K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2021

Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất đáng quý của người Việt ta. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có vụ lợi, không cần hồi đáp. Lòng nhân ái giúp con người biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, biết rung động, biết đồng cảm sẻ chia trước những hoàn cảnh khó khăn.

Trong mùa dịch covid-19, nhiều cá nhân tập thể đã chia sẻ vật chất đến những người có hoàn cảnh khó khăn; chính phủ giang tay chào đón đồng bào từ vùng dịch trở về. Khi miền Trung oằn mình trong lũ dữ, nhân dân cả nước quyên góp tiền của cùng miền Trung khắc phục hậu quả. Tất cả đều là minh chứng đẹp đẽ cho lòng nhân ái. Lòng nhân ái còn tạo ra lực hấp dẫn kéo con người xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất chống lại cái ác, sự ích kỷ, hận thù.

Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng, biết ơn. Ngược lại, sống ích kỉ chỉ lo nghĩ cho bản thân mình, dửng dưng trước những khổ đau, bất hạnh của người khác chỉ khiến cho bản thân trở nên tầm thường mà thôi. Bởi vậy, mỗi con người hãy là một tấm gương nhân ái để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

7 tháng 9 2021

Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn kết những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Nói cách khác những tình cảm mà chúng ta trao đi cho nhau đó chính là lòng nhân ái.

Lòng nhân ái là gì? Chúng ta có thể cắt nghĩa từng từ để hiểu được ý nghĩa của nó. Nhân chính là người. Ái là yêu thương. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Đó là cách mà chúng ta trao đi yêu thương đối với người khác. Tình cảm đó xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản thân được thanh thản và yên lòng.

Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.

Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội chính là một cá thể tạo nên sự thống nhất cũng chính là một móc xích kết nối với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này. Tục ngữ vẫn có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tình yêu thương giữa con người với con người là điều cần thiết để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.

Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương. Để có được sự thái bình, thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Sức mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí, mà là sức mạnh của đoàn kết, tương thân tương ái không khuất phục trước kẻ thù.

Hằng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. Nhân dân miền Trung phải gồng mình hứng chịu những mất mát, đau thương đó. Không ai hiểu, chỉ mình họ mới biết được nỗi đau mà mình phải trải qua. Để đồng hành với những nỗi đau đó cũng như nhằm gánh vác những thương tổn mà thiên nhiên gây ra, nhiều tổ chức và quỹ từ thiện đã tiếp tế lương thực cũng như động viên tinh thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống.

Xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ cần sự san sẻ, giúp đỡ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đởi ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên và an ủi lớn đối với họ.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chỉ riêng mình, không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình. Lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn.

29 tháng 7 2019

Giá trị tinh thần lạc quan:

- Lạc quan là lối sống yêu đời, luôn nhìn mọi mặt ở khía cạnh tích cực và luôn hướng đến tương lai tươi sáng.

- Giá trị của tinh thần lạc quan:

+ Giúp nâng cao chất lượng sống của con người. Khi tinh thần vui vẻ phấn chấn, sức khoẻ của con người sẽ tốt hơn, có cơ hội để tận hưởng những niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

+ Sống lạc quan là một liều thuốc thúc đẩy chúng ta không ngại khó ngại khổ, luôn vươn tới tương lai để đạt được những thành công và những điều tốt đẹp.

+ Khi ta vấp ngã, sự lạc quan sẽ là sức mạnh nâng ta dậy, giúp ta lấy lại niềm tin để bước tiếp.

+ Người sống lạc quan luôn vui vẻ, hoà đồng và dễ được mọi người yêu mến.

- Cần phân biệt sống lạc quan với lối sống ảo tưởng, phi thực tế.

Good luck!

Hẳn bạn đồng ý rằng hạnh phúc là đích đến của mỗi chúng ta. Song điều mà không ít người chưa biết đó là hạnh phúc lại phụ thuộc rất nhiều vào sự cảm nhận nội tại của mỗi người. Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121-180) từng nói: “Hạnh phúc của cuộc đời phụ thuộc vào những suy nghĩ tích cực của chúng ta”.

Suy nghĩ tích cực, hay tinh thần lạc quan, khiến bạn sống khỏe mạnh hơn. Các nhà khoa học tại Trường ĐH Zurich (Thụy Sĩ) khám phá ra những ai suy nghĩ lạc quan về sức khỏe của mình, thì cơ hội sống lâu cao hơn 3,3 lần so với những người suy nghĩ bi quan. Một số nghiên cứu khác cho thấy bi quan làm giảm sự hoạt động của hệ miễn dịch, khiến bạn dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tinh thần lạc quan không chỉ “tiếp sức” cho sức khỏe thể chất mà còn giúp bạn thành công hơn. Sophie Chou - nhà nghiên cứu tâm lý tại ĐH Quốc gia Đài Loan đã có nghiên cứu cho thấy những người thực tế và lạc quan thường có xu hướng đạt được thành quả cao trong các kỳ thi khó khăn. Đây hẳn là một tin vui cho giới trẻ...

18 tháng 3 2021

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: "Cả làng Việt gian theo Tây ". Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi "nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :"cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát".

Về đến nhà ông chán chường "nằm vật ra giường", nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra " chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ". Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả "có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ". Ông đau xót nghĩ đến cảnh "người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước".Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,"chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình", lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi...

Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi "về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là "cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây".

 

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!". Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn...

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:"Thế nhà con ở đâu?", "thế con ủng hộ ai ?". Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:"Nhà ta ở làng Chợ Dầu","ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !". Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong "anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ". Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động, nước mắt "chảy ròng ròng trên hai má". Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .

May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về "cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ". Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu"Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả." "Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người". Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm "Làng " xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

 

27 tháng 8 2019

Gợi ý

. Đặc điểm:

  • Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
  • Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
  • Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
  • Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
  • Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
  • Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...
27 tháng 8 2019

Tham khaỏ:

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù.Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”