}{x-1}+\frac{5}{2\left(x-1\right)}-\frac{6}{3\left(x-1\right)}\)

\(\Leftrightarrow\frac{13.2+5-4}{2\left(x-1\right)}=3\)

\(\Leftrightarrow6\left(x-1\right)=27\)

\(\Leftrightarrow x-1=\frac{9}{2}\Leftrightarrow x=\frac{11}{2}\)

\(b,\frac{2x}{3}-\frac{3}{4}>0\)

\(\Leftrightarrow\frac{8x-9}{12}>0\)

\(\Leftrightarrow8x-9>0\Rightarrow x>\frac{9}{8}\)

15 tháng 9 2021

\(\frac{6}{5}=1\frac{1}{5}\)

\(\frac{17}{3}\)\(=5\frac{2}{3}\)

\(\frac{34}{9}\)\(=3\frac{7}{9}\)

\(\frac{95}{11}\)\(=8\frac{7}{11}\)

\(5\frac{1}{2}=\frac{11}{2}\)

\(9\frac{3}{5}\)\(=\frac{48}{5}\)

\(11\frac{5}{21}=\frac{236}{21}\)

\(20\frac{7}{13}=\frac{267}{13}\)

15 tháng 9 2021

\(a,\frac{17}{11};\frac{18}{11};\frac{19}{11}\)

\(b,\frac{4}{5}\)\(=\frac{8}{10}\)

Ba phân số đó là

\(\frac{8,1}{10};\frac{8,2}{10};\frac{8,3}{10}\)


mày ko biết làm ,ngu thế

19 tháng 10 2017

Bài Làm: dàn ý

Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)

Thân bài:

a)  Tả bao quát:

Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ha nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

-     Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.

-„Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.

-     Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.

Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi về vụ PMU 18. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...

Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã -gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)



Bài văn 

Sáng này là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trưởc nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.

Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả, Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Trường tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn "Tiên học lễ, hậu học văn" ngày nào đi họcem cũng nhìn thấy. Vậy mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung lỉnh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vần khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.

Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em.

Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

15 tháng 9 2024

không làm mà đòi có ăn thì ăn chubin nhé

 

18 tháng 7 2016

trong cuộc sống hằng ngày, lời xin lỗi được coi là một lễ nghi, quan trọng với những người bị oan và nó cũng là một cách để thừa nhận hành vi sai trái.

Đôi khi những chuyện nhỏ nhặt có thể một câu xin lỗi là mọi chuyện lại bình thường trở lại. Mặc dù trong cái câu xin lỗi đó không thể lấy lại những gì trong quá khứ nhưng nó thể hiện ra một con người biết làm sai và ăn năn hối lỗi. Nó sẽ xóa bỏ  các hành động tiêu cực mà đã gây ra. Và cái người bị xúc phạm trước đó sẽ cảm thấy một phần nào đó được an ủi hay là hối hận của người gây ra.

Khi nhận lỗi chúng ta có một cảm giác rất thoải mái nhẹ nhàng không còn lo lắng gì nữa và trong mình cảm thấy người kia không phải là người đe dọa nữa. Xin lỗi nó không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi mà nó thể hiện trách nhiệm của người đó với cuộc sống.Xin lỗi để giúp mình những lần sau không còn tái diễn những lỗi ấy..Xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.. Xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ đồng cảm với mọi người khi vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Xin lỗi còn để hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

Đặc biệt là khi chúng ta xúc phạm đến người lớn nhất là cha mẹ ,ông bà sự hối hận , xấu hổ nó khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Sau khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về việc của mình đã gây ra thì lúc đó những cái lỗi lầm hay các cảm giác khó chịu ấy dường như tan tiến từ lúc nào không hay.

Đôi khi chỉ đơn giản là một câu " xin lỗi " cũng có thể hàn gắn tình bạn , hàn gắn với người mình đã gây ra. Nó nhắc nhở ta đừng nên tái phạm lần nữa.

Chúng được người kia cảm nhận không thông qua lời nói. Nếu lời xin lỗi không chân thành, người kia sẽ thấy… xin lỗi cũng như không. Họ sẽ cảm thấy mình như đnag đùa giỡn với họ vậy và đồng thời lỗi của mình có khi còn tăng lên nhiều hơn.

Cũng như các bạn khi bị ai đó chọc cho tức rồi họ không xin lỗi thì lúc đó cảm giác ra sao thì chính các bạn cũng hiểu rất rõ.  Trách nhiệm là bạn ngầm bảo chỉ có bạn chịu lỗi, không đổ lên đầu ai khác. Cho thấy lỗi lầm đang nói lên bạn là một người không đổ trách nhiệm cho ai lỗi lầm cho ai.

Đừng coi thường lời  xin lỗi nhé! Đơn thuần là hai chữ " Xin Lỗi " nhưng nó có thể giúp người khác hiểu bạn là người ra sao đấy!

17 tháng 7 2016

giờ tao mới biết mi kém văn đó batngo

1 tháng 11 2021

Câu 20:

Ta có:  \(\widehat{A}-\widehat{B}=40^0\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{A}-40^0\)

\(\widehat{A}=2\widehat{C}\Rightarrow\widehat{C}=\frac{\widehat{A}}{2}\)

Vì AB//CD (gt) \(\Rightarrow\widehat{A}+\widehat{D}=180^0\)(hai góc trong cùng phía)\(\Rightarrow\widehat{D}=180^0-\widehat{A}\)

Tứ giác ABCD \(\Rightarrow\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^0\Rightarrow\widehat{A}+\left(\widehat{A}-40^0\right)+\frac{\widehat{A}}{2}+\left(180^0-\widehat{A}\right)=360^0\)

Và đến đây bạn dễ dàng tìm được góc A và từ đó suy ra được góc D.

1 tháng 11 2021

Câu 29: Ta có: 

\(\hept{\begin{cases}xy+x+y=3\\yz+y+z=8\\xz+x+z=15\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}xy+x+y+1=4\\yz+y+z+1=9\\xz+x+z+1=16\end{cases}\Leftrightarrow}\hept{\begin{cases}x\left(y+1\right)+\left(y+1\right)=4\\y\left(z+1\right)+\left(z+1\right)=9\\x\left(z+1\right)+\left(z+1\right)=16\end{cases}}\)

\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}\left(x+1\right)\left(y+1\right)=4\\\left(y+1\right)\left(z+1\right)=9\\\left(z+1\right)\left(x+1\right)=16\end{cases}}\)

Đặt \(\hept{\begin{cases}x+1=a\\y+1=b\\z+1=c\end{cases}}\)với a,b,c > 1, khi đó ta có 

\(\hept{\begin{cases}ab=4\\bc=9\\ca=16\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}abbc=4.9\\c=\frac{9}{b}\\ca=16\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}16b^2=36\\c=\frac{9}{b}\\a=\frac{16}{c}\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}b^2=\frac{36}{16}=\frac{9}{4}\\c=\frac{9}{b}\\a=\frac{16}{c}\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}b=\frac{3}{2}\\c=\frac{9}{\frac{3}{2}}=6\\a=\frac{16}{6}=\frac{8}{3}\end{cases}}\)

\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}x=a-1=\frac{8}{3}-1=\frac{5}{3}\\y=b-1=\frac{3}{2}-1=\frac{1}{2}\\z=c-1=6-1=5\end{cases}}\)

Vậy \(P=x+y+z=\frac{5}{3}+\frac{1}{2}+5=\frac{10+3+30}{6}=\frac{43}{6}\)