Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …
- Nhan đề “Bảo kính cảnh giới” (Gươm báu răn mình): là lợi tự nhắc nhở bản thân, khuyên răn con cháu sau này, qua đó làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ.
- Nội dung chính: Gươm báu khuyên răn” (bài 43) đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp, rực rỡ, qua đó làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, khát vọng về một đất nước phồn vinh, một cuộc sống ấm no cho người dân của Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:
+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.
+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn
+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". + 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:
+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.
+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn
+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".
+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
Nguyễn Trãi là một người nghệ sĩ đa tài hay nói đúng hơn, ông được coi như một thiên tài ở nhiều lĩnh vực. Một con người vừa có khả năng chính trị tài tình, vừa sáng tác thơ văn đạt đến độ kiệt xuất thật hiếm ai được như Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học: văn học chức năng và văn học nghệ thuật, văn chính luận và trữ tình, văn xuôi và thơ, chữ Hán và chữ Nôm,... Có thể nói, Nguyễn Trãi chính là người làm giàu cho vốn văn học, văn hoá của dân tộc.
Cũng như đại đa số các bài thơ trung đại khác, Gương báu khuyên răn (bài 43) được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Đây là một trong vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca trung đại.
- Ở bốn câu thơ đầu, việc miêu tả cảnh vật được thể hiện rất rõ. Qua đó, có thể thấy niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Chúng ta khó có thể xác định được thời điểm ra đời cụ thể của bài thơ nhưng có thể tác phẩm được sáng tác vào hai thời điểm: 1) Sau đại thắng quân Minh; 2) Khi Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra Thăng Long cùng lo việc nước, sau khi ông đã trở về Côn Sơn ẩn dật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, ông thể hiện niềm vui và sự tin tưởng vào tương lai tươi đẹp. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi, trước khi bi kịch xảy ra với ông và gia đình.
- Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ hơn sự thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả.
+ Ở hai câu luận, chúng ta thấy có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang việc miêu tả cảnh vật và sinh hoạt của con người, diễn tả một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.
+ Hai câu kết nói lên trực tiếp mong ước của tác giả về cuộc sống yên lành, “giàu đủ” cho người dân ở muôn phương đất nước.
Quan hệ giữa cảnh và tình trong cả bài thơ là quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không phải chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần tuý của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, nỗi niềm trăn trở ngày đêm của Nguyễn Trãi về đất nước, con người.
Cảnh và tình trong bài thơ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, thông qua bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu quê hương, đất nước tha thiết.
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …