K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

nhờ các ae giúp mik với!!!. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:Ngày 30/11, cộng đồng mạng xã hội facebook đang truyền đi thông điệp ủng hộ bệnh nhi ung thư bằng cách đăng tải ảnh hoa hướng dương góp phần ủng hộ 30.000 đồng cho các trẻ em ung thư.Hành động này của các cộng đồng mạng đã tạo ra một cách đồng hoa hướng dương online gửi đến các bệnh nhi ung thư với thông điệp: “Gửi đến...
Đọc tiếp

nhờ các ae giúp mik với!!!

. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày 30/11, cộng đồng mạng xã hội facebook đang truyền đi thông điệp ủng hộ bệnh nhi ung thư bằng cách đăng tải ảnh hoa hướng dương góp phần ủng hộ 30.000 đồng cho các trẻ em ung thư.

Hành động này của các cộng đồng mạng đã tạo ra một cách đồng hoa hướng dương online gửi đến các bệnh nhi ung thư với thông điệp: “Gửi đến các chiến binh nhỏ”, “Lời chúc đến từ hoa hướng dương, chúc em các em luôn mạnh khỏe”…

Bạn Nguyễn Hiền gửi thông điệp tới các em bệnh nhi ung thư: “Các em ạ, đến với cuộc đời này đã là một điều hạnh phúc. Vì các em không bao giờ phải chiến đấu một mình, bố mẹ và mọi người mãi mãi sát cánh bên các em. Vì các em là những chiến binh dũng cảm nhất. Các em sẽ sớm khỏe mạnh để khoe sắc rực rỡ như những đóa hướng dương giữa cuộc đời này”.

Với gần 3.500 bông hoa được vẽ hưởng ứng chiến dịch, số tiền tương ứng thực hiện ước nguyện cho bệnh nhi ung thư là 100 triệu đồng ủng hộ từ công ty CP dược phầm Eco.

Câu 1: Xác định nội dung chính của văn bản?

Câu 2: Theo văn bản, vì sao “các em đến với cuộc đời này đã là một điều hạnh phúc”?

Câu 3: Anh chị rút ra được bài học gì qua thông điệp của bạn Nguyễn Hiền

Câu 4: Anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (200 từ) dòng nêu suy nghĩ về câu nói: “Hãy sống như hướng dương, luôn hướng về phía mặt trời”.

0
3 tháng 3 2023

* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm

* Khác nhau:

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ

  + Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ

  + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc

- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  + Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.

22 tháng 12 2022

Em tham khảo dàn ý sau đây:

. Mở bài

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...

2. Bình luận và chứng minh

- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:

  • Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
  • Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...

- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:

  • Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
  • Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo. => Hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.

- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.

3. Liên hệ bản thân

Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023
 

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận

Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm

Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả

Khẳng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm

Nghị luận về một vấn đề xã hội

Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm

Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó

Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó

Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết

3 tháng 3 2023

- Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu:

+ Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch

+ Các lễ nghi ngày Tết: Nghi thức thờ cúng tổ tiên

+ Các hoạt động ngày Tết: Chúc Tết, tục lì xì đầu năm, …

+ Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền: Là dịp gia đình đoàn viên, bày tỏ lòng kính trọng và lòng tin về sự cầu bình an, đầu năm mới, …

- Sử dụng các hình ảnh như:

+ Ảnh thờ cúng (Gia đình bày mâm cỗ cúng gia tiên,…)

+ Ảnh hoạt động ngày Tết (Con cháu mừng tuổi ông bà, mọi người quây quần bên nhau đầu năm mới…)

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lại phần yêu cầu đối với kiểu bài trong bài 2 và bài 3.

Lời giải chi tiết:

Kiểu bài

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận.

- Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm.

- Tổng hợp đánh giá nội dung ,nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả.

Khảng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm.

Nghị luận về một vấn đề xã hội.

Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm.

- Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó.

- Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó.

Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết.

17 tháng 2 2021

Sau khi tìm hiểu về cuộc đời và tác phẩm Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du, em nhận thấy được: 

-ở cuộc đời: Cuôc đời của ông chìm nổi, bấp bênh. Ông phải chứng kiến nhiều cảnh đời bất hạnh của người nd nên ông hướng ngòi bút của mình tới gtri nhân đạo trong truyện Kiều

-Tác phẩm của ông: Thể hiện tấm lòng thg cảm trc số phận bất hạnh của con người, đề cao nhan sắc, phẩm chất, khát vọng chân chính và tài năng của họ 

18 tháng 2 2021

Cảm ơn ạ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của ý chí trong cuộc sống

Thân bài

- Giải thích: “Ý chí” là tinh thần, khả năng, năng lực vượt qua thử thách để thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mình

+ Có ý chí, con người sẽ vượt qua được thử thách, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại

- Biểu hiện:

+ Luôn có tinh thần vượt khó khắn

+ Sống có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, nỗ lực thực hiện ước mơ đó

+ Luôn chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong mọi công việc

+ Có kế hoạch rõ ràng, luôn trau dồi học hỏi

- Ý nghĩa:

+ Là nhân tố quyết định thành công của một người

+ Giúp họ sống tích cực và đúng đắn, không sa ngã vào tệ nạn

- Dẫn chứng:

+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký

+ Hồ Chí Minh: Vượt qua đại dương, đi hơn 30 nước tìm đường giải phóng dân tộc

- Phản đề:

+ Có một số bộ phận sống không ý chí, mục tiêu, hoài bão

+ Sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội

Kết bài: Bài học về rèn luyện ý chí

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Bài làm

    Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.

     Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.

     Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.

     Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đườngđại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.

     Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.

     Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.

     Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.

     Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.

7 tháng 10

CHÚ Ý: CHỈ LÀ DÀN Ý , BÀI BẠN TỰ KHAI TRIỂN RA NHÉ

 

Dàn ý nghị luận về sức mạnh của ý chí con người

I Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.

- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:

- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:

Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:

Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.

- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:

Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.

3. Phê phán:

- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.

- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.

4. Bài học:

- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.

- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.

III. Kết bài:

- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.

Cre: gg