K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2017

Đáp án cần chọn là: D

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê điều bao quanh do vậy vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm. Kết hợp với hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp cao => Nhiều vùng đất trong đê bị thoái hóa, bạc màu làm giảm diện tích đất nông nghiệp.

Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế.

=> Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.

27 tháng 6 2017

Đáp án cần chọn là: D

Đáp án: ĐBSH có hệ thống đê điều bao quanh

=> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm + hiệu suất sử dụng cao

=> đất bị thoái hóa bạc màu và ngày càng mở rộng, làm giảm diện tích đất nông nghiệp.

 Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế.

=> Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH.

20 tháng 4 2019

Đáp án: D

Giải thích: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là đất đai ở nhiều nơi bị bạc màu.

14 tháng 1 2017

Đáp án: D

ĐBSH có hệ thống đê điều bao quanh nên vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm, hiệu suất sử dụng cao. Vì vậy, đất bị thoái hóa bạc màu và ngày càng mở rộng, làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế. Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH.a

17 tháng 3 2018

Đáp án D

22 tháng 6 2018

Đáp án C

17 tháng 9 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Bình quân đất nông nghỉệp theo đầu người của c nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2012

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện bình quan đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2012

b) Nhận xét

- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với c nước.

- Điều đó chứng tỏ mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng rất cao.

21 tháng 6 2017

Đáp án B

28 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

− Diện tích lớn, bình quân đất đầu người 0,15 ha.

− Dải đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu thâm canh lúa, trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Nhờ thủy lợi và cải tạo đất, nên đã mở rộng diện tích đất canh tác, biến ruộng 1 vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Nhiều diện tích đất mới bồi ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển nuôi trồng tủy sản.

12 tháng 2 2019

HƯỚNG DẪN

a) Giải thích tại sao việc sử dụng hợp lí đất đai là vấn đề rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng.

- Sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trưòng.

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất rất dễ bị suy thoái. Trong khi nước ta có bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp, chỉ khoảng 0,4 ha/người, gần bằng 1/6 mức trung bình của thế giới.

- Trên thực tế, tài nguyên đất của nước ta đã bị thoái hoá một phần do sức ép của dân số và do sử dụng đất không hợp lí kéo dài.

b) Phân tích sự khác nhau cơ bản trong sử dụng đất nông nghiệp ở các đồng bằng và ở trung du, miền núi nước ta

- Đồng bằng sông Hồng: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông sản xuất hàng hoá. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, lại có nhiều công trình cơ sở hạ tầng..., đất nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng diện tích đất chuyên dùng và đất ở. Vì vậy, vấn đề quy hoạch tổng thể sử dụng đất có ý nghĩa hàng đầu.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan rất mật thiết với việc phát triển thuỷ lợi, sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Đồng bằng Duyên hải miền Trung: vấn đề trồng rừng đầu nguồn, rừng ven biển chắn gió, chống cát bay và việc giải quyết nước tưới trong mùa khô lại có ý nghĩa rất quan trọng.

- Miền núi, trung du: Việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp gắn liền với việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. Cần hạn chế nạn du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng bừa bãi.