K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2019

HƯỚNG DẪN

a) Giải thích tại sao việc sử dụng hợp lí đất đai là vấn đề rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng.

- Sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trưòng.

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất rất dễ bị suy thoái. Trong khi nước ta có bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp, chỉ khoảng 0,4 ha/người, gần bằng 1/6 mức trung bình của thế giới.

- Trên thực tế, tài nguyên đất của nước ta đã bị thoái hoá một phần do sức ép của dân số và do sử dụng đất không hợp lí kéo dài.

b) Phân tích sự khác nhau cơ bản trong sử dụng đất nông nghiệp ở các đồng bằng và ở trung du, miền núi nước ta

- Đồng bằng sông Hồng: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông sản xuất hàng hoá. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, lại có nhiều công trình cơ sở hạ tầng..., đất nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng diện tích đất chuyên dùng và đất ở. Vì vậy, vấn đề quy hoạch tổng thể sử dụng đất có ý nghĩa hàng đầu.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan rất mật thiết với việc phát triển thuỷ lợi, sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Đồng bằng Duyên hải miền Trung: vấn đề trồng rừng đầu nguồn, rừng ven biển chắn gió, chống cát bay và việc giải quyết nước tưới trong mùa khô lại có ý nghĩa rất quan trọng.

- Miền núi, trung du: Việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp gắn liền với việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. Cần hạn chế nạn du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng bừa bãi.

28 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

− Diện tích lớn, bình quân đất đầu người 0,15 ha.

− Dải đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu thâm canh lúa, trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Nhờ thủy lợi và cải tạo đất, nên đã mở rộng diện tích đất canh tác, biến ruộng 1 vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Nhiều diện tích đất mới bồi ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển nuôi trồng tủy sản.

20 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ

− Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, tỉnh nào trong vùng cũng có biển, đồng bằng phía đông và vùng đồi phía tây, mỗi vùng có điều kiện phát triển kinh tế cho mỗi ngành nhất định.

− Vùng núi: Diện tích rừng lớn. Trong rừng có nhiều loài gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền…), nhiều lâm sản, chim, thú, có giá trị.

− Ở các đồng bằng: Đất cát pha thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…); một số nơi có đất phù sa tốt thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa.

− Vùng biển: Tỉnh nào cũng giáp biển, gần ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu nguồn lợi sinh vật; bờ biển có nhiều đầm phá, cửa sông… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

b) Việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?

− Thủy lợi. Do ở đây thường xuyên xảy ra hạn hán (về mùa khô, nếu giải quyết tốt khâu thủy lợi thì có thể nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất nông nghiệp và thay đổi cơ cấu cây trồng.

− Chống lại nạn cát bay, ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát do gió lấn chiếm diện tích đất nông nghiệp ở phía đông các đồng bằng ven biển.

− Sự dụng đất cát biển để nuôi thủy sản theo quy mô công nghiệp đang là vấn đề lớn, cần phải chú trọng vì bên cạnh những lợi ích kinh tế − xã hội trước mắt, còn tác động đến môi trường đất cát biển trong thời gian lâu dài.

3 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh

− Dân cư – lao động: Dân cư đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm và nhiều lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

− Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông, điện, nước có chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

− Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được hoàn thiện.

− Thế mạnh khác: Thị trường tiêu thụ lớn; lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời…

b) Giải thích

− Quy mô dân số lớn dẫn đến nguồn lao động rất đông đảo.

− Trong khi đó, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển, nên không thể tạo thêm nhiều việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm.

2 tháng 12 2019

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.

24 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

a) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng

− Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.

− Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha (thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long).

− Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.

− Đất nông nghiệp đã được thâm canh ở mức cao.

− Hiện nay:

+ Thực hiên chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa.

+ Mở rộng diện tích cây ăn quả ở nhiều nơi.

+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ).

b) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng.

− Bình quân đầu người 0,15 ha.

− Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu được cải tạo tốt, thâm canh 2 – 3 vụ lúa hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Các công trình thủy lợi lớn, cải tạo đất được tiến hành ở nhiều nơi đã mở rộng hàng trăm nghìn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Hàng trăm nghìn ha đất mới được bồi đắp ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với:

+ Quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất.

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ (mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu, thu hẹp diện tích lúa mùa), đa dạng hóa cây trồng (mở rộng diện tích cây ăn quả).

+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.

20 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh kinh tế

− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.

− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).

− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).

− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.

b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:

− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.

13 tháng 2 2016

a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.

- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng

- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng

- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng

b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa

- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ

- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

10 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất

- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

b) Giải thích

- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.

+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Tây Nguyên

+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.

c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:

- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.

- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.

- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).

4 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.

- Đặc điểm phân bố:

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.

+ Các dân tộc ít người:

• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...

• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).

• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.

+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.