lam cho minh tho luc bat voi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giai điệu quê hương.
Mênh mang giữa đất với trời Khúc ca lúa chín lả lơi óng vàng Dệt lên tình khúc bậc thang Âm vang, hùng vĩ bản làng quê hương. Giai điệu cuộc sống vô thường Giải lụa lượn sóng ruộng nương trổ cờ Bao la rừng núi dệt thơ Nét đẹp kỳ vĩ sững sờ nhân gian Đan xen đồi núi xếp làn Nhấp nhô gọi gió núi ngàn khoe duyên Khác chi cảnh vật thần tiên Kỳ quan thắng cảnh vùng miền cước sơn ! GOOD LUCK STUDY WELL
Anh | đi | anh | nhớ | quê | nhà |
B | T | Bv |
Nhớ | canh | rau | muống | nhớ | cà | dầm | tương |
B | T | Bv | Bv |
Nhớ | ai | dãi | nắng | dầm | sương |
B | T | Bv |
Nhớ | ai | tát | nước | bên | đường | hôm | nao |
B | T | B | B |
Tham khảo:
Khi bị nhốt trong vườn bách thú, vị chúa sơn lâm vô cùng phẫn uất, ngao ngán, chán chường và bất lực. Nào ai biết hổ đang "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt", "gậm" không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Sắt đâu phải dễ tan vỡ, khối căm hờn cũng không dễ nuốt trôi! Hổ hẳn là muốn phá tan mọi thứ đang vây hãm mình vì nỗi hận đang lên đến cao độ. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến tột đỉnh. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với "bọn gấu dở hơi", "cặp báo vô tư lự" thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoang là chúa sơn lâm vậy mà lại bị tù hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ cho người ngạo mạn, ngẩn ngơ" là đối tượng trước tiên mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hóa, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự căm hờn uất hận và nỗi nhục nhã mà nó phải chịu đựng. Cay đắng hơn, từ địa vị chúa tể, giờ đây chỉ còn ở vị trí thấp hèn đồ chơi ngang hàng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự. Thật là nhục nhã! Thật là căm hận! Đại từ "ta" biểu hiện sắc thái kiêu hãnh, tự cao, tự đại, biết rõ giá trị của mình trong khi bọn tiểu nhân đang giễu cợt sự sa cơ của "bậc anh hùng". Chính vì thế mà nỗi uất ức, căm hờn ngày càng đè nặng lên tâm hồn chúa sơn lâm.
Khi con cất tiếng chào đời
Trào dâng cảm xúc cha rơi lệ mừng
Ẳm bồng...chăm bón...chìu cưng
Dẫu thêm vất vã nhưng cha đâu màng
Mẹ là đọt mía ngọt ngào
Mẹ là ánh trăng soi đường cho con
Mẹ là nải chuối, là buồng cau
Mẹ là tất cả của cuộc đời con
đúng ko vậy
Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ởViệt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng
Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)
(Tố Hữu)
Về phối thanh, chỉbắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thế nhưng đỏi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví du:
Có xáo thì xáo nước trong T-T-B
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B
Hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B
Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Ngoài đối thanh còn có đối ý:
Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...
Người thương/ ơi hỡi/ người thương
Đi đâu/ mà để/ buồng hương/ lạnh lùng
Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3:
Chồng gì anh/ vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5...
Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thểthơ này
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thểthơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng vềvần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mả có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần...Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.
Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khảnăng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...
Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn nước ta vào những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhà văn Nguyên Hồng đã được bạn đọc yêu quý. Bởi vì, ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương với trái tim thắm thiết của mình. Đọc văn Nguyên Hồng, chúng ta bắt gặp bao nhiêu người cùng khổ đáng cảm thông, đáng yêu thương và trân trọng. Trong đó, nổi bật là những người bà, người mẹ, người chị, những cô bé, cậu bé,… Có nhà nghiên cứu đã nhận định : Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Đọc đoạn trích Trong lòng mẹ – chương IV – hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, chúng ta bắt gặp hai người phụ nữ và một thiếu niên. Cả ba nhân vật đều được nhà văn khắc hoạ bằng một ngòi bút chận thực, với một trái tim nhạy cảm. Tinh cảm bao trùm toàn bộ đoạn văn là lòng mẹ dịu êm, tình con cháy bỏng, đầy ấn tượng.
Tuy chỉ là một chương thuộc phần giữa của thiên hồi kí chín chương, nhưng đoạn trích được bỗ cục khá chật chẽ, rành mạch, tương đương một truyện ngắn. Phần mở bài (từ đầu đến "… sống bằng cách đó"), nêu cảnh ngộ éo le của chú bé Hồng : cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Phần thân bài (từ "Một hôm…" đến "… thơm tho lạ thường") kể câu chuyện : mặc dù bị người cô châm chọc, khích bác, Hồng vẫn tin yêu mẹ, nên cuối cùng đã được gặp lại mẹ, được sống trong lòng mẹ dịu êm, chứa chan hạnh phúc. Đoạn kết bài ("Phải bé lại… không mảy may nghĩ ngợi gì nữa") nhấn mạnh niềm hạnh phúc của tình mẫu tử. Lần theo câu chuyện về một chặng đời thơ ấu của Nguyên Hồng – cũng là cuộc đời của biết bao em bé khổ đau trong xã hội bấy giờ – chúng ta thấy nổi bật lên hai tình huống truyện, gắn với tâm trạng tính cách ba nhân vật : nhân vật bà cô, nhân vật bé Hổng và nhân vật người mẹ.
Qua cuộc đối thoại giữa hai cô cháu ở phần thứ nhất của thân bài, nhân vật bà cô hiện lên là một người phụ nữ mang tâm địa độc ác. Mở đầu câu chuyện, bà cô gọi bé Hồng, cười hỏi : "Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?". Sao lại cười hỏi mà không phải là lo lắng hỏi, nghiêm trang hỏi, hoặc âu yếm hỏi,… ? Nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò kia tưởng đã chạm tới nỗi nhớ và tình thương mẹ của chú bé khốn khổ. Nhưng không, chỉ trong giây lát, Hồng đã "nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch kia". Điều đó nghĩa là bề ngoài, bà cô ra vẻ quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút, thực chất bên trong bà ta chỉ gieo rắc vào đầu đứa trẻ nỗi hoài nghi, rồi ruồng rẫy người mẹ đang phải tha hương cầu thực. Sau khi nghe cháu đáp : "Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.", một lời đáp cứng cỏi, đầy niềm tin đối với mẹ, thì bà cô hỏi luôn, giọng ngọt, kèm theo cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp : "Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !". Nói câu này, bà cô như ngầm báo với Hồng rằng mẹ của chú bé đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa. Khi thấy cháu im lặng, cúi đầu xuống đất, bà cô hẳn biết rằng lòng cháu đang thắt lại. Nhưng bà vẫn chưa tha, tiếp tục cười mà nói : "Mày… cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ". Cái cử chỉ vỗ vai, cái nụ cười và lời nói ấy mới giả dối, độc ác làm sao ! Điêu này chứng tỏ bà ta cố ý lôi đứa cháu đáng thương vào một trò chơi cay độc của người lớn. Đến đây, bà cô không chỉ cay độc, mà còn châm chọc, nhục mạ cháu. Thật cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử bị người khác – lại chính là cô mình, người gắn bó với mình bằng tình máu mủ – cứ săm soi hành hạ. Nguyên Hồng đã kể lại vô cùng chân thực nỗi đau của đứa trẻ bị hành hạ bàng một giọng văn trĩu nặng tình đời : "Nước mất tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng em bé mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn". Cái ý định nói xấu người mẹ, chia rẽ tình mẹ con của nhân vật bà cô như vậy đã đến đích. Song bà ta vẫn chưa thoả lòng. Cả đến khi chú bé phẫn uất, nức nở cười dài trong tiếng khóc, bà cô vẫn không mảy may xúc động. Bà ta như vô cảm, lạnh lùng và có phần thích thú trước nỗi đắng cay như bị xát muối trong lòng của đứa cháu. Bà ta cứ tươi cười kể các chuyện… Tinh cảnh túng quẫn, hình ảnh gầy guộc, rách rưới của người mẹ chú bé được bà cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt. Cho đến khi nhìn thấy đứa cháu nghẹn lời, khóc không ra tiếng, bà cô mới đổi giọng nghiêm nghị và vỗ vai an ủi cháu, tỏ một chút xót thương người anh trai vừa khuất, thương hại người chị dâu khổ sở, nói tới ngày giỗ anh, nói tới việc nhắn chị dâu về, nói tới cái sĩ diện của đứa cháu,… Vài lời vớuvát cuối cùng ấy tuy làm dịu đi đôi phần nỗi đau tình mẫu tử trong tâm hồn chú bé Hồng, nhưng không xoá nổi những nét bản chất trong tính cách nhân vật bà cô. Đó là một người phụ nữ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Khắc hoạ nhân vật một bà cô như thế, nhà văn Nguyên Hồng đã chân thành và mạnh dạn phê phán những người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Câu tục ngữ cổ xưa của cha ông ta "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" dường như đã ứng nghiệm trong nhân vật bà cô ở đoạn trích này. Đọc văn Nguyên Hồng, suy ngẫm về lời cha ông, chúng ta mong rằng những bà cô của chúng ta ngày nay sẽ khác những bà cô ngày xưa…
Trái ngược với hình ảnh nhân vật bà cô là hình ảnh người mẹ (cũng là một phụ nữ) và nhân vật "tôi", bé Hồng, một thiếu nhi. Cả hai đều rất đáng thông cảm và mến thương. Trước hết chúng ta hãy ngắm nhìn và suy ngẫm về hình ảnh người mẹ. Không đợi con trai viết thư và chắc cũng chẳng cần cô em chồng nhờ người nhắn gọi về, mẹ của Hồng đã trở về nhà vào đúng "ngày giỗ đầu thầy tôi", nghĩa là người phụ nữ ấy không quên tình nghĩa và trách nhiệm đối với con, với chồng và gia đình chồng. "Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh… Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi… Mẹ tôi vừa kéo tay tôi… xoa đầu tôi… Mợ đã về với các con rồi mà… Mẹ thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe…". Tư thế ấy, những cử chỉ ấy và lời nói ấy mới đàng hoàng làm sao, đẹp đẽ làm sao. Đẹp hơn nữa là hình hài của mẹ, sự ân cần, âu yếm mà mẹ dành cho con. Nhà văn đã dành những lời đẹp nhất miêu tả người mẹ : "… Mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mất trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má…". Trên quãng đường ngắn, ngồi xe tay bên đứa con trai bé bỏng côi cút, được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình, người mẹ đã trẻ lại, tươi đẹp như thuở nào. Và người mẹ ấy đã truyền cho đứa con bao nhiêu là niềm vui, hạnh phúc, thật… êm dịu vô cùng, đúng như lời kể của nhà văn. Rõ ràng, hình ảnh và tấm lòng người mẹ ấy hoàn toàn không như những lời xúc xiểm, những ý nghĩ cay độc, thành kiến của bà cô. Sau nhân vật bà cô, khắc hoạ chỉ bằng vài nét chấm phá giản dị nhân vật người mẹ như thế, phải chăng nhà văn muốn gợi cho người đọc sự đối sánh về chân dung những người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Và cũng từ đó, nhà văn bày tỏ thái độ yêu ghét rõ ràng mà chủ yếu là nỗi đau và tình thương, thương những lầm lỡ của con người, thương kiếp người gặp nhiều gian truân, tủi cực.
Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chú bé Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng. Qua nhân vật này, chúng ta không chỉ cảm nhận những cung bậc tâm trạng của một chú bé rất mực tin yêu mẹ mà còn hiểu cụ thể, sâu sắc những nét đặc trưng của thể văn hồi kí, một thể văn đậm chất trữ tình. Chất trữ tình thống thiết của ngòi bút Nguyên Hồng thể hiện bằng lời kể của nhân vật "tôi" (tức bé Hồng) với những diễn biến tâm trạng theo trình tự thời gian trong hai mối quan hệ : quan hệ với bà cô và quan hộ với người mẹ, rất cụ thể.
Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng chịu bao nhiêu đau đớn, uất ức, nhưng vẫn một lòng tin yêu mẹ. Nghe lời nói thứ nhất của bà cô, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ ở nơi xa, cơ cực, vất vả. Từ cử chỉ "cúi đầu không đáp" đến lúc cười và đáp lại : "cuối năm thế nào mợ cháu cũng về" là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Chú đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩa cay độc trong lời bà cô và cố gắng giữ vững tình thương yêu và lòng kính mến mẹ. Nhưng vì tuổi thơ non nớt, nên đến lời nói thứ hai, thứ ba của bà cô, lòng chú bé "càng thất lại, .khoé mắt đã cay cay", rồi "nước mắt ròng ròng, rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ…". Nỗi đau, sự day dứt đã lên đến đỉnh cao. Trong tâm hồn non nớt ấy, diễn ra một mâu thuẫn : "Tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm…". Tinh thương, niềm tin yêu và một chút ngờ vực đối với người mẹ như dang nổi bão, giằng xé trong lòng chú bé. Nhưng chú vẫn cố kìm nén để giữ vững tình yêu và niềm tin. Vì thế, bé Hồng đã "cười dài trong tiếng khóc" hỏi lại bà cô về cái tin sét đánh kia. Nỗi uất ức và đau đớn như chuyển sang trạng thái chai lì, bướng bỉnh. Khi nghe bà cô tươi cười kể lể tình cảnh khốn khổ của mẹ mình thì "cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng". Và một ý nghĩ táo tợn bất cần, đầy phẫn nộ đã trào sôi như cơn dông tố trong lòng chú bé : "Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Một câu văn biểu cảm và một hình ảnh so sánh đặc sắc! Nguyên Hồng đã sử dụng các từ cắn, nhai, nghiến,… nằm trong rnột trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức, căm giận của nhân vật. Đến đây, tình thương và niềm tin đối với mẹ đã xui khiến người con hiếu đễ ấy suy nghĩ sâu hơn, xúc cảm rộng hơn. Từ cảnh ngộ riêng của người mẹ, từ những lời nói kích động của người cô, bé
Hồng nghĩ tới những "cổ tục", căm giận cái xã hội cũ kĩ đầy đố kị, thành kiến độc ác đối với những người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le. Từ câu chuyện riêng của đời mình, Nguyên Hồng đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng những dòng văn giàu cảm xúc và có hình ảnh, rất ấn tượng. Qua cuộc đối thoại và những cung bậc cảm xúc của bé Hồng trước bà cô, chúng ta thông cảm với những nỗi đau thấm thìa, đồng thời rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng thiết tha của người con rất mực thương và tin yêu mẹ. ;
Nhờ tình thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng, hạnh phúc lớn lao. Như trên ta đã biết, người mẹ của bé Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất, đã xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé. Mới chỉ thoáng thấy một bóng người giống mẹ, chú bé Hồng đã vội vã, bối rối, vừa chạy theo vừa gọi mẹ. Được ngồi lên xe cùng mẹ, chú bé "oà lên khóc rồi cứ thế nức nở" khiến cho người mẹ cũng "sụt sùi theo". Ba từ oà, nức nở, sụt sùi cùng trường nghĩa, nối nhau miêu tả các dạng thức đặc biệt của tiếng khóc, của những dòng lệ. Đây là âm thanh, là nước mắt của biết bao nỗi niềm, tâm trạng hai mẹ con : tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng,… Cảm giác sung sướng của đứa con khi được ngồi kề bên mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ cứ dâng lên từng giây, từng phút. Trước hết, chú được tận mắt nhìn thấy mẹ, "nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá… Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má…". Có được một người mẹ như thế, chú bé nào chẳng vui sướng, tự hào, huống chi là bé Hồng, đứa trẻ côi cút từng mong gặp lại mẹ đến cháy lòng, cháy ruột, từng phải dấu tranh với người khác cố ý nói xấu mẹ mình, chia rẽ tình mẹ con. Tiếp sau, chú bé được mẹ ôm ấp "đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,… hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường…". Chỉ một đoạn văn ngắn mà nhà văn đã sử dụng dồn dập bao động từ, tính từ, nhất là những danh từ cùng trường nghĩa : ỹương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, da thịt, khuôn miệng,… miêu tả vô cùng sinh động niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh điểm của tình mẫu tử. Đây thực sự là những cảm giác "mơn man" ngây ngất, đắm say mà vô cùng êm dịu của tình máu mủ, ruột thịt mà những đứa trẻ bất hạnh không dễ gì có được. Nhà văn đã dựng lại một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét rõ ràng, hài hoà, trong đó là những sắc màu tươi tắn, thoang thoảng hương thơm. Đó là một hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ãm ắp tình.
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
thanks