Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...
- Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy...nhưng...cũng...
- Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...
- Ẩn dụ: tấm lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), cơ bắp và trí tuệ (sức lao động), trái tim và tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh).
Hiệu quả của các biện pháp tu từ:
- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.
- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.
HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
+ Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.
+ Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.
=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.
1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:
- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.
- Ham đọc sách.
- Trung thực
- Có bản lĩnh, chính kiến.
- Biết lắng nghe.
- Quí trọng sức lao động.
- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…
2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:
- Dung lượng : 7-10 dòng.
- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện (có dẫn chứng), sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.
- Hình ảnh:
+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.
+ Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.
+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.
⇒ Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi, mặc dù đây là một kì thi Hương quan trong của nhà nước
⇒ Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Các yếu tố có trong bài phỏng vấn: người phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn, chủ đề, mục đích, phương tiện phỏng vấn
- Trong câu hỏi chưa nhắc tới phương tiện phỏng vấn (máy quay, máy ghi âm, bút, sổ…)
- Các yếu tố kết hợp với nhau, tác động qua lại với nhau phù hợp với mục đích, chủ đề phỏng vấn
- Khi trả lời phỏng vấn, câu hỏi vô cùng quan trọng
+ Ngắn gọn, rõ ràng
+ Phù hợp với mục đích, đối tượng phỏng vấn
+ Làm rõ chủ đề
+ Liên kết với nhau, sắp xếp theo trình tự hợp lí
- Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc cho chữ đầy éo le giữa hai con người đối lập nhau (quản ngục – tù nhân) được diễn ra trong nơi ngục tù tăm tối.
- Nhận xét:
+ Về không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Về thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.
TK
- Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc cho chữ đầy éo le giữa hai con người đối lập nhau (quản ngục – tù nhân) được diễn ra trong nơi ngục tù tăm tối.
- Nhận xét:
+ Về không gian: thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở những nơi thư phòng, sạch sẽ, không gian của học thuật. Nhưng ở đây, người ta cho nhau chữ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
+ Về thời gian: khác với mọi khi, người ta thường hay cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp thì ở đây, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuậ, người ta lại cho chữ vào ban đêm một cách gấp rút, vội vã, như đang chạy đua với thời gian, khẩn trương, gấp rút để tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng.
- Phần in đậm nằm đầu câu
- Nó có cấu tạo là cụm động từ
- Có thể chuyển phần in đậm: bà già kia thấy thị hỏi, bật cười
Nhận xét: sau khi chuyển câu có hai vị ngữ, vị ngữ có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ trước, nối tiếp sẽ rõ ràng hơn.