K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

- Cấu trúc: Diễn dịch

- Câu chủ đề: Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất.

5 tháng 12 2019

Chọn đáp án: A

7 tháng 2 2018

- Sử dụng yếu tố miêu tả khi:

    + Tả vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen", các em có thể vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào làm ở một số đoạn nhất định.

  - Tự sự khi:

    + Kể về một kỉ niệm cảnh đầm sen giữa mùa hè.

    + Hoặc, một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.

"Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trang lụi chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. " Đây là bài ca dao nói về hoa sen, một trong những loài hoa vừa có hương, vừa sắc. Không những vậy, nó còn mang trong mình những phẩm chất cao quý, tốt đẹp, là biểu tượng cho sự cao sang, thuần khiết của con người, dân tộc Việt Nam. Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á, xuất phát từ...
Đọc tiếp

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trang lụi chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. "

Đây là bài ca dao nói về hoa sen, một trong những loài hoa vừa có hương, vừa

sắc. Không những vậy, nó còn mang trong mình những phẩm chất cao quý, tốt đẹp, là biểu tượng cho sự cao sang, thuần khiết của con người, dân tộc Việt Nam.

Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á, xuất phát từ đất nước Ấn Độ, sau đó lan rộng nhiều nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,... chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hoá, đặc hiệt là Phật giáo ở Việt Nam. Từ Bắc đến miền Nam, có mặt ở khắp mọi nơi với hình ảnh gần gũi, thân thuộc như cây đa đầu làng, cây tre, trúc,... nếu ở miền Bắc, sen chỉ mọc vào mùa hè do điều kiện thời tiết thì ở Nam, sen bốn mùa khoe sắc thắm, đặc biệt là ở Đồng Tháp Mười. Hoa sen có vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, càng ngắm càng thấy nét duyên dáng, dịu dàng, thướt tha. Hoa được đỡ nâng bằng cuống hoa dài, đưa hoa mọc lên trên bề mặt nước để khoe sắc hương của mình. Lá to rộng, có đường kính khoáng sáu mươi cen-ti-mét trong khi các bông hoa khác to nhất chỉ có thể có đường kính hai mươi cen-ti-mét. Cánh hoa khi nở thì rất to và đẹp, có nhiều màu như màu trắng tinh khiết hay màu hồng đào phất phơ. Hoa sen có nhiều nhị (tua sen) và noãn rời, các noăn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Mỗi quả chứa một hạt trong hạt có chồi mầm (tâm sen) gồm bốn lá non gập vào trong. Sen có thể được trồng bàng hạt hay thân rễ.

Ngoài vẻ đẹp dân dã và cấu tạo khá đơn giản ra, sen còn rất có ích cho cuộc sống của con người bởi từ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng những bài thuốc đặc trị rất hay: hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, vừa là liều thuốc tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng ướp trà, tạo nên hương thơm dịu. Lá sen dùng để gói bánh, cốm thì rất tuyệt vì nó mang lại một hương thơm rất đặc trưng. Sen quả thật rất thú vị vì nó đã đem đến cho đời muôn vàn điều bổ ích.

Ngoài ra, sen còn được xem là biểu tượng cho sự trong trắng, thanh thoát người con gái. Không những vậy, hoa sen còn tượng trưng cho vẻ tươi sáng, sang, thuần khiết về dân tộc, con người và đất nước Việt Nam thân yêu! Mặt khác sen còn mang trong mình một ý nghĩa rất đặc biệt: mặc dù được mọc lên từ nhưng lại không tanh mùi bùn mà sen lại toả ngát hương thơm, nhờ vậy mà ngày xưa, hoa sen là hình ảnh tưởng tượng cho người quân tử. Chính vì những ý ng cao đẹp đấy mà sen đã trở thành quốc hoa của đất nước Việt Nam và luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thi ca, nhà văn và nghệ thuật.

Với vẻ đẹp giản dị, tao nhã, hoa sen là hiện thân cho nhân phẩm, lối sống, hồn cũng như cốt cách nhân văn của người Việt.Đây là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

Linh Phương Thảo Phương Nguyễn Trần Thành Đạt Nguyễn Thị Mai Đỗ Hương Giang Nguyễn Phương Thảo Nguyễn Thị Hồng Nhung Mai Hà Chi Trần Thọ Đạt Phạm Hoàng Giang BFF_1234 Trần Hoàng Nghĩa Nguyễn Hải Đăng Kiều Linh

Đặng Thị Huyền Trang

Mấy anh chị coi thử bài này( trên mạng ) làm đủ ý chưa ạ. Bài này thuyết minh về hoa sen ý

1
17 tháng 12 2017

Một bài văn đầy đủ bao gồm:

Mb:Đc rồi

TB:1:Nguồn gốc, thời gian ra đời của hoa sen:Đã có

2: Cấu tạo,hình dáng, nơi sinh sống: Đã có

3: Công dụng:

+Đối với cuộc sống con người: Đã có ở chỗ là món ăn,trị bệnh mất ngủ ,làm đẹp,...

+Đối với đời sống tinh thần : Đã có ở chỗ là quốc hoa của VIệt nam nhưng hơi í chăng

4: 1 số phương diện khác: Nếu có sẽ làm cho bài văn hay hơn ở chỗ liên hệ bản thân....

KB: Đcrồi

17 tháng 12 2017

Cảm ơn ^^

Trong đầm gì đẹp bằng sen là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn.

Ca dao là tiếng nói tình cảm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Đó là tấm lòng đối với người thân, với quê hương đất nước. Trong số những bài ca dao được sáng tác bởi nhân dân và được lưu truyền bởi nhân dân có không ít những kiệt tác. Bài ca dao sau là một trong số đó, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ánh lên vẻ đẹp trong tâm hồn con người:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

      Bài ca dao mở ra hình ảnh một đầm sen bát ngát. Đã là đầm sen thì hẳn hoa sen là thứ đẹp đẽ nhất:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen"

      Câu ca dao có dáng dấp của một câu hỏi "gì đẹp bằng sen" nhưng thực chất đó là một lời khẳng định: Trong đầm không có gì đẹp bằng sen, sen là đẹp nhất. Cách sử dụng câu hỏi tu từ như vậy bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hiếm có của hoa sen.

      Vậy sen đẹp như thế nào?

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh"

 

      Những bộ phận, chi tiết của sen được ngắm nghía, nhận xét khá khắt khe từ "lá", "bông" đến "nhị". Màu sắc của chúng rất sắc nét, rõ ràng "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Màu xanh, màu trắng, màu vàng. Câu ca dao hoàn toàn tả thực đồng thời làm nổi bật những sắc màu tự nhiên, hài hoà của sen. Từ "lại" nhấn mạnh đến sự phong phú, hài hoà rất tự nhiên, giản dị và cũng rất đẹp đẽ ấy. Câu ca dao tiếp hoàn toàn không có ý mới, chỉ là nhắc lại ý trên có đảo trật tự các cụm từ: "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh". Vừa trên, bông hoa được ngắm nhìn từ ngoài vào trong, đến đây lại được ngắm từ trong ra ngoài. Sự xem xét ấy kĩ lưỡng, tỉ mỉ lắm, các vế câu đối nhau rất nhịp nhàng, được tách riêng ra bởi dấu phẩy (,); tưởng như người ngắm lật từng phần của sen mà chiêm ngưỡng vậy. Đến lần thứ hai này, sắc màu của sen không hề thay đổi, vẫn là những sắc màu rất giản dị và tự nhiên như thế. Hai câu ca dao lặp lại ý khiến người đọc tò mò về chủ định của tác giả. Và câu cuối cùng đã tháo gỡ những thắc mắc ấy:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

      Ý thơ mới tuyệt vời làm sao! Từ những sắc màu tươi tắn, thanh khiết của sen, tác giả dân gian liên tưởng đến sự trong sạch đến kì diệu của loài hoa này: gần chốn đầm lầy bùn đọng hôi tanh nhưng không hề bị cái ô uế làm cho phai hương nhạt sắc. Thì ra, việc người thưởng hoa ngắm nghía xem xét bông hoa kĩ lưỡng đến nhường kia là để chắc chắn về cái chất của nó. Khi sự xác minh đã hoàn tất, hoa sen đã vượt qua sự kiểm định khắt khe nhất và được vinh danh trong câu ca dao khép lại của bài: "Gần bùn ma chẳng hôi tanh mùi bùn".

      Nhưng bài ca dao không dừng lại ở việc ngợi ca loài hoa thân quen của chốn hương đồng gió nội. Ăn sau đó là những tầng nghĩa sâu xa. Bùn trong đầm hôi tanh là có thực. Nhưng vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen cũng là thực. Và trong cái nắng oi bức của trưa hè, mùi thơm ngát hương của sen còn khiến ta quên đi mùi bùn kia nữa. Khi đó, sự thanh cao đã lấn át, đã chiến thấng cái thấp hèn, nhỏ mọn. Không chỉ vậy, hoa sen còn là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với đời sống lao động và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Bởi vậy, ngợi ca hoa sen còn là thầm kiêu hãnh tự hào về vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân mình. Hoa sen đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cả một giai cấp, cả một dân tộc. Con người Việt Nam dẫu nghèo đói, bần hàn, dẫu bị áp bức bóc lột rồi bị đẩy đến đáy cùng xã hội nhưng vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp lương thiện. Nhắc đến đây, ta chợt nhớ đến những chị Dậu, lão Hạc... trong các thiên truyện đầu thế kỉ XX.

      "Trong đầm gì đẹp bằng sen" là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn. Bài ca dao đã khép lại những dư âm về một loài hoa diệu kì vẫn còn đó. Chính bởi vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, hoa sen đã được chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.

 
trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợpa. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục...
Đọc tiếp

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp

a. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. (4) Ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. (5) Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kì diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt.

b. (1) HÌnh ảnh con trâu thường hay được nói đến trong ca dao Việt Nam. (2) Không phải chỉ vì " con trâu là đầu cơ nghiệp" mà còn bởi đối với người lao động, đây là con vật gần gũi thân thiết. (3) Trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". (4) Trâu trở thành người bạn tâm tình của người lao động: "Trâu ơi ta bảo trâu này". (5) Hình như con trâu không mấy lúc thảnh thơi cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến nó. (6) Đến với ca dao Việt Nam, ta bắt gặp nhiều bài nói về con trâu, con cò, cái vạc. (7) Đó là các con vật quen thuộc, gần gũi mang đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động chân lấm tay bùn. (8) Khi cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem con trâu ra để tâm sự, để giãi bày lòng mình.  

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7: Ngôi tháp chính trong nhóm A ở Mĩ Sơn là một kiệt tác của nghệ thụât kiến trúc Chăm – pa (bị sập năm 1969 do bom Mĩ). Theo tài liệu đo vã của Pa-men-ti-ơ, tháp cao 24 m, thân vuông 10 x 10, có hai cửa hướng đông và hướng tây. Mặt ngoài tháp có trang trí các trụ ốp và các hoa văn hình hoa lá uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài các cửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7:

Ngôi tháp chính trong nhóm A ở Mĩ Sơn là một kiệt tác của nghệ thụât kiến trúc Chăm – pa (bị sập năm 1969 do bom Mĩ). Theo tài liệu đo vã của Pa-men-ti-ơ, tháp cao 24 m, thân vuông 10 x 10, có hai cửa hướng đông và hướng tây.

Mặt ngoài tháp có trang trí các trụ ốp và các hoa văn hình hoa lá uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài các cửa đi chính còn có các cửa giả với các vòm cuốn được tạo hình đặc sắc.

Bộ mái cũng được tạo hình gồm ba cấp thu nhỏ dần phía trên và kết thúc bằng chóp có trang trí hình cánh sen chạm khắc trên sa thạch.

Trang trí ở đế tháp hình học và các lá sen cùng với hình người và động vật (voi, chim thần Ga-ru-da,…)

Toàn bộ tháp có dáng vẻ đồ sộ nhưng thanh thoát, chạm khắc rất tinh tế, là một tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng nghệ thuật kiến chúc Chăm-pa.

(Tháp cổ Chăm-pa)

Dòng nào nói đúng nhất nội dung chủ yếu của văn bản trên ?

A. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện lịch sử.

B. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kinh tế.

C. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kiến trúc.

D. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện văn hoá.

1
17 tháng 9 2019

Chọn đáp án: C

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời...
Đọc tiếp

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hỏn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại,nghĩa là rất đẹp.
                                       (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)


Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

0