K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm kia

Tác giả trong bài thơ "Đồng Dao Mùa Xuân" không đặt tên cho người lính để tạo ra sự khái quát và tính tượng trưng cao. Dưới đây là một số lý do chính:

1.Tính khái quát: Không đặt tên cho người lính giúp nhân vật này trở nên đại diện cho tất cả những người lính khác, không chỉ trong thời kỳ kháng chiến mà còn trong mọi cuộc chiến tranh. Điều này tạo nên sự đồng cảm và kết nối giữa người đọc và nhân vật.

2.Tính biểu tượng: Người lính trong bài thơ có thể được hiểu như một biểu tượng của lòng yêu nước, sự hy sinh và nghị lực. Việc không gán tên cụ thể giúp nhân vật trở nên mang tính chất tượng trưng, từ đó thể hiện được ý chí và tinh thần của những người chiến sĩ.

3.Tạo không gian rộng mở: Việc không chỉ ra danh tính cụ thể của người lính giúp người đọc tự do tưởng tượng và liên tưởng đến những người lính trong lịch sử và trong cuộc sống của chính họ. Điều này làm cho bài thơ trở nên gần gũi và sâu sắc hơn.

4.Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn: Tác giả có thể muốn tập trung vào những cảm xúc, tâm tư và trải nghiệm của người lính hơn là vào cá nhân cụ thể của họ. Điều này giúp nhấn mạnh giá trị tinh thần và nhân văn trong cuộc sống của người lính, thay vì chỉ dừng lại ở tên gọi.

Như thế việc không đặt tên cho người lính trong bài thơ "Đồng Dao Mùa Xuân" không chỉ làm tăng tính khái quát và tính biểu tượng mà còn tạo ra không gian cho người đọc tự do cảm nhận và suy ngẫm về hình ảnh người lính trong bối cảnh lịch sử và văn hóa.

17 tháng 11 2023

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành niềm cảm hứng vô tận đối với những tác giả thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng đó vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và giàu xúc cảm với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới cái nhìn trải nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, nghịch ngợm, chưa một lần yêu đương, vẫn say mê thả diều nhưng chính họ đã cống hiến tuổi xuân và xương máu của mình vì Đất Nước. Họ đã nằm lại vĩnh viễn nơi chiến trường để đất nước được thống nhất, để nhân dân được tự do. Trong ký ức của Nguyễn Khoa Điềm, có thể họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh chiến sĩ của họ vẫn sống mãi. Xúc cảm chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước này. Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới góc nhìn cảm nhận của một con người thời bình. Đó là những người lính trẻ, nhiệt huyết, chưa một lần yêu, chỉ muốn thả diều nhưng chính họ đã hy sinh tuổi xuân và sức khỏe của mình cho Đất nước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ "Đồng dao mùa xuân". Trong bài thơ, hình ảnh người lính hiện lên bình dị, thật thà và chân chất "chưa một lần say/cà phê chưa uống/vẫn mê thả diều" nhưng cũng rất dũng cảm biến "anh thành ngọn lửa". Trong khó khăn, gian khổ, tình đồng chí đồng đội luôn gắn bó, đùm bọc và thương yêu như "bạn bè mang theo". Chiến trường khốc liệt là thế, khó khăn là thế "bom rơi/khói đen rừng chiều", "làn da sốt rét" nhưng người chiến sĩ luôn vui vẻ, lạc quan "cười hiền lành". Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được giải phóng, để nhân dân được bình yên. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân giành cho họ vẫn còn nguyên vẹn. Tuổi xuân của họ đã cống hiến vì đất nước, trở nên bất tử. Theo nhận định của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh lính của ông vẫn sống mãi. Vì chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước hôm nay. Qua tác phẩm người đọc thấy được tình cảm của họ cũng như tình cảm của người dân với lớp cha ông đã hy sinh vì Đất nước. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi ở trong lòng người dân Việt Nam. =))

16 tháng 11 2023

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

16 tháng 12 2016

Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.

- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… -

Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. -

Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.

= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .

Chúc bạn học tốt!

Tình cảm của tác giả trong bài thơ được thể hiện bằng thể thơ bốn chữ cô đọng hàm xúc, cách ngắt nhịp tựa như một bài đồng dao, gieo vần chân ở hầu hết các dòng thơ đồng thời kết hợp với các biện pháp nhân hóa và ẩn dụ. Đó là niềm thương xót, tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi xanh, hi sinh cuộc đời cho độc lập dân tộc. Qua đó tác giả thể hiện niềm thương xót, tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi xanh, hi sinh cuộc đời cho độc lập dân tộc.

3 tháng 10 2023

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 
9 tháng 12 2016

Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.

- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… -

Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. -

Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.

= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

12 tháng 12 2016

 

có. vì trong văn bản không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể

như : " nhựa sống trong người căng lên như máu,...

9 tháng 1 2022

vì mùa xuân không khí trong lành, ấm ấp