Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:
- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.
+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.
- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.
- Đối ngoại:
+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.
+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.
- Bài học kinh nghiệm từ thành công của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa:
+ Đổi mới toàn diện nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế;
+ Đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo;
+ Chú trọng khoa học kĩ thuật;
+ Củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
+ Kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa…
Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:
- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.
- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.
- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.
Đáp án cần chọn là: D
Đáp án: D
Giải thích: Mục…1 (phần I )….Trang…54…..SGK Lịch sử 11 cơ bản
Cải cách bộ máy nhà nước của vua Minh Mệnh để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích về các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước, những giá trị cần lựa chọn trong chính sách quản lý, những bài học về cải cách quan chế…
- Bộ máy nhà nước nên thực hiện theo nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy nhà nước để đạt hiệu quả cao. Việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng lãng phí.
- Bộ máy nhà nước nên thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” nhằm khuyến khích, động viên quan lại, quan lại nào làm tốt sẽ được nhà vua ban thưởng, làm không tốt sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Đề cao giá trị của pháp luật và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.
Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay:
+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;
+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”;
+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;
+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;
+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.
+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!
- Tự do hóa kinh tế, giảm bớt quyền kiểm soát của Nhà nước: Trung Quốc đã thực hiện cải cách về quản lý nền kinh tế, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và khu vực ngoại thương.
- Tập trung phát triển nông nghiệp: Trung Quốc đã giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào nông nghiệp, thúc đẩy sự tự do hóa sản xuất và tạo điều kiện cho bà con nông dân tự quyết định việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Qua việc thiết lập các khu kinh tế đặc biệt và khu công nghiệp, Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
- Đổi mới giáo dục và đào tạo: Trung Quốc đã đặt nền giáo dục và đào tạo làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế và xã hội, tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.
- Giữ vững lập trường chính trị và đảm bảo ổn định xã hội: Mặc dù tập trung vào cải cách kinh tế, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững được lập trường chính trị và đảm bảo sự ổn định xã hội, tránh được những biến động lớn.
- Kết hợp truyền thống với hiện đại: Trong quá trình đổi mới, Trung Quốc đã biết cách kết hợp truyền thống văn hóa của mình với yếu tố hiện đại, tạo ra một nền văn hóa đặc trưng và hấp dẫn.