Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.
Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
1
Trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.
Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6- Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm" trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!
Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.
Một người anh luôn "coi thường" những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?
Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là "Mèo", "nó vui vẻ chấp nhận" và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là "nó vênh mặt"- "Mèo mà lại! Em không phá là được...". Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!
Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do "Mèo" vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo "có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào". Bố của "Mèo" đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.
Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà "vui như tết". Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!
Con có nhận ra con không?...
Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự "thức tỉnh" để hoàn thiện nhân cách của mình.
Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là "Mèo con" có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.
Dế Mèn trong câu chuyện "Bài Học Đường Đời Đầu Tiên" trích trong "Dế Mèn Phiêu Lưu Kí" đã để lại trong em nhiều bài học sâu sắc.Dế Mèn một chàng dế cường tráng, khỏe mạnh. Anh ta luôn hà tiện với người khác và kinh biệt anh chàng Dế Choắt gần nhà. Thấy Dế Choắt nhìn trông như mấy thằng nghiện thuốc phiện, anh ta liền chế bai và quát Dế Choắt. Khi trêu chị Cốc, hắn ta đã không nghĩ tới hậu quả là Choắt mất. Sau khi Choắt mất, hắn rất ân hận vì tính cách hống hách và khinh người của mình. Bài học em học được sau câu chuyện này là không nên hống hách, khinh người nếu không mình sẽ bị đào thải hoặc thậm chí mất đi tính mạng của mình hay làm cho người khác mất đi tính mạng chỉ vì mình, như Dế Mèn trêu chị Cốc hại Dế Choắt mất.
Nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí được khắc họa , thể hiện hết sức thành công qua ngòi bút đậm chất thần thoại và chứ tình của Tô Hoài . Xuyên suốt toàn truyện là những mẩu chuyện nhỏ trong quãng đường phiêu lưu của chú dế Mèn , dế Mèn nổi bật hình ảnh anh chàng dế cường tráng và khỏe khoắn với tính cách mạnh mẽ , gan góc , ưa mạo hiểm . Tuy vậy , trong mỗi câu chuyện là một thử thách mà dế mèn phải vượt qua , và cũng là bài học mà tác giả để lại cho chúng ta - những người đọc về chân lý sống và thói quen ở đời , dế mèn cũng bộc lộ khá nhiều những phẩm chất xấu tiềm tàng trong mỗi con người như : tự kiêu , ghen ghét đố kị , nhu nhược ,.. đáng lên án và phê phán . Dế Mèn càng trải qua và càng khắc phục và ngày càng trở thành một chú dế tốt có những phẩm chất đáng quý. Em rất yêu quý chú dê Mèn và câu chuyện của Tô Hoài.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Viết đoạn văn từ 6- 8 câu trình bày suy nghĩ của em về câu nói cuối cùng của Dế Choắt.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Lý Thông là một kẻ nấu rượu và bán rượu. Gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc đa. Hắn nghĩ chàng trai cô độc, nghèo khổ mà có sức khỏe cường tráng này có thể lợi dụng được. Cái âm mưu đưa Thạch Sanh về nhà và kết nghĩa anh em của Lý Thông xét đến cùng vẫn có thể cảm thông được. Vì Lý Thông mới chỉ lợi dụng sức lao động của chàng trai mồ côi mà thôi.
Lý Thông đôn phiên mình phải nộp mạng cho Chằn linh. Kẻ tham sống sợ chết này đã ranh ma đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng, với lí do anh “dà cất mẻ rượu”… Người đời thiếu gì kẻ tham sông sự chết như Lý Thông?
Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Hắn dọa Thạch Sanh là đã giết vật báu “vua nuôi đã lâu”, tất sẽ bị “tội chết”. Có vẻ “nhân đức”, hắn khuyên Thạch Sanh “trốn ngay đi”, mọi hậu quả hắn sẽ “lo liệu”. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”.
Quận công đã “chém” được Chằn tinh sao lại không bắt được Đại bàng? Muôn trở thành phò mã, Lý Thông lại dấn sâu vào tội ác bằng mưu mô mới. Hắn rất “khôn ngoan” tổ chức hội hát xướng mười ngày để “nghe ngóng”. Đứng đến ngày thứ 10, quan Quận công đã tìm được đứa em “kết nghĩa”. Lần thứ hai, Lý Thông đã xảo quyệt cướp công Thạch Sanh. Hắn rất nhẫn tâm và dã man sai quân lính vần đá lấp kín hang để giết Thạch Sanh, người đã xông pha nguy hiểm chém trăn tinh, giết đại bàng, cứu nàng công chúa, để Lý Thông được giàu sang, vinh hiển. Hành động sai quân lính lấp hang cho thấy anh bán rượu hiện nguyên hình là kẻ táng tận lương tâm, đôi bàn tay thấm đầy máu và nước mắt đồng loại.
Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kì diệu tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích “Thạch Sanh”’, nó mang ý nghĩa như một biểu tượng về sức mạnh công lí. Tiếng đàn thần được Thạch Sanh gảy lên trong ngục tối đã chữa được bệnh “câm” của nàng công chúa, đã vạch mặt chân tướng xảo quyệt của Lý Thông trước Triều đình.
Cái kết của truyện thật sâu sắc và lí thú. Mẹ con Lý Thông bị lột hết mọi chức tước, bị đuổi về quê, bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. Quả là lưới trời lồng lộng?
Anh bán rượu trở thành Quận công, sắp trở thành phò mã…, cuối cùng biến thành bọ hung! Tham thì thâm, ác giả ác báo là vậy! Tên Lý Thông đã bị người đời phỉ nhổ! Chết trong nhục nhã!
Bài 2 :
Gióng sinh ra trong 1 hoàn cảnh đặc biệt : Đôi vợ chồng hiếm muộn nay đã 80 tuổi , Bà mẹ đưa chân ướm thử vào 1 dấu chân lạ khổng lồ , bà thụ thai 12 tháng rồi sinh ra Gióng . Cậu bé sinh ra trong sự vui mừng và bất ngờ của cha mẹ . Kì lại và buồn thay ! Gióng lên 3 tuổi không biết nói , không biết cười , không giống như những đứa trẻ khác, cậu không thể bày tỏ đc những nỗi niềm với cha mẹ mình . Gióng sống trong hoàn cảnh nghèo khó , dân làng phải góp gạo nuôi cậu . Qua những chi tiết đó thể thiện Gióng là biểu tượng của nhứng người nghèo khổ , đại diện cho những người nông dân trong Xã hội xưa , tàn ác , dã man , hung tợn , không có tình thương giữa con người với con người . Cùng là người với nhau tại sao những con người tàn bạo , xâm chiếm lãnh thổ của những người dân nghèo lại không thể hiểu đc tình cảnh khốn cùng của họ . Gióng đc sinh ra và nuôi lớn trong tình yêu thương của những người nông dân cùng cực , những bát gạo nuôi sống cậu hằng ngày tiếp thêm sức mạnh , sự can đảm để cậu đứng lên dành độc lập . Gióng yêu dân làng , nhân dân , cha mẹ , từ 1 cậu bé không may mắn đã trở nên 1 chàng thanh niên cường tráng với vũ khí , chiến giáp đứng ra bảo vệ đất nc , vùng quê nơi những tình cảm đc vun đắp , tình cảm của những con người . Thánh Gióng tượng trung cho hoà bình , là biểu hiện của tình yêu thương , can đảm dám đấu tranh giành lại độc lập dân tộc .
# Viết hơi vội ~~
Mụ ta trước hết là người hết sức tham lam. Chồng mụ vì thương xót cá vàng nên đã rộng lượng tha cho cá. Cảm tấm lòng ông lão, cá ban cho ông những điều ước. Như vậy là mụ vợ hoàn toàn không có công lao gì với cá. Mặc dù vậy, mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất ít giá trị: cái máng lợn, cái nhà; cho đến những đòi hỏi lớn về cả của cải và danh vọng: lâu đài, nhất phẩm phu nhân. Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao: nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.
Rõ ràng, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Kết cục, mụ đã bị cá vàng trừng trị vì cả hai tội tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.
Tk:Những đức tính quý báu của ông cha ta vẫn còn được lưu giữ đến ngày hôm nay và được thế hệ bây giờ bảo vệ, phát huy tích cực. Một trong những tinh thần đáng quý của nhân dân ta phải kể đến chính là lòng nhân hậu. Nhân hậu là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn; cùng nhau hướng đến mục tiêu tốt đẹp để phát triển cộng đồng, dân tộc và đất nước. Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Lòng nhân hậu còn được thể hiện ở việc chúng ta cùng nhau chung tay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, mỗi người một sự chia sẻ nhỏ tạo nên một thông điệp lớn. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy. Tuy nhiên ngoài thế giới kia đầy rẫy những con người “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” chỉ biết cho bản thân mình. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Vì vậy cần lắm lòng nhân hậu để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. nhân hậu là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, đó cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Mỗi người hãy rèn luyện cho bản thân mình đức tính tốt đẹp này để khiến xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
tham khảo nguồn : vndoc mẫu số 1
Những đức tính quý báu của ông cha ta vẫn còn được lưu giữ đến ngày hôm nay và được thế hệ bây giờ bảo vệ, phát huy tích cực. Một trong những tinh thần đáng quý của nhân dân ta phải kể đến chính là lòng nhân hậu. Nhân hậu là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn; cùng nhau hướng đến mục tiêu tốt đẹp để phát triển cộng đồng, dân tộc và đất nước. Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Lòng nhân hậu còn được thể hiện ở việc chúng ta cùng nhau chung tay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, mỗi người một sự chia sẻ nhỏ tạo nên một thông điệp lớn. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy. Tuy nhiên ngoài thế giới kia đầy rẫy những con người “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” chỉ biết cho bản thân mình. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Vì vậy cần lắm lòng nhân hậu để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. nhân hậu là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, đó cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Mỗi người hãy rèn luyện cho bản thân mình đức tính tốt đẹp này để khiến xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.