Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ngắn nè:
Các bạn đã được ra thăm Hà Nội chưa? Nếu chưa được ra Hà Nội, mình sẽ kể cho các bạn nghe về Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội nhé. Ngay trước cổng vào đền Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ. Ở hai bên cổng có hai câu đối. Mình nghe ba mình nói đó là câu đối do ông Cao Bá Quát viết.
Quanh hồ là những hàng liễu. Cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ của hồ. Để vào được đền Ngọc Sơn mình đã đi qua một cái cầu nhỏ có tên là cầu Thê Húc. cầu được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu là vào đến đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Mình có cái may mắn là đúng hôm mình thăm Hồ Gươm lại là hôm có một con rùa nổi lên. Con rùa rất lớn. Đầu nó to hơn trái bưởi. Sau đó, nó bơi lại Tháp và lên nằm trên cỏ. Nhìn con rùa, mình thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi đó không. Đúng lúc ấy, có một cụ già nói không được gọi là con rùa mà phải gọi là “cụ Rùa”. Cụ già nói từ khi cụ còn nhỏ đã nghe ông nội kể về chuyện “cụ Rùa”. Và không ai bảo ai, tất cả mọi người đều gọi là “cụ Rùa” đấy. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá làm nổi bật vẻ đẹp của Đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, của cây cầu Thê Húc.
Nếu có dịp được ra thăm Hà Nội lần nữa, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm, ghi lại được giây phút thiêng liêng khi “cụ Rùa” xuất hiện.
em đc ko nè:
Em sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng - một thành phố xinh đẹp và sôi động. Em yêu tha thiết nơi đây, từ những con đường, hàng cây. Đặc biệt là dòng sông Hàn êm đềm chảy xuôi giữa lòng thành phố.
Dòng sông Hàn nằm giữa thành phố Đà Nẵng, nơi mà bất kì du khách du lịch nào cũng muốn ghé thăm một lần. Quanh năm, dù là khi nào sông cũng đầy ăm ắp. Nước sông cứ cuồn cuộn, đong đầy như tình cảm nhiệt thành của người dân vùng đất này. Nước sông Hàn không có màu trong vắt như nước mùa thu, hay xanh biếc như bầu trời mùa hạ. Mà lúc nào cũng có màu xanh sẫm huyền bí. Màu xanh ấy, một phần được ánh từ bầu trời bao la phía trên cao, một phần chính bởi vì lòng sông sâu và rộng. Mặt sông Hàn vốn là phẳng lặng. Trông như một tấm gương dành riêng cho những người khổng lồ. Thế nhưng, thật chẳng mấy khi được xem một sông Hàn tĩnh lặng, bởi nơi đây lúc nào cũng tấp nập những chiếc tàu thuyền ngược xuôi với đầy những hàng hóa. Chúng rẽ ra từng cột sóng lớn, bọt nước vùng lên trắng xóa, như vẽ lên chiếc đuôi cá cho con thuyền. Điểm nhấn đẹp nhất của sông Hàn chính là cầu sông Hàn - một cái tên thật mộc mạc và chân chất. Chiếc cầu được thiết kế hình con rồng uốn lượn rất kì công, được xem như một trong những niềm tự hào của người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính chiếc cầu đã làm tăng thêm vẻ đẹp của con sông. Nhưng đồng thời, đó cũng là một điểm tựa để mọi người có thể quan sát một cách toàn vẹn vẻ đẹp tuyệt vời của con sông ấy. Đặc biệt là vào những buổi đêm. Khi thành phố lên đèn, khi chiếc cầu sáng rực lên với những ánh sáng lấp lánh. Chúng hắt xuống dòng sông, để mặt sông ánh lên muôn vàn màu sắc kì diệu, lung linh như thể đó là dòng sông dẫn đến xứ sở thần tiên.
Đối với khách du lịch, thì sông Hàn là một nơi để đến, còn đối với em, đối với người dân Đà Nẵng thì đây chính là nơi để về. Vào những dịp lễ, những ngày hội trong năm, người dân lại kéo nhau về đây. Hay cả vào những ngày bình thường không có gì đặc biệt, người ta vẫn hẹn nhau đến đây để gặp gỡ. Sông Hàn như là biểu tượng cho một nơi để mọi người con xa quê nhắc đến khi trở về Đà Nẵng, bởi có ai là người con của vùng đất này mà lại chẳng biết đến sông Hàn chứ.
Ngày qua ngày, cùng với sự phát triển của thành phố, dòng sông Hàn cũng đã có những điều thay đổi. Những làng mạc, xóm vườn cạnh dòng sông, đã được thay thế bằng những bờ kè, những con đường trải nhựa, những tòa nhà cao tầng. Những chiếc bè tre trên mặt sông đã được thay thế bằng biết bao chiếc tàu, thuyền động cơ lớn. Nhưng riêng dòng sông thì vẫn mãi như vậy, đong đầy và bình yên. Và tất nhiên, là tình yêu mà người dân nơi đây dành cho dòng sông cũng vẫn vẹn nguyên giống như vậy.
Viết đoạn văn biểu cảm về những kỉ niệm của em với cây phượng trong sân trường.
Hè sang nắng lên hoa về đỏ tươi. Mùa hoa báo tin ve sầu nhạc buông. Cùng phô sắc tươi. Hoa thêm mặn mà. Đồng hòa ca khúc hát yêu đời. Nhẹ cơn gió đưa hoa rơi từng cánh. Gợi bao nhớ nhung… Đây là những lời bài hát vô cùng ý nghĩa trong ca khúc Mùa hoa phượng. Mỗi lần nghe câu hát ấy, em lại chợt xao xuyến nhớ về cây phượng trước cổng trường.
Cây phượng ấy không biết trồng tự bao giờ, từ lần đầu tiên đến trường em đã thấy cây sừng sững ở đấy. Rễ cây to, trồi lên cả trên mặt đất như những con rắn lớn. Thân cây cao hơn cả cổng trường, to đến phải hai học sinh ôm mới hết. Vỏ thân cây màu nâu sẫm, xù xì, những vết hằn của thời gian. Cây phượng già có tán lá xum xuê, che mát cho cả cổng trường. Là nơi cho những học sinh đến sớm ngồi nghỉ ngơi. Và cây phượng ấy cũng chính là dấu hiệu, là một biểu tượng cho ngôi trường của em.
Suốt cả năm, cây phượng già như một người bảo vệ trầm tĩnh, im lặng đứng gác cho cả ngôi trường. Đến cuối tháng tư, đầu tháng năm, cây cựa mình, vươn dậy. Từ trong những cành khô, những mầm hoa dần nhú ra, hút hết những cái nóng đổ lửa của mùa hè để mà bùng cháy. Ngay cả quá trình ấy cũng diễn ra hết sức thầm lặng. Ngày ngày, rất nhiều người đi ngang qua nhưng chẳng mấy ai để ý. Chỉ đến khi tiếng ve râm ran cả góc trời, các cô cậu học trò đã thi xong. Mọi người mới chợt nhận ra, thì lúc ấy, hoa phượng đã nở đỏ rực cả cổng trường. Màu đỏ ấy báo hiệu một mùa thi vất vả đã trôi qua, màu hè đã về. Màu đỏ ấy đem đến niềm vui sướng của kì nghỉ dài ngày, nhưng cũng đem đến nỗi buồn của sự chia xa. Có những cậu học trò phải tạm xa trường vài tháng, nhưng cũng có những người có lẽ là không biết bao giờ mới được trở lại. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng nở, ai cũng thổn thức nhớ về những ngày tháng học trò vô tư của mình. Dường như bất kì học sinh nào cũng từng ép hoa phượng thành cánh bướm cất trong cuốn vở. Đó không phải chỉ là một trò chơi, mà đó là cách thức riêng để giữ lại kỉ niệm đẹp của học sinh. Rồi học sinh nghỉ hè. Ngôi trường lại cô đơn, vắng bóng người. Cây phượng vẫn đỏ rực như thế, cháy hết mình, cho đến tận ngày học sinh trở lại trường, lại được gặp những khuôn mặt thân thương ấy mới chịu tàn phai.
Mỗi ngày đến trường, em thường ngước nhìn lên tán lá xanh của cây phượng già ấy. Nhìn để chờ đợi, để trông ngóng những đốm lửa phượng đỏ ấy bùng lên. Khi ấy, em lại thêm yêu cây phượng, thêm yêu ngôi trường và tuổi học trò ngây ngô của mình.
"Tiếng gà trưa" là bài thơ đặc sắc của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã cho ta thấy những kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ xa nhà. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động và nhớ nhà. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về miền kí ức với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về. Những lần bị bà la, những lời mắng chân thật, giản dị mà chan chứa tình thương của bà và trên đường hanh quân, cháu nhớ lại với tất cả niềm vui, lòng biết ơn vô bờ bến. Cháu chiến đấu hôm nay không chỉ là chiến đấu cho tổ quốc, mà còn là vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ. Tiếng gà trưa là một âm thanh giản dị mà lại gần gũi, quen thuộc, nó làm âm vang kỉ niệm, gợi nhớ những kỉ niệm đẹp. Bài thơ làm sống dậy trong lòng mỗi người những yêu thương dịu ngọt không thể nào quên....
Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lg` yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,... Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, hoa: đó là hoa sen - loài hoa mộc mạc, thuần khiết.
Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê - hương: tôi yêu sen. Hsen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.
Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật... Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Cảm hứng từ mộng là loại tâm lý nghệ thuật của các dân tộc phương Đông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ..
Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.
Cảm nhận được vẻ đẹp tinh tuý và ý nghĩa thanh cao của hoa sen nên từ cánh đồng nơi thôn dã, từ trong đời sống dân gian, ẩn sâu trong tiềm thức của người dân Việt, hoa sen đã trở thành hình ảnh Việt Nam trên bầu trời cao. Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khác trong thiên niên kỷ này.
Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.