Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn ơi mình viết văn thì nên tham khảo trên mạn hoặc các tài liệu . Nên bạn tham khảo rồi tự làm nhé . Còn viết văn mà nhanh ko coppy thì mik k viết đc đâu ạ
1.
Trên chuyến hành trình lượm nhặt kiến thức từ cuộc sống , đường đời , xã hội,.... chắc chắn ai cũng sẽ phải bước qua cách cổng diệu kỳ. Đó là cổng trường và sau đó là những điều kỳ diệu , một thế giới mới . Ngày đầu tiên đến trường cấp 1 , em vẫn còn nhớ tâm trạng , cảm giác hồi hộp khi bước chân vào ngôi trường trong cái nắm tay thật chặt dành cho mẹ và em đã có một kỉ niệm đáng nhớ nhất vào ngày trọng đại này . Lúc ấy , em vào lớp muộn nhất các bạn vì thế khi e bước vào lớp thì các bạn đều nhìn em , cô chủ nhiệm cũng kêu em tự giới thiệu với các bạn trong lớp . Vì thế , em trở thành người có ấn tượng nhiều nhất với mọi người . Hơn thế , em đã có sự tự tin ngay khi em đứng trên bục lớp và giới thiệu . Đây là một kỉ niệm khó quên đối với em , ngay ngày đầu đã đi học muộn , em nhớ mãi cũng nhờ việc này em đã kết thân với rất nhiều người bạn .Cho đến bây giờ thì những người bạn ấy đã trở thành những người bạn thân thiết nhất đối với em.
Việt Nam nổi tiếng bơi nững lễ hội và kì nghỉ đặc biệt là lễ tết. Nó thường xảy ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng một âm lịch. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, nó được tin là kì nghỉ quan trọng và nổi tiếng của Việt Nam. Có rất nhiều món ăn đặc biệt được chế biến để chuẩn bị cho mâm cơm tết như: bánh chưng, chả giò, xôi và mứt. Đồ ăn được xem như phản ánh phong tục và tập quán cũng như cách sống của người VN. Ngoài ra, bữa ăn cũng có những món ngon khác như cá, rau củ như để bày tỏ hy vọng về một năm mới thành công và thịnh vượng. Về tâp quán, trẻ con nhận bao lì xì từ ngừoi lớn, chúc tết nhà họ hàng và đi lễ chùa là những hoạt động phổ biến. Tiền lì xì được cho là đem lại hy vọng và sức khoẻ cho trẻ con. Chùa là biểu tượng của sự yên bình, bởi thế mọi người tới đây và cầu nguyện cho năm mới thành công. Theo truyền thống, mỗi nhà được trang trí với cây hoa đào ở miền bắc và cây hoa mai ở miền nam. Ngoài ra, nhà và đường luôn sạch sẽ, và đẹp đẽ bởi vì tất cả đều sẵn sang cho một năm mới. mọi người có không gian ấm cúng và khảong thời gian vui vẻ với các thành viên trong gia đình. Đây là thời điểm để mọi người sống ở mọi miền đất nước sum họp và dành thời gian cho nhau. Tết là cơ hội để mọi người quay trở về nhà sau những áp lực và căng thẳng từ môi trường học tập và làm việc. Tết không chỉ là một ngày lễ thong thường, nó là văn hoá à lối sống của người Việt bởi vì ý nghĩa sâu xa của nó rất thiêng liêng và quan trọng. Nhìn chung, tết không chỉ mang đến niềm vui mà còn là ngày lễ lâu đời vì nó giúp con người trưởng thành qua những trải nghiệm
Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ thời xưa. Chị là hình ảnh người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con, có lòng vị tha và biết hi sinh .Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tắt đèn, là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945.
Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật Dậu.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa. Chú Hợi là em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy.
Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng. Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!
Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man. Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày. Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:
Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra… Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh Ị
Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực
Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực. Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi.
Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà. Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ.
Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí.
Trời đã về chiều, bầu trời trở lên u ám, báo hiệu một cơn mưa to đã đến. Mọi người nhanh chóng xu dọn vào để tránh cơn mưa kia. Tôi vội vàng đi xu quần áo, mẹ tôi chạy ra ngoài sân xu mấy lia cá mới phơi vào. Em trai tôi thì cũng nhanh nhảu đứng cổ vũ anh trai. Mọi việc vừa xong thì cơn mưa to cũng trút xuống. Mưa to đổ xuống ầm ầm như có cả biển nước từ trên trời hắt xuống. Mọi người đều hết sức lo lắng cho bố tôi. Bố tôi đang trên đường đi làm về. Mẹ tôi nhấc điện thoại gọi điện cho bố nhưng đầu kia mãi không có ai nhấc máy. Mẹ như ngồi trên đống lửa, cứ đi đi lại lại trong nhà. Tôi đến an ủi mẹ tôi, mẹ đừng lo chắc mưa to quá bố không nghe thấy điện thoại đâu. Nói thế thôi, tôi cũng lo lắng không kém mẹ, cơn mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, những tia sét vẫn cắt ngang bầu trời, không chịu buông tha một ai. Đang cuộn trong dòng suy nghĩ , tôi đã thấy ai về trước cửa, lòng tôi bỗng vui như có hội, tôi chạy ra đón bố, đỡ cặp cho bố. Thật may mắn, bố tôi đã không bị cơn mưa ki quật ngã. Gia đình tôi là như thế đấy, mọi người đều hết sức yêu thương nhau, không bao giờ có thể bỏ mặc nhau được.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-co-su-dung-bien-phap-noi-qua
Tôi yêu biết bao quê hương xinh đẹp của mình. Những buổi sáng, bầy sẻ nâu nhún nhảy kiếm mồi trên vườn chuối, lúc nào cũng ríu ra, ríu rít. Chiều chiều, nhìn ra cánh đồng lúa, từng cánh cò trắng, bay lả rập rờn. Đẹp như một bức tranh. Những đêm trăng, dưới ánh sáng như dát vàng khắp nơi, bầy trẻ chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm làm xóm làng rộn rã hẳn lên. Chao ôi! Quê hương tôi đẹp quá.
tham khảo
Thế là mùa động lạnh lẽo đã về! Ngày chưa sáng đã tối, đêm kéo dài lê thê. Bầu trời không còn trong xanh, cao vời vợi với những áng mây trắng, hồng mà thay vào đó một màu trắng đục, có lúc lại âm u, xám xịt như dấu hiệu báo trước của 1 trận mưa. Cái nắng nóng trốn đâu mất, để lại không gian lạnh lẽo với nhiệt độ trung bình luôn dưới 20 độ, có khi còn dưới 10 độ. Ở những vùng núi cao, nhiệt độ có lúc dưới 0 độ gây ra hiện tượng băng tuyết. Trên cây chỉ còn lơ thơ vài chiếc lá sắt lại vì giá rét. Những cành cây khẳng khiu, trơ trụi tưởng như không còn sức sống qua mùa đông rét buốt. Trong những ngày nắng ấm, chim muông thi nhau ca hát, chao liệng khoe bộ lông sặc sỡ đủ màu sắc, nay trốn biệt đâu hết. Mấy con chim can đảm bay ra khỏi tổ, bộ lông xù ra, dày lên. Mọi người đều giữ ấm cơ thể bằng những chiếc áo dày, to sụ. Những khuôn mặt xinh xắn với cái cổ kiêu ba ngấn cũng giấu đi trong những lớp cổ áo, những chiếc khăn và khẩu trang. Ai cũng co ro, cúm rúm, ngại di chuyển, thay vào đó thường ngồi 1 chỗ hoặc ủ mình trong chăn ấm chỉ để hở khuôn mặt lấy chút dưỡng khí. Đường phố vắng tanh, vắng ngắt. Xe cộ đi lại vội vã hơn, nhà nào nhà ấy đóng cửa im ỉm. Mùa đông rất lạnh nhưng không vì thế mà đáng sợ!
h cho mình nha
Đã hơn ba năm rồi nhưng kỷ niệm của ngày đầu đi học vẫn không phai mờ trong em. Sáng đó em dậy rất sớm. Em mặc bộ đồng phục mà mẹ đã chuẩn bị cẩn thận ngày hôm qua. Xong, bố đưa em tới trường. Bố dẫn em đến trước cửa lớp 1E em cứ níu chặt lấy bố. Cô giáo bước xuống mỉm cười: “Em đừng sợ, có cô ở đây! Em tên là gì?” - “Dạ, em tên là Nguyễn Duy Anh”. Rồi cô chỉ cho em chỗ ngồi. Em nhìn xung quanh tất cả đều mới lạ. Em không quên được những kí ức đó.
Tham khảo:
Nói quá: in đậm.
Ngày đầu tiên đi học đã để lại cho em những cảm xúc thật đẹp. Hôm ấy, mẹ là người đưa em tới trường. Khi đến nơi, em thấy trường học sao mà thật to lớn chẳng khác gì cái đình làng đầu ngõ. Em đi theo sau mẹ tìm lớp học. Lớp của em nằm ngay tầng một. Cô giáo đã đứng trước cửa lớp đón chúng em. Trong lớp, các bạn học sinh đều ngồi im lặng. Khuôn mặt ai cũng bỡ ngỡ. Cô giới thiệu về bản thân. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ giọng nói dịu dàng đó. Sau đó, chúng em bắt đầu bài học đầu tiên. Cả lớp đã có một giờ học thật vui vẻ. Buổi học đầu tiên của em là như vậy đó.