K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ta ngu quá=))

23 tháng 12 2021

Bài thơ năm chữ ' Sang năm con lên bảy" của Vũ Đình Minh mang giọng điệu như một khúc đồng giao. Người Cha vui sướng nhìn con thơ lớn khôn từng ngày và bước dần vào hành trình tuổi thơ, hành trình tuổi học đường.

     "Sang năm con lên bẩy" nghĩa là năm nay con mới chỉ sáu tuổi. Con còn nhỏ bé, ngây thơ và hồn nhiên, con chỉ "lon ton.....chạy nhảy". Tất cả muôn loài là tâm hồn trong sáng và yêu thương của con. Lòng cha dạt dào tình thương mến. Giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha :

                                                              Sang năm con lên bẩy

                                                              Cha đưa con đến trường

                                                              Giờ con đang lon ton

                                                              Khắp sân vườn chạy nhẩy

                                                              Chỉ mình con nghe thấy

                                                              Tiếng muôn loài với con

      Con sẽ lớn khôn dần. Thế giới thiên nhiên (chim, gió, cây....), thế giới thần tiên, cổ tích với những hoàng tử, cô Tấm, những nàng tiên, ông Bụt, những dũng sĩ, chim đại bàng biết nói..... của miền thơ ấu sẽ trở thành kỉ niệm, hoài niệm, sẽ trở thành " chuyện ngày xửa, ngày xưa....". Sang năm con lên bảy, con sẽ bước vào một hành trình mới với trang sách ngọn đèn, với mái trường, với thầy cô và bạn bé thơ ấu :                                                               

                                                               Mai rồi con lớn khôn

                                                               Chim không còn biết bói

                                                               Gió chỉ còn biết thổi

                                                               Cây chỉ còn là cây

                                                               Đại bàng chẳng về dây

                                                               Đậu trên cành khế nữa

                                                               Chuyện ngày xửa, ngày xưa

                                                               Chỉ là chuyện ngày xưa

         Con sẽ lớn khôn cùng mái trường, cùng trang sách ngọn đèn, tuổi ấu thơ sẽ đi qua "Bao điều bay đi mất/Chỉ còn trong đời thật". Cuộc đời có nhiều vất vả, khó khăn. Hạnh phúc không thể cầu xin mà con phải dành lấy từ hai bàn tay của mình :

                                                              Tiếng người nói với con

                                                              Hạnh phúc khó khăn hơn

                                                              Mọi điều con đã thấy

                                                              Nhưng là con giành lấy

                                                              Từ hai bàn tay con 

         "Tiếng người" là bài học cuộc sống, bài học cuộc đời. Hai bàn tay con là tri thức, là lao động sáng tạo. Lời cha nói với con thơ là bài học vô cùng sâu sắc. Có điều, Vũ Đình Minh dùng lời thơ giản dị, dễ hiểu để diễn đạt lời cha dạy con. Lời thơ như nước mát thấm sâu vào tâm hồn con nhỏ.

          Hai câu thơ " Sang năm con lên bẩy/ Cha sẽ đưa tới trường" được điệp đã làm cho giọng thơ thêm ngọt ngào thiết tha, thể hiện tình yêu thương và niềm mong ước của cha đối với con thơ yêu quý.

          Niềm hi vọng dạt dào được thể hiện qua bài thơ " Sang năm con lên bẩy"

          Con đường tới trường đang chờ đón con thơ.

22 tháng 12 2021

mimhj ko bite

22 tháng 12 2021

mik gửi rồi chờ OLM duyệt nhé

29 tháng 5 2018

từ nhỏ con sẽ phải tự học hành để mai sau lớn khôn sẽ bước vào một thử thách nếu vượt qua sẽ rất đáng tự hào mọi điều ta danh đc đều do hai bàn tay ta làm nên ko ai giúp ta vượt qua thử thách gian nan khổ cực đó đâu nên ta phải tự làm nên nhờ chính bàn tay và công sức

29 tháng 5 2018

bài sang năm con lên bảy nói về niềm vui sướng ,nỗi hân hoan của người con khỉ ngày đầu tiên được đến trường .Nhưng khi lớn lên niềm vui sướng đó cũng vụt bay đi mất và thay vào đó là mỗi cây cối ,con vật ,con người đều buồn tẻ .được thể hiện rất rõ qua khổ thơ 2 của bài và người ta muốn tìm thấy hạnh phúc thì hãy tìm đến bằng 2 bàn tay của chúng ta

24 tháng 10 2024

Bài

24 tháng 10 2024

"Mẹ vắng nhà ngày bão" của Đặng Hiển là một bài thơ hay đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Sau khi đọc xong bài thơ em rất xúc động trước tình cảm gia đình ấm áp yêu thương. Nhan đề bài thơ độc đáo hấp dẫn gợi ra một tình huống đặc biệt: " Mẹ vắng nhà ngày bão". Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng vào ngày bão thì sự thiếu thốn ấy càng tăng lên gấp bội. Bởi lẽ trong gia đình Việt Nam người mẹ có một vim trí rất quan trọng, vừa yêu thương chồng con hết mực vừa chăm lo cuộc sống hàng ngày chu đáo và khi mẹ vắng nhà đó là khoảng thời gian đầy khó khăn và vất vả đối với ba bố con. Cơn bão kéo đến cùng với mưa to gió lớn đã khiến căn nhà bị dột nát, buộc ba bố con phải nằm chung để đỡ lạnh và tránh ướt. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống:" Vẫn thấy trống phía trong / Nằm ấm mà thao thức". Tình yêu thương là thế tuy ở xa nhau nhưng người này vẫn nghĩ cho người kia:" Ngix giờ này ở quê / Mẹ cũng không ngủ được". Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn long như lủa đốt khi nghĩ về ba bố con ở nhà, mẹ vừa thương bố con vụng về, củi thì laim ướt khó mà đun nấu được. Tác giả chọn chi tiếtthaatj đặc sắc và sống động nói về cái ăn cái ngử thiết thực của con người làm bối cảnh để làm nổi bật lên tình yêu thương, sự gắn bó vói nhau, nương tựa vào nhau để vượt len những khó khăn về vật chất. Khắc phục hoàn cảnh ba bố con cung cố gắng làm mọi việc, chị em trong gia đình cũng chung tay giúp đỡ, chăm lo cho nhau. Những giây phút đó khiến mỗi người trong gia đình hểu rõ hơn giá trị về sưm đoàn kết và tình yêu thương:" Chị hái lá cho thỏ", " Em chăm đàn ngan", " Bố đọi nón đi chợ" hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu món cá canh chua cho con. Hình ảnh bố đội nón đi chợ thật ngộ nghĩnh, đáng yêu , mà thấm đẫm tình người. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch cảm xúc không gian bừng sáng. Cơn bão đi qua bầu trời trong xanh trở lại đó .à quy luật của tự nhiên nhưng " Mẹ về như nắng mới / Sáng ấm cả gian nhà" là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Hình ảnh so sánh:" Mẹ về như nắng mới" giầu sức gợi hình, gợi cảm. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng và hiểu rộng ra đó là hơi ấm thương yêu tả ra từ lòng mẹ. Mẹ về cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, hạnh phúc, vui mừng. Qua bài thơ em cang cảm thấy yêu mẹ của mình nhiều hơn, trân trọng những giây phút được ở bên gia đình, những người thân yêu của mình ( bàn phím mình bị hỏng dấu chuyển xuống dòng bạn tự tách ý ra để thành bài văn nhé 😊)

 

 Trả lời:

P/s: Bạn tham khảo nha!~Thời gian nghỉ dịch ai cx bận hết nên ko có thời gian!~Bài của mk thì mk viết mới có ý nghĩa phải ko? (^-^)

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng  lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

 

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Nguồn: Lớp 6/7 Hỏi-đáp

                                                                       ~Học tốt!~

12 tháng 4 2020

๖ۣ♡Čαşε Čℓøşεɗ✰彡, mình cảm ơn nhưng mình cần 1 đoạn văn khoảng 7 - 8 câu thôi

16 tháng 11 2021

Tham khảo

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

 
28 tháng 2 2022

Tham khảo

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.

28 tháng 2 2022

Có chép mạng không bạn?