Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới..Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
- Tâm trạng khi trên con đường làng:
* “Mẹ tôi âu yếm ...dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp”.
* “Con đường này tôi đã ....thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”.
* “Trong chiếc áo vải ... và đứng đắn”.
→ Những câu văn thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến như những nốt nhạc lắng sâu vào hồn người, bởi vì lần đầu tiên đến trường là một sự kiện trọng đại của đời người. Trong tâm hồn cậu bé một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người, tất cả đều sự trang trọng, thiêng liêng của ngày đầu tiên được đi học trong cuộc đời – cảm giác hãnh diện háo hức.
- Cùng mẹ đi trên đường tới trường :
* “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí... làng Hòa Ấn.'' Sân nó rộng .... vẩn vơ”.
→ Nhà văn đã diễn tả rất đúng tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé, khi mình được chính thức trở thành một thành viên của nó, sự rụt rè, nhút nhát của tuổi thơ.
- Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp:
* “Trong lúc ông đọc...lúng túng”.
* “ Tôi cảm thấy ... đẩy tôi tới trước”.
* “Nhưng người tôi ... một cách lạ”.
* “Quay lưng...nức nở khóc”.
* “Trong thời thơ ấu ... như lần này”.
→ Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên
- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên :
* “Một mùi hương lạ xông lên,...là lạ và hay hay”.
* “Nhìn bàn ghế ... vật của riêng mình”.
* “Người bạn tôi chưa hề quen ... xa lạ chút nào”.
* “ Tôi đưa mắt ...cánh chim…”.
→ Nhận xét: thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên
tham khảo:
Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong emBài làm:
Bé hồng mồ côi bố sống xa mẹ từ lâu. Em sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Vì thế ước mơ được gặp mẹ luôn ap ủ trong lòng em. Thế rồi vào một buổi chiều tan học em chợt thấy một ng ngồi trên xe kéo giống mẹ em liền chạy theo và gọi bối rối. Điều đó cho thấy rằng nỗi nhớ mẹ niềm khao khát dc gặp mẹ của bé Hồng, em luôn nko tới hình dáng mẹ vì thế chỉ cần nhìn thoáng qua thôi là em đã nhân ra mẹ mình. Thế rồi xe chạy chậm lại, mẹ em cầm nón vẩy em vài giây sau em đuổi kịp, tráng đẫm mồ hoi và ríu cả chân lại. Không phải là mệt mà e lại như mà vì giờ đây em cảm thấy vo cùng sung sướng, e mừng rỡ khi nhân ra ng do chính là mẹ mình. Bé Hồng vo cùng xúc động và không nói lên lời. Bé Hồng nhìn kĩ khuôn mặt mẹ và nhân ra mẹ ko com cõi.xơ xác..gương mặt mẹ vẫn tươi sáng đôi mắt trong vào nước da mịn. .nổi bật màu hồng của đôi gò má. Tình yêu thương mẹ, nỗi nhớ mẹ vo ngần vì thế hôm nay bé Hồng thấy mẹ mình đẹp đẽ lạ thường. Cái cảm giác âm áp mơn man khắp da thịt, thấy ng mẹ êm diệu vo cùng thay cho sự hạnh phúc tột đinh của bé Hồng lâu ngày xa mẹ thiếu vắng tình mẫu bây giờ lại dc ngồi bên mẹ như thế này. Những rung động cực điểm của một tâm hồn bé dại đã đến với bé Hồng khi em dc ôm ap cái hình hài mau mu của mình. .mà đã bao lâu ko gặp
Học tốt!!!
Em tham khảo:
"Tôi đi học" của Thanh Tịnh là một truyện ngắn xuất sắc đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi", chú bé được mẹ đưa đế trường vào học lớp năm trong ngày tựu trường.
Đó là "một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh", chú mặc " chiếc áo vải dù đen dài", chú cảm thấy "trang trọng và đứng đắn". Lòng chú "tưng bừng rộn rã" được mẹ hiền "âu yếm nắm tay" dẫn đi trên con đường làng thân thuộc " dài và hẹp". Chú vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy lạ, tưởng như con đường làng và mọi vật xung quanh "đều thay đổi". Chú đã nghĩ về sự bỡ ngỡ ấy : "vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học"
Chú bâng khuâng tự hào thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lổng đi thả diều, đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn, thằng Quý nữa. Chú "thèm" cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình "áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem". Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù "tay ghì thật chặt" mà chú vẫn cảm thấy "nặng", rồi một quyển vở " xệch ra và chếch đầu cúi xuống đất". Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ : "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước". Ý nghĩ, tâm lí ấy của nhân vật "tôi" đã thoáng qua trong trí mình một cách nhẹ nhàng
"như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".
Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui " đầy đặc cả người" trước sân trường; ai cũng áo quần "sạch sẽ", gương mặt cũng "vui tươi sáng sủa". Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường "xa lạ", "cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mĩ Lí của mình "vừa xinh xắn oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Đứng giữa sân trường rộng, chú bé "đâm ra lo sợ vẩn vơ". Đó là tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên của đời mình.
Chú bé cũng như những học trò mới khác " bỡ ngỡ đứng nép bên người thân", chỉ dám " nhìn một nửa", chỉ dám " đi từng bước nhẹ". Tất cả đều " như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"...
Chú cảm thấy lòng mình vô cùng hồi hộp, '"thúc vang dội" bởi một hồi trống trường; cảm thấy mình "chơ vơ", "vụng về lúng túng". Chân "không đi" như bị một sức mạnh "kéo dìu" về phía trước; lúc "co", lúc "duỗi", cứ "dềnh dàng mãi". Chú cũng như các cậu học trò mới vì quá hồi hộp mà "run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp".
Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé xúc động, hồi hộp đến độ quả tim "ngừng đập", "giật mình lúng túng", chú " quên cả mẹ" đứng sau mingf. Nghe ông đốc dặn dò, "không em nào dám trả lời"; trước cái nhìn của mọi người, các học trò mới cũng như nhân vật "tôi" càng thêm "lúng túng". Nhiều học trò mới "ôm mặt khóc", chú bé cũng " dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo". Mặc dù lúc ấy "một bàn tay dịu dàng", " một bàn tay quen nhẹ" của mẹ hiền "vuốt mái tóc" cho, nhưng chú vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi hơn bao giờ hết khi xếp hàng vào lớp. "Trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".
Cảm xúc hồi hộp, bâng khuân dâng lên man mác trong lòng khi chú vào ngồi trong lớp, cảm thấy "một mùi hương lạ xông lên". Chú " thấy lạ và hay hay" những hình treo trên tường. Chú nhìn bàn ghế rồi tạm nhận đó "vật riêng của mình", nhìn bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà " quyến luyến tự nhiên".... Có lúc chú " đưa mắt thèm thuồng" một cánh chim...Chú vòng tay lên bàn lầm nhẩm đánh vần bài viết tập "Tôi đi học". Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú về "cảnh thật".
Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian - không gian : lúc đầu là một buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.
Kỉ niệm ấy rất sâu sắc và rất đẹp, vì thế sau này "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường".
Cho mình xin 1 tick nhá
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
* Nguồn : Loigiaihay *
Theo cha tôi kể lại thì truyện ngắn “Tôi đi học” có từ cái thuở cha tôi còn đi học tiểu học.
Thế mà khi đọc lại, tôi nhớ cái thuở mới cắp sách đến trường. Tôi có cảm nghĩ rằng mỗi chữ, mỗi câu tác giả viết có rất nhiều ý nghĩa khi xướng âm lên… Âm điệu câu văn như nhịp đập trái tim bẽn lẽn rụt rè của đứa con nhỏ theo mẹ đến trường lớp lần đầu… “Hàng năm cứ vào cuối thu… Tôi quên sao được buổi sớm mai hôm ấy. Những kỉ niệm của buổi tựu trường lần đầu… Một mùi hương lạ xông lên trong lớp… ”
Truyện ngắn có những phát hiện rất tinh tế và tài hoa khiến người đọc như hiện ra trước mắt mình một cái “tôi” thuở ấy… Vâng! Nhân vật “tôi” thuở ấy có hình hài và tâm trạng rất giống tôi sau này khi lần đầu tiên nắm tay mẹ bước vào sân trường.
“Tôi” thuở ấy là tác giả, đã miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng: Tôi mặc bộ quần áo mới sang trọng và đúng đắn… Dọc đường đến trường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi, tôi ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau. Chỉ có hai quyển vở trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.
Trước sân trường đông đúc người đưa con đi học, vẻ mặt người nào cũng vui tươi và ăn mặc tươm tất. Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè sẽ vắng lặng, tôi hơi lo sợ.
Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò mới như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép vào bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng. Có thể ví họ như lũ chim non sắp biết bay nhìn bầu trời cao rộng vừa thèm muốn vỗ cánh bay lên nhưng còn e sợ ngập ngừng…
Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Chúng tôi lúng túng vụng về, toàn thân run lên, quả tim như ngừng đập… Trong lúc đó ông đốc gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba, rồi gọi tên từng người. Nghe gọi đến tên mình tôi giật mình lúng túng quên cả mẹ đứng đằng sau.
Với cặp mắt hiền từ và cảm động, ông đốc nói với chúng tôi mấy điều chúng tôi nghe rõ từng tiếng nhưng không ai trả lời mà chỉ có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại. Khi ông đốc nói: “Thôi các em đứng dậy sắp hàng để vào lớp”, tự nhiên tôi cảm thấy như có bàn tay ở phía sau đẩy tôi tới trước.
Mấy cậu bắt đầu khóc, tôi cũng quay lưng dúi đầu vào lòng mẹ khóc theo. Ông đốc an ủi chúng tôi đừng khóc vì đến trưa sẽ lại về nhà và ngày mai lại được nghỉ cả ngày. Sau đó, mười tám người chúng tôi xếp hàng dưới hiên lần lượt đi vào lớp năm.
Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, có bắt đầu có sự cảm mến và quyến luyến các vật và bạn bè xung quanh. Tác giả kết luận bằng cách miêu tả một hình ảnh rất đẹp:
“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”
Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc của mình “tức là cái tôi trữ tình” rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học. Đó là cái ngày không ai quên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm suốt cuộc đời.
Có người nói rằng những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Thật như thế, ông đã thể hiện rõ ràng nhất điều này ở văn bản "Tôi đi học ". Và chi tiết nổi bật nhất trong văn bản này theo em là ở phần miêu tả tâm trạng của nhân vật "tôi" trên đường đi học. Chúng ta có thể thấy được cái điều mà nhân vật "tôi" cảm giác được cũng như bao bạn học sinh mới chân bước vào trường. Nhân vật ấy tự nhiên thấy được con đường quen thuộc mà mình hằng ngày đi học tự nhiên lại lạ lẫm trong hôm nay. Hòa chung với suy nghĩ đó là cảm giác cậu thấy mình như lớn hơn, trong lòng cậu thì háo hức rộn ràng. Đó là suy nghĩ chung của biết bao nhiêu các bạn học sinh bình thường ngày đầu đi học. Đó là những gì chân thực nhất, tinh tế nhất qua dòng hồi ức của nhà văn. Phải chăng con người ta luôn luôn cảm thấy hồi hộp,thấy lạ lẫm,thấy rộn ràng khi mà họ sắp phải đối mặt với những điều mới lạ?. Có lẽ,ai ai cũng thế. Con người ai cũng có cảm xúc cảm giác đối với vạn điều, vạn chuyện trong cuộc sống bản thân mình. Đối với em,c ảm xúc kỳ lạ mới mẻ nhất là cảm xúc mà nhân vật "tôi" trong tác phẩm "tôi đi học" cảm nhận. Không gì là quá xa lạ, gần ngay trước mắt nhưng đối với một thứ ta chưa từng được tiếp xúc, tự nhiên người ta sẽ thấy bồi hồi, mơn man, tưng bừng và rộn rã. Khép đóng lại đoạn văn trên, chúng ta có thể thấy được tâm trạng của nhân vật "tôi'' là tâm trạng chân thực, rõ ràng và quen thuộc với các bạn học sinh mới bước vào một ngôi trường lạ lẫm, mới bước vào một thế giới kỳ diệu.
✿Tuệ Lâm☕
Tham khảo:
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.