Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Luỡng Hà cổ đại:
– Hệ đếm 60 và 1 giờ có 60 phút: Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ.
– Toán học: Từ xưa, người Lưỡng Hà cổ đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3. Họ biết lập bảng căn số để dễ tra cứu và biết giải phương trình có 3 ẩn số. Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác rất lâu trước khi Pitago (sống vào những năm 500 TCN) chứng minh điều này.
– Lịch âm 12 tháng: Những nhà thiên văn học người Babylon (một bộ phận của nền văn minh Lưỡng Hà) có thể dự đoán các kỳ nhật nguyệt thực và các điểm chí trong năm. Cũng chính họ đưa ra ý tưởng lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ Mặt Trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Không lâu sau, người Ai Cập học hỏi loại lịch 12 tháng này nhưng áp dụng với Mặt Trời.
– Bánh xe và xe kéo: Người Lưỡng Hà trong những năm 3.000 TCN là những cư dân đầu tiên chế tạo một phương tiện di chuyển nhờ vào sức kéo động vật. Đến khoảng năm 2.000 TCN, xe kéo mới du nhập vào Trung Quốc. Xe kéo nguyên bản là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh được kéo bởi 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau, được điều khiển bởi một người đánh xe. Cỗ xe được sử dụng trong nhiều mục đích như vận chuyển, diễu hành, thi đấu thể thao và cả trong chiến tranh. Xe kéo xuất hiện ở nền văn minh Lưỡng Hà cũng là điều dễ hiểu khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính cư dân Lưỡng Hà là người sáng tạo ra bánh xe những năm 3.500 TCN phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận tải.
– Thuyền buồm: Do nhu cầu giao thương hàng hóa, người Sume nhận thấy di chuyển bằng đường bộ mất nhiều thời gian và không vận chuyển được hàng hóa số lượng lớn. Người Sume chế tạo ra một loại thuyền hình vuông có một cột cao gắn vải để nhờ sức gió di chuyển vượt các sông Tigris và Euphrates.
– Lưỡi cày: Do nằm ở vùng đồng bằng rộng lớn giữa 2 con sông, nông nghiệp vẫn là ngành cơ bản của nền văn minh Lưỡng Hà. Người dân nơi đây có nhiều phát minh cho nông nghiệp, một trong số đó là lưỡi cày. Lưỡi cày đầu tiên được làm bằng gỗ, hình dạng đơn giản vào những năm 6.000 TCN. Buổi ban đầu, dụng cụ thường dính đất đá khi cày xong nên phải dùng tay gỡ đất. Lưỡi cày cũng không hoạt động tốt trong khu vực cỏ mọc quá dầy. Dần dần, các cư dân Lưỡng Hà phát triển lưỡi cày cho hiệu quả tốt hơn. Phát minh này đóng góp nhiều cho trồng trọt, đảm bảo cuộc sống nông nghiệp định thay vì hình thức du canh du cư
– Bản đồ: Lưỡng Hà là vùng đất sử dụng bản đồ sớm nhất trên thế giới, trong đó bản đồ cổ nhất được phát hiện có niên đại khoảng 2300 năm TCN. Bản đồ này được khắc trên đất sét, mô tả vùng đất Akkadian ở Lưỡng Hà. Bản đồ được sử dụng như bản đồ thành phố, dùng trong quân sự hay trong thương mại. Dù là người phát minh nhưng trình độ làm bản đồ của người Lưỡng Hà không bằng người Hy Lạp, Roma sau này.
Câu 43. Tại sao ngành kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại ?
A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
⇒ Đáp án: A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
Câu 44. Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu
A. phục vụ sản xuất nông nghiệp.
B. phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.
C. phục vụ yêu cầu học tập.
D. thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.
⇒ Đáp án: A. phục vụ sản xuất nông nghiệp
C
C. Cái cày, bánh xe.