Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường với quãng đường 3km thời gian hoàn thành quãng đường là 10 phút tính vận tốc xe đạp ra đơn vị km/h và m/s
Đây nha bạn :
s1=3km=3000ms2=2km=2000mt1=10p=600st2=5p=300ss1=3km=3000ms2=2km=2000mt1=10p=600st2=5p=300s
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ nhất: vtb1=s1t1=3000600=5m/svtb1=s1t1=3000600=5m/s
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai: vtb2=s2t2=2000300=6,67m/svtb2=s2t2=2000300=6,67m/s
+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là: vtb=s1+s2t1+t2=3000+2000600+300=5,56m/s
Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khỏe” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy,người ta vẫn hút thuốc. Hút đến vàng răng, vàng cả ngón tay cầm thuốc,hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh… Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút, trẻ nhỏ cũng hút. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quan giao tiếp cũng có, do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.
Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa Nicotin là một chất gây nghiện. Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lá làm cho sức khỏe và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng.
Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều, nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khỏe vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc…
Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khỏe của mình và cảm giác của những người xung quanh.
Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái. Theo điều tra mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO, cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm ?
Thuốc lá có hại như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá ?Có lẽ cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao, chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân trong gia đình mình.
Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá!
Thứ nhất, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT;
Thứ hai, phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác;
Thứ ba,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nhìn vào thực tế hiện nay, khi chúng ta có thể thấy một bộ phận học sinh, sinh viên điều khiển xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông, không có giấy phép lái xe …; một số còn đi xe máy, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm;..., khi tan trường, học sinh đi xe dàn hàng ba, hàng bốn, thậm chí chở ba, chở bốn, lạng lách, đánh võng; vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại…;thậm trí có những thái độ thiếu văn hóa đối với những người tham gia giao thông.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi đi trên vạch đường dành cho người đi bộ bảo đảm ATGT.
Ảnh: Sơn Ngọc
Nhằm hạn chế, khắc phục hiện tượng trên, thiết nghĩ các cấp nhà trường, học sinh hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những hành động cụ thể.
Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông; không dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông; không lạng lách, đánh võng,đùa giỡn khi thma gia giao thông...
Đối với nhà trường giáo dục hơn nữa cho học sinh nắm bắt được tốt các kỹ năng sống, kỹ năng về ATGT, gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho học sinh, nhất là học sinh THPT, sinh viên tránh những hành vi gây nguy hiểm cho mình và cho những người xung quanh, để các em chính là những người tuyên truyền ATGT cho mọi người.
ATGT không những ở đường phố, mà còn ở ngay trong trường học; các nhà trường chủ động phối hợp với các ngành chức năng và địa phương phát động các phong trào thi đua về ATGT, tổ chức các cuộc thi về ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để học sinh nâng cao ý thức, chuyển biến thành hành vi thiết thực nhất về ATGT, biết tự bảo vệ mình và những người xung quanh, tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, gương mẫu để góp phần giảm thiểu TNGT, thực hiện chuẩn mực “Văn hóa giao thông” ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi..