Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1.
1. Đoạn văn viết theo phương thức tự sự. Nội dung chính: cảnh cho chữ và lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục.
2. Nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là nghệ thuật tương phản đối lập:
- Sự đối lập tương phản giữa cảnh cho chữ cao khiết với không gian nhà tù chật hẹp, đầy rẫy những cái xấu, cái ác.
- Sự đối lập về vị thế: tử tù đáng ra bị trói xích thì đang dậm tô những nét chữ, đáng ra cần được quản ngục chỉnh huấn thì lại đang cho quản ngục lời khuyên. Quản ngục lại còn khúm núm và thực sự thức tỉnh nhờ những lời khuyên của tử tù.
3. Lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục là lời khuyên chân thành xuất phát từ sự tri ân giữa tri kỉ. Một người vì mến con chữ mà xin chữ, một người không vì vàng lụa mà ép mình viết chữ. Nhưng giữa họ có sự đồng điệu bởi một người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một người thì sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Tử tù vốn là người anh hùng chọc trời khuấy nước, vì sa cơ thất thế mà bị tử hình. Một người vì sống trong chốn tù ngục, làm tay sai cho giai cấp thống trị mà phải ghìm đi thú chơi chữ tao nhã kia. Nhưng lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục đã thức tỉnh vị quan giữ tù này: "Tôi bảo thực, thầy Quản nên tìm về quê mà ở, giữ thiên lương cho lành vững rồi hẵng nghĩ đến chuyện chơi chữ." Đây là lời khuyên xuất phát từ tấm lòng chân thành, giữa họ dường như không còn khoảng cách về địa vị, về hoàn cảnh, về tuổi tác nữa, mà ở đó chỉ còn sự đồng điệu của tâm hồn. Lời khuyên của Huấn Cao cho thấy ông cũng nhận ra rằng chốn tù ngục không phù hợp với quản ngục - người có tấm lòng biệt nhỡ liên tài, có sở nguyện cao quý kia. Lời khuyên ấy thức tỉnh quản ngục, khiến quản ngục chảy nước mắt, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Dòng nước mắt và lời lĩnh tạ cho thấy Quản ngục thực sự được thức tỉnh và có sự thay đổi. Người đọc tin rằng, rồi đây, Quản ngục sẽ từ chức, lui về quê sống vui vẻ với thú điền viên, ngắm nghĩa con chữ ông Huấn cho, giữ trọn đạo của một nhà nho giữa thời buổi binh biến loạn lạc.
Câu 2.
Qua đoạn trích trên ta thấy được vẻ đẹp của Huấn Cao. Ông là người tài hoa, khí phách, thiên lương trong sáng. Con chữ vốn là nghệ thuật thư pháp thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay và trí óc của người nghệ sĩ. Ông Huấn, tuy triều đình coi là cầm đầu lũ phản loạn nhưng đứng ở vị thế nhân dân thì ông được xem là người anh hùng chọc trời khuấy nước, đấu tranh chống lại triều đình thối nát, giải phóng nhân dân. Chẳng may thất thế, ông bị bắt, kết án tử hình. Bên cạnh hình tượng người anh hùng thất thế, Huấn Cao hiện lên còn là một người nghệ sĩ tài hoa, có phẩm chất trong sáng, cao khiết. Con chữ Huấn Cao "đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn mà treo như có được vật báu ở đời". Nhưng ông Huấn bình sinh còn "không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ." Như thế, người nghệ sĩ tài hoa ấy còn có phẩm chất thật đáng trân trọng. Huấn Cao khi mới bị giam cầm, được quản ngục thết đãi rượu thịt thì khinh bạc vì nghĩ rằng quản ngục lại có âm mưu gì để moi móc thông tin. Ông khảng khái nói với quản ngục: "Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa". Chỉ qua chi tiết này đã thể hiện được khí phách cao thượng của Huấn Cao. Nhưng khi quản ngục nói ra cái sở nguyện được xin chữ, Huấn Cao lại trân trọng và bộc lộ thiên lương trong sáng: "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Huấn Cao sẵn sàng tặng Quản Ngục con chữ vì tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông, thậm chí còn dành tặng Quản ngục lời khuyên chí tình, xuất phát từ tấm lòng của tri kỉ. Có thể nói, ở Huấn Cao hội tụ đầy đủ cả vẻ đẹp của một người anh hùng và một người nghệ sĩ. Ông không chỉ là người cứng cỏi, cương nghị, khí phách mà còn là người tài hoa, có thiên lương trong sáng. Vẻ đẹp này của ông Huấn thật đáng trân trọng và những phẩm chất ấy vẫn rất cần trong cuộc sống hôm nay. Con người trong cuộc sống hiện đại vẫn cần có những phẩm chất cương trực, cứng cỏi, nhưng cũng cần có cái tâm, sống chân thành và đối xử thân ái với mọi người...
Trạng ngữ: nhận được phiến trát của Sơn hưng Tuyên đốc bộ đường.
Câu văn có trạng ngữ ở đầu câu, tác dụng để thể hiện thông tin đã biết, phân biệt thứ yếu với tin quan trọng
Đáp án: A
- Đúng
- Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc, châu báu mà cho chữ : “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyềnt thế mà ép mình cho chữ ai bao giờ”
- Nguyễn Tuân so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với quan niệm hai loại người:
+ Người chủ trương cải lương hương ẩm: cải cách hủ tục đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao
+ Loại hoài cổ: trở về với cuộc sống thuần phác ngư- tiều- canh- mục đời sống nông dân được cải thiện
Tâm lí Huấn Cao chuyển biến qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Viên quản ngục tỏ thái độ biệt đãi Huấn Cao. Huấn Cao từ chối bằng việc sự miệt thị, bực tức.
Các em có thể dựa vào đoạn trích "... Rồi đến một hôm ... Ta chỉ muốn có một điều: là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".
Phân tích thái độ và lời nói của quản ngục; phân tích thái độ tâm lí của Huấn Cao trong lời đáp lại quản ngục; vì sao Huấn Cao lại có thái độ như vậy? Thái độ đó có hợp với hoàn cảnh và tính cách nhân vật không?)
- Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm nhận được "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của quản ngục, mặc dù trong hoàn cảnh đề lao tù túng, ẩm thối nhưng Huấn Cao vẫn viết chữ tặng quản ngục và khuyên bảo những lời tâm huyết.
(Các em có thể dựa vào đoạn: "... Một người tù cổ đeo gông ... ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".
Phân tích cử chỉ, lời nó của Huấn Cao đối với quản ngục. Thái độ và lời nói của Huấn Cao đối với quản ngục ở đoạn này hoàn toàn khác trước - Vì sao?)
- Rút ra nhận xét: Thái độ của Huấn Cao ở hai giai đoạn tuy khác nhau, nhưng hợp lí, hợp hoàn cảnh, làm nổi bật nhân cách Huấn Cao: Một con người vừa cao ngạo, bất khuất vừa tài hoa, chân tình, biết trân trọng những tấm lòng tốt trong thiên hạ, biết đề cao thiên lương đẹp đẽ của con người.
1. Mở bài
– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn suốt đời đi tìm cái đẹp
– Là nhà văn đem thể tùy bút, bút kí đạt đến trình độ cao
– Ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu là tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”, nhân vật chính là những nhà nho cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc dĩ.
– Tác phẩm thể hiện thành công thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục
2. Thân bài:
– Huấn Cao là một người có tài viết chữ đẹp: có được chữ của Huấn Cao treo là một báu vật. Viên quản ngục khát khao muốn xin chữ của Huấn Cao
– Huấn Cao không chịu khuất phục trước bọn quan lại, cai lệ, coi thường cái chết, ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục
+ Cách trả lời viên quản ngục của Huấn Cao thể hiện rõ sự kiên cường bất khuất không chịu khuất phục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”
→ Xiềng xích, cường quyền không làm cho Huấn Cao nao núng =>khí phách hiên ngang.
– Huấn Cao là người ít khi cho chữ, nhưng khi nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã xúc động và vui lòng cho chữ => Tâm
+ “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, thể hiện thái độ coi trọng viên quản ngục
– Huấn Cao biết yêu cái đẹp và trân trọng những người yêu cái đẹp => Thiên lương.
→ Huấn Cao hội tụ các vẻ đẹp của bậc đại trượng phu: Tâm, Tài, Dũng. Một con người tài hoa, nghệ sĩ.
3. Kết bài
– Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục dần có sự thay đổi từ xem nhẹ, không nao núng đến thái độ trân trọng con người yêu cái đẹp
– Góp phần khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao
1. Mở bài
– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn suốt đời đi tìm cái đẹp
– Là nhà văn đem thể tùy bút, bút kí đạt đến trình độ cao
– Ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu là tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”, nhân vật chính là những nhà nho cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc dĩ.
– Tác phẩm thể hiện thành công thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục
2. Thân bài:
– Huấn Cao là một người có tài viết chữ đẹp: có được chữ của Huấn Cao treo là một báu vật. Viên quản ngục khát khao muốn xin chữ của Huấn Cao
– Huấn Cao không chịu khuất phục trước bọn quan lại, cai lệ, coi thường cái chết, ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục
+ Cách trả lời viên quản ngục của Huấn Cao thể hiện rõ sự kiên cường bất khuất không chịu khuất phục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”
→ Xiềng xích, cường quyền không làm cho Huấn Cao nao núng => khí phách hiên ngang.
– Huấn Cao là người ít khi cho chữ, nhưng khi nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã xúc động và vui lòng cho chữ => Tâm
+ “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, thể hiện thái độ coi trọng viên quản ngục
– Huấn Cao biết yêu cái đẹp và trân trọng những người yêu cái đẹp => Thiên lương.
→ Huấn Cao hội tụ các vẻ đẹp của bậc đại trượng phu: Tâm, Tài, Dũng. Một con người tài hoa, nghệ sĩ.
3. Kết bài
– Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục dần có sự thay đổi từ xem nhẹ, không nao núng đến thái độ trân trọng con người yêu cái đẹp
– Góp phần khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao