K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2020

Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội, nơi đây cũng chính là chứng nhân lịch sử cho nền văn hóa nho học, đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước từ thuở thành lập, được xem là ngôi trường đại học chính quy đầu tiên của Việt Nam. Quốc Tử Giám chính là minh chứng cho quyết tâm nâng cao học thức nhân dân, phát triển nền giáo dục nước nhà lên đến đỉnh cao của vua Lý Nhân Tông, và quả thực ông đã thành công, khi lịch sử đã đánh giá triều Lý là triều đại có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu. Quần thể di tích này tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Công trình có tổng diện tích là 54331m2, bốn phía được bao quanh bởi các tuyến phố chính của quận, hướng Nam là cổng chính giáp với phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng, và phía Đông giáp với phố Văn Miếu.

Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có ba cửa thông với nhau. Nhìn tổng quan quần thể di tích gồm ba bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Bắt đầu từ cửa chính ở phía Nam, giáp phố Quốc Tử Giám, ta nhìn thấy Hồ Văn nằm đối diện với khu Văn Miếu, từ Hồ Văn bước sang bên kia đường là bức tường gạch ngoài cùng của khu di tích gồm có Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao vượt lên hình con nghê chầu vào, hai trụ ngoài đắp hình chim phượng, hai bên là hai Bia Hạ Mã, tại đây có là công hầu, bá tước cũng phải xuống ngựa đi từ bia này sang bia kia rồi mới được lên xe ngựa đi tiếp. Đi vào trong gặp đầu tiên là cổng Văn Miếu với cổng giữa xây vuông và cao hai tầng, hai cổng bên nhỏ hơn đối xứng nhau, khu vực thứ nhất này gọi là Nhập đạo bao gồm khu Văn Miếu, bên cạnh là Vườn Giám nơi chiếm gần nửa diện tích của cả quần thể. Đi tiếp vào trong gặp cổng Đại Trung, qua cổng này khu vực bên trong gồm Khuê Văn Các nằm ngoài cùng, là một lầu vuông tám mái, bốn cửa tròn, được ví như nơi giao hòa của đất trời, hiện nay hình ảnh của Khuê Văn Các được in trên tờ tiền polyme 100.000 đồng của nước ta. Tiến vào bên trong là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trì đặt ở trung tâm, các Bia Tiến Sĩ được đặt ở hai bên phải trái của giếng, mỗi bên gồm 41 bia xếp thành 2 hàng ngang, mỗi bia được đặt trên lưng một con rùa đá xanh, trên đó khắc tên các tiến sĩ đã thi đậu trong từng đợt khoa cử. Đi vào trong nữa ta lại gặp cổng Đại Thành, phía trong này bao gồm khu Đại Thành là nơi đặt điện thờ Khổng Tử, sau đó gặp tiếp cổng Thái Học, bên trong bao gồm khu Thái Học, Lầu Chuông và Lầu trống chính là nơi học tập của các sĩ tử, đã đào tạo nhân tài cho nhiều triều đại của nước ta.

Văn Miếu trong những năm đầu mới xây dựng thì đóng vai trò là nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt mà học sinh đầu tiên là thái tử Lý Càn Đức sau là vua Lý Nhân Tông. Sau khi Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam, ban đầu chỉ dành cho con cái nhà quyền quý, sau mở cửa cho cả con em thường dân nhưng có tài trí hơn người đến học. Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.

Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.

23 tháng 3 2020

đoạn văn mà bạn :(

25 tháng 1 2018

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng long thờ Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.

Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước.

Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn…

Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải…

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đấy nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.

Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.

26 tháng 1 2018

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng long thờ Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.

Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước.

Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn…

Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải…

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đấy nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.

Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.

2 tháng 4 2020

Tham khảo:

1. Mở bài
- Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội.
- Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.
2. Thân bài
* Lịch sử hình thành:
- Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu.
- Tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội.
- Diện tích là 54331 m2.
* Kiến trúc:
- Có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có 3 cửa thông với nhau.
- Gồm các bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử, Vườn Giám và Quốc Tử Giám.
- 4 cổng chính: Cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành, Thái Học
- Các di tích bên trong bao gồm:
+ Tứ trụ và Bia Hạ Mã
+ Khuê Văn Các
+ Giếng Thiên Quang và 82 tấm bia Tiến sĩ.
+ Khu Đại Thành, khu Thái Học,...
* Vai trò, ý nghĩa:
- Nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt.
- Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến.
- Là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách.
- Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.
3. Kết bài
- Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước.
- Mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.

2 tháng 4 2020

Cảm ơn bạn nhiều!!

16 tháng 12 2022

Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
 

Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.

 

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp.  Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

 

Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

 

Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.

Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!ha
 

9 tháng 1 2019

Văn Miếu là tên viết tắt của Văn Tuyên Vương Miếu tức là Miếu thờ Văn Tuyên Vương Khởng Tử.Tuy nhiên ,hiện nay mọi người hiểu Văn Miếu là Miếu Văn ,từ “Văn”mang nghĩa là văn hóa ,văn minh,văn học là nét đẹp của con người.

Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8 năm canh tuất(tức tháng 10 năm 1070)tức năm Thần Vũ thứ 2 đời Vua Lê Thánh Tông.Ông cho lập Văn Miếu làm nơi thờ ác ông tổ Nho giáo và Nho học như Chu Công _Khổng Tử.

6 tháng 2 2018

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng long thờ Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.

thuyetminhvevanmieuquoctugiam

Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám (văn lớp 8)

Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước.

Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn…

Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải…

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đấy nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.

Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.

6 tháng 2 2018

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Văn Miếu - Quốc Từ Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.

- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Ọuốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..

- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.

- Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).

- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.

- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.

- Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khống Tử.

- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

2. Kết cấu

- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.

- Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dày đều 14 gian.

- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.

- Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bàng gạch Bát Tràng.

- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.

- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây cỏ lầu để ngắm cảnh.

- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.

- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.

+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).

+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).

+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.

+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới

được xây dựng lại năm 2000.

- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tử Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.

- Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.

3. Ý nghĩa

- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.

- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

III. KẾT BÀI

- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.

2 tháng 3 2022

Tham khảo

Việt Nam gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, từ những món quà, sản vật của tạo hóa đến những công trình kiến trúc vĩ đại mang nét đẹp tôn giáo và thời đại.

Trong đó không thể không kể đến hòn đảo lớn nhất Việt Nam- đảo Phú Quốc, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Việt Nam và thế giới.

Đảo Phú Quốc là một hòn đảo nằm trong huyện xã Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vịnh Thái Lan, ngoài ra huyện đảo Phú Quốc còn được UNNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Cấu tạo của đảo Phú Quốc chủ yếu từ những loại đá trầm tích tụ hàng ngàn năm mà thành, nơi đây từng là địa điểm mà người Hoa di cư sang trong đó có Mạc Cửu được chúa Nguyễn cho làm tổng binh cai trị đảo đất xưa vào thế kỷ 18, và chính thức thuộc chủ quyền nước ta vào năm 1855.

Không chỉ vậy, nơi đây còn được nhắc tới với nhiều giai thoại lịch sử, truyền thuyết như bà Kim Giao_  người hoàng tộc Chân Lạp, có công khai phá đất đai trồng trọt gắn liền với hình ảnh những con trâu, giếng tiên_gắn liền với giai thoại Nguyễn Ánh chạy trốn khỏi sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn, Khuyển vương_ sự tích của loài chó Phú Quốc ngày nay rằng chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ dương đến Phú Quốc từ thuyền cướp biển, ông Đạo Đụng_ người dân xưa Phú Quốc được cho là đã đắc tạo thành tiên,…

Thuộc khu vực lãnh thổ Việt Nam, đảo Phú Quốc cũng mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy đảo nằm gần xích đạo nên nơi đây phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Mặc dù nhiệt độ vào mùa khô của Phú Quốc kỷ lục tới 38 độ c nhưng  thời tiết nơi đây luôn rất mát mẻ.

Không phải tự nhiên mà Phú Quốc trở thành một điểm đến nổi tiếng, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến thăm, nơi đây có nhiều những bãi biển trải dài, mang những vẻ đẹp riêng, thơ mộng, tĩnh lặng như Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Cát Lấp,…..

Trong đó Bãi Dài được thế giới mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp hoang sơ nhất, vì thế Bãi Dài luôn có số lượng lớn người tới thăm, chủ yếu là khách nước ngoài, tuy nổi tiếng là thế nhưng Bãi Dài rất ít được người Việt biết đến.

Ngoài ra Phú Quốc còn có hệ sinh thái động – thực vật phong phú thông qua công tác bảo tồn của  vườn quốc gia Phú Quốc, khu bảo tồn biển Phú Quốc cùng vườn thú bán hoang Dã đầu tiên của Việt Nam, có danh lam nổi tiếng Suối Tranh nằm trong hang tạo nên một vẻ đẹp trầm lặng mà huyền ảo.

Không chỉ vậy, đảo Phú Quốc còn có những công trình kiến trúc văn hóa đặc trưng cho tôn giáo hoặc mang những vết tích của triều đại lịch sử hay như chùa Hộ Quốc_ ngôi chùa lớn nhất đảo được khởi công năm 2011, thờ Đức Ông; chùa Sư Muôn được dựng lên bởi Nguyễn Kim Môn vào đầu thế kỷ 20 dưới thời Pháp thuộc thờ Phật giáo; chùa Sùng Hưng chưa rõ người thành lập là ngôi chùa cổ nhất được xác định xây dựng vào thế kỷ XIX thờ Phật giáo,…

Kiến trúc của các chùa đều mang những nét cổ kính, thiêng liêng, mang đậm màu sắc tôn giáo. Với những tiềm năng phát triển như vậy, Phú Quốc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiêu biểu với công trình Công viên giải trí Vinpearl land.

Không chỉ vậy, đất Phú Quốc còn nổi tiếng với loài chó Phú Quốc với những đặc điểm đặc trưng như ở phía lưng có bờm lông dựng đứng cùng vòng xoáy với bốn chân dài, thân hình chúng thon và chắc khỏe.

Về nét đẹp văn hóa của Phú Quốc thì nơi đây được coi là đất phát tích của Đạo Cao Đài – Đạo Trời thờ Thượng đế được coi là Đấng sáng lập Đạo Trời và vũ trụ trong Đạo này.

Có thể nói đảo Phú Quốc mang lại với Kiên Giang nói chung và Việt Nam nói riêng những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa.

Về giá trị lịch sử, Phú Quốc xuất hiện vết tích con người sinh sống từ thế kỷ X, trải qua gần 11 thể kỷ với những thăng trầm của lịch sử nơi đây đã chứng kiến những sự đổi thay từ thời chúa Nguyễn đến khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cùng với chiến tranh giữa người Khmer Đỏ với quân ta năm 1975 hay quân đội Tưởng Giới Thạch từng chạy trốn đến nơi đây.

Về giá trị văn hóa, đảo Phú Quốc lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa tôn giáo như đạo Cao Đài, Phật giáo,….

qua những công trình chùa chiền, đền miếu hay những tục lệ, lễ hội địa phương như lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ Dinh Bà Ông Lăng, lễ Nghing Ông,….

Ngoài ra đảo Phú Quốc còn mang lại nguồn lợi khổng lồ từ những lượt khách du lịch đến tham quan nơi đây cho địa phương cũng như nhà đầu tư, nổi tiếng với nhiều loại đặc sản như mắm Phú quốc, còi biên mai, tiêu Phú Quốc, cá khô Thiều, rượu Sim, nấm Tràm, rượu mỏ quạ, rượu Hải Mã, Hải Sản, Ngọc trai biển, Cá bớp, Điều Phú Quốc, Cá Trích cùng với đặc sản hồ tiêu Phú Quốc.

Nói chung, đảo Phú Quốc chiếm một vị thế quan trọng đối với Việt Nam về nhiều mặt; đem những nét đẹp văn hóa và thiên nhiên, đặc sản Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Chính vì thế, những giá trị ấy cần được bảo tồn và duy trì phát huy những giá trị ấy để truyền lại cho thế hệ nay và mai sau

2 tháng 3 2022

đoạn bạn ơi!

 

11 tháng 5 2020

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.

Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.

Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những gộc tre, gộc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.

Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.

Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!

Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.

*Ryeo*

22 tháng 5 2020

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

10 tháng 3 2021

BẠn tham khảo nhé!!

Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.

Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể  kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Trong số đó, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999.

Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ, 

trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.

Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.

Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách  nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.

Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.

Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.

Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.

Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí . Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng. 

Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.

Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm.

Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.

Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét.  Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.

Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật.  Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.

Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.

 

Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.

Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.

Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên, không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi thiu. Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 giờ, tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc muối với gạo sau khi ngâm thay vì ngâm trong nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong hai giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5-3 cm, sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt buộc chắc chắn.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giày còn tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.

 


 

10 tháng 3 2021

Cảm ơn bạn nhiều nha :))

Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. 
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước. 
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh. 
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại. 
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. 
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh. 
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền. 
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long. 
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.

5 tháng 6 2018

Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. 
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước. 
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh. 
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại. 
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. 
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh. 
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền. 
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long. 
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.