Kính thưa thầy/cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh.
Khi nhắc đến nhà văn Nguyên Hồng có lẽ chúng ta thường nghĩ đến những tác phẩm như THời thơ ấu, Bỉ Vỏ. Nhưng có lẽ ít người biết đến tác phẩm Núi rừng Yên Thế mới là tâm huyết, là trăn trở lớn nhất của nhà văn.
Nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng bộ tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân với đường lối trường kỳ kháng chiến. Tư tưởng này thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.
Với tác phẩm này, nhà văn muốn khẳng định cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa của quần chúng, được chuẩn bị, nung nấu từ trong quần chúng nhân dân. Để hiện thực hóa tư tưởng đó, tác giả đã bắt đầu tác phẩm từ những con người khốn khổ, gồng gánh, chui lủi, dắt díu nhau phiêu dạt khắp nơi. Mỗi con người là một cảnh đời, một số phận nhưng lại gặp nhau ở một điểm: bị truy đuổi, bị dồn ép buộc phải rời bỏ quê hương, buộc phải trốn chạy lên nơi thâm sơn cùng cốc, nơi mà họ hy vọng tính mạng có thể được bảo toàn. Trong trái tim những kẻ khốn khổ tha hương đó đều mang theo mối thù nhà nợ nước nung nấu đòi phải trả…
Vì đấu tranh cho độc lập tự do, cho những điều chính nghĩa nên cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng rất sâu rộng. Người tham gia khởi nghĩa thuộc mọi tầng lớp. Không chỉ những trai tráng mà "cả đàn bà, con gái, trẻ em mấy làng bên cũng đổ đến”, người dân "gánh thóc, gánh gạo cho kho lương…”, "có tế cờ thì cứ việc ngả ngay con trâu của nhà tôi…”, "Tây lên Yên Thế thì Yên Thế ta đánh, đánh!”.
Tiếc là những trang viết về Hoàng Hoa Thám khi lên làm chủ tướng cùng với nghĩa quân Yên Thế còn dang dở. Tuy nhiên nó cũng đã được xuất hiện ở những trang cuối của tập I "Việc đánh Tây, ta phải tính thế lâu dài, lấy đoản đánh trường, lấy ít đánh nhiều, lấy hư đánh thực, lấy kỳ bình mà đánh đại quân…”.
Mặc dù Nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi khi những trang viết Núi rừng Yên Thế còn bộn bề, ngổn ngang. Nhưng tác phẩm Núi rừng Yên thế vẫn là những trang sử hào hùng về một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Kính thưa thầy/cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh.
Khi nhắc đến nhà văn Nguyên Hồng có lẽ chúng ta thường nghĩ đến những tác phẩm như THời thơ ấu, Bỉ Vỏ. Nhưng có lẽ ít người biết đến tác phẩm Núi rừng Yên Thế mới là tâm huyết, là trăn trở lớn nhất của nhà văn.
Nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng bộ tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân với đường lối trường kỳ kháng chiến. Tư tưởng này thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.
Với tác phẩm này, nhà văn muốn khẳng định cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa của quần chúng, được chuẩn bị, nung nấu từ trong quần chúng nhân dân. Để hiện thực hóa tư tưởng đó, tác giả đã bắt đầu tác phẩm từ những con người khốn khổ, gồng gánh, chui lủi, dắt díu nhau phiêu dạt khắp nơi. Mỗi con người là một cảnh đời, một số phận nhưng lại gặp nhau ở một điểm: bị truy đuổi, bị dồn ép buộc phải rời bỏ quê hương, buộc phải trốn chạy lên nơi thâm sơn cùng cốc, nơi mà họ hy vọng tính mạng có thể được bảo toàn. Trong trái tim những kẻ khốn khổ tha hương đó đều mang theo mối thù nhà nợ nước nung nấu đòi phải trả…
Vì đấu tranh cho độc lập tự do, cho những điều chính nghĩa nên cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng rất sâu rộng. Người tham gia khởi nghĩa thuộc mọi tầng lớp. Không chỉ những trai tráng mà "cả đàn bà, con gái, trẻ em mấy làng bên cũng đổ đến”, người dân "gánh thóc, gánh gạo cho kho lương…”, "có tế cờ thì cứ việc ngả ngay con trâu của nhà tôi…”, "Tây lên Yên Thế thì Yên Thế ta đánh, đánh!”.
Tiếc là những trang viết về Hoàng Hoa Thám khi lên làm chủ tướng cùng với nghĩa quân Yên Thế còn dang dở. Tuy nhiên nó cũng đã được xuất hiện ở những trang cuối của tập I "Việc đánh Tây, ta phải tính thế lâu dài, lấy đoản đánh trường, lấy ít đánh nhiều, lấy hư đánh thực, lấy kỳ bình mà đánh đại quân…”.
Mặc dù Nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi khi những trang viết Núi rừng Yên Thế còn bộn bề, ngổn ngang. Nhưng tác phẩm Núi rừng Yên thế vẫn là những trang sử hào hùng về một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc.
Mình chép mạng đó hihi chúc bạn học tốt nha <3