Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
-Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
-Hàng ngày họ ra đồng trồng lúa, đỗ, khoai, rau quả và cả dưa hấu. Họ sinh hoạt trong ngôi nhà sàn, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là xôi, bánh chưng, bánh giầy, cơm…
-Vào những ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi những trò chơi như đấu vật, đua thuyền…Cuộc sống ở làng bản của họ vô cùng giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên.
b)
Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa:
-Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.
-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.
-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.
Kết quả
-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.
c)
Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:
-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
-Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Tham khảo:
1.Nước Văn Lang được ra đời vào năm 700 TCN
2.Khoảng năm 700 TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, vua được gọi là Hùng Vương. Dưới thời Hùng Vương, người Lạc Việt đã biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Cuộc sống ở làng bản rất giản dị. Họ sống trong những nhà sàn để tránh thú dữ. Vào những ngày lễ hội, họ cùng nhau nhảy múa, vui chơi, đua thuyền, đấu vật rất vui vẻ. Ngoài ra, họ còn có những tục lệ riêng như ăn trầu, nhuộm răng đen hay cạo trọc đầu…
3.Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:
- Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất.
- Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng…
- Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nhiều trò chơi dân gian ngày xưa như đấu vật, đua thuyền, nhảy múa….
Ăn |
Mặc và trang sức |
Ở |
Lễ hội |
Lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm, … |
Trồng đay, gai trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Làm vòng tay, hoa tai, trống, chiêng, lục lạc. Đúc đồng lam giáo, mác, mũi tên, lưỡi rìu, lưỡi cày, … nặn nồi niêu; đan rổ, rá, gùi, nong, đan thuyền na, đóng thuyền gỗ. |
Nhà sàn tránh thú dữ. Họp nhau thành các làng bản. Thờ thần Đất, Mặt trời. Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu, … Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồng. |
Thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sống hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng. |
-Thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,...
-Người dân biết đúc đồng làm vũ khí, đồ trang sức, làm gốm, đan rổ, dụng cụ gia đình,...
-Đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang phong phú với nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng,...
- Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước: khoảng năm 700 TCN trên địa phận Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhà nước Văn Lang ra đời. Nối tiếp Văn Lang là nước Âu Lạc, đay là thời đại Hùng Vương – An Dương Vương. Đến năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị thôn tính và bi đô hộ trong vòng gần một nghìn năm. Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra, nhân dân giành được độc lập 3 năm. Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Năm 981 Lê Hoàn lên ngôi vua và đánh thắng quân Tống xâm lược. Năm 1009 Lý Công Uẩn phế truất Lê Long Đĩnh lên làm vua. Năm 1010 rời đo ra Thăng Long. Năm 1077 đánh thắng sự xâm lược quân Tống. Năm 1226 nhà Trần được thành lập và 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên. Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, năm 1406 nước ta bị quân Minh đô hộ. Năm 1428 Lê Lợi đánh thắng quân Minh, lập nên nhà Hậu Lê. Từ đầu thế kỉ XVI – XVIII nhà Hậu Lê suy yếu, xảy ra tình cảnh chia cắt đất nước, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Năm 1786 Quang Trung thống nhất đất nước, 3 năm sau đánh thắng quân Thanh xâm lược. Năm 1802 nhà Nguyễn thành lập.
- Năm 1786, sau khi đánh bật họ Nguyễn ra khỏi lãnh thổ Đại Việt, Tây Sơn tính đến việc đánh chiếm Thuận Hóa. Theo đề nghị của hàng tướng Nguyễn Hữu Chỉnh, thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy, cùng các tướng Nguyễn Lữ, Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm tiến đánh Phú Xuân. Ngày 16 tháng 6 năm 1786, quân Tây Sơn chiếm được thành Phú Xuân. Kế hoạch chiếm Thuận Quảng để nắm toàn bộ lãnh thổ Nam Hà do chúa Nguyễn cai quản trước đây của Nguyễn Nhạc hoàn thành.
Nguyễn Huệ định cho quân tu sửa trường lũy Động Hải, vẫn giữ địa giới cũ với Bắc Hà ở La Hà. Lúc đó Nguyễn Hữu Chỉnh đưa ra đề nghị. Nguyễn Huệ cho là phải, bèn quyết định không dừng binh mà phát động cuộc tấn công mới ra Thăng Long
- Nằm giữa trung tâm thành phố Bắc Giang, có một ngôi trường THPT được vinh dự mang tên một danh nhân lịch sử – người được coi là bậc hiền tài nổi tiếng với cuốn Đại Việt sử ký toàn thư - Đó là nhà sử học Ngô Sĩ Liên. Nhắc tới giáo dục của tỉnh Bắc Giang thì không thể không nhắc đến ngôi trường này như một con chim đầu đàn của ngành giáo dục của tỉnh và cũng là một trong những điển hình tiên tiến các trường THPT của cả nước. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, trong suốt 70 năm qua, những thành quả rất đỗi tự hào mà thầy và trò nơi đây đã đạt được là minh chứng hùng hồn cho lời khẳng định đó...
Ngôi trường em đang học nằm trên đường mang tên nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng Nguyễn Trãi. Đường Nguyễn Trãi rất dài, xuất phát từ trung tâm thành phố thuộc Quận 1, kéo dài và kết thúc ở Quận 5. Đây là hai quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Nhà cửa hai bên đường san sát, khang trang, có nhiều cửa hàng lớn, trung tâm thương mại, dịch vụ và các nhà hàng. Đường được tráng nhựa rất đẹp. Hai bên đường được trồng những hàng cây tỏa bóng mát thẳng tắp
Khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả là những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
- Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê suốt từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển. Hàng năm, khi có lũ lụt, tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đểu phải tham gia bảo vệ đê. Do vậy, có cuốn sử đã ghi rằng, nhà Trần là "Triều đại đắp đê".
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.