K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. 

Ngoài Nam quốc sơn hà, tai tác phảm sau này cũng được coi là bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.

1.     Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.2.     Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?3.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp...
Đọc tiếp

1.     Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.

2.     Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?

3.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)

4.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Sông núi nước Nam ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)

0
10 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.

Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.

 

Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ! Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.

Trong Hán tự, quốc là chữ dùng để chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.

Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.

Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.

Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.

Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:

 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.

Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.

10 tháng 6 2021

Tham khảo
"Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt chính là một trong những áng thơ đầu tiên thể hiện tấm lòng yêu nước mạnh mẽ, sục sôi trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. Và bởi thế, bài thơ không chỉ là một áng thơ yêu nước vừa là một bài thơ đánh giặc.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bài thơ được tạm dịch là:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh dặc biệt: Năm 1049, khi giặc Tống sang xâm lược nước ta. Khi ấy, quân giặc đang tiến về phía Thăng Long, Lí Thường Kiệt đã cho đắp phòng tuyến tại sông Như Nguyệt. Nửa đêm, ông cho tướng sĩ đọc vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”, quân giặc nghe được mà bùn rủn chân tay mất hết nhuệ khí chiến đấu. Trận đó, quân ta đại thắng. Bởi thế, "Nam quốc sơn hà" được coi là "bài thơ thần", một bài thơ đánh giặc.

Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, bài thơ vừa thể hiện lòng yêu nước vừa bộc lộ ý chí đánh giặc đến cùng để bảo vệ mảnh đất thân yêu của tổ tiên.

Lòng yêu nước của bài thơ được thể hiện sâu sắc qua nội dung khẳng định chủ quyền của đất nước, bộc lộ niềm tự hào dân tộc đồng thời khẳng định ý chí đánh giặc giữ nước.

Mở đầu bài thơ là một câu thơ giống như lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Câu thơ giống như một lời nhận định khẳng định một sự thật hiển nhiên: đất đai của quốc gia nào thì vua nước đó ở. Nhưng đằng sau sự thật giản dị ấy là một ý nghĩa lớn lao. Từ xưa đến nay trong lịch sử, các bậc vua chúa Trung Hoa luôn mang dã tâm xâm lược nước ta (cuộc xâm lược năm 1049 đó là một Ví dụ ), . Chúng coi nước ta là một nước “tiểu nhược” một quận huyện nằm trong lãnh thổ rộng lớn của chúng. Không chỉ thế, vua Trung Hoa còn tự xưng là “Thiên tử” - “con trời” hàm ý là trong trời đất, vua Trung Hoa chỉ dưới có Trời: mà trên tất cả là vua của các vị vua. Nhưng với lời tuyên bố: "Sông núi nước Nam vua Nam ở" tác giả đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, tác giả còn sử dụng từ “đế” một cách táo bạo: “Nam đế”. Như vậy, nhà vua của nước Nam cũng là một vị đế vương sánh ngang cùng hoàng đế Trung Hoa, hai bên ngang hàng bình đẳng không có sự phân cấp bất công.

Đặc biệt, trong câu thơ tiếp, tác giả còn dẫn chứng nguồn thông tin vô cùng đích đáng: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” - “Rành rành định phận tại sách trời”. Những sự thật hiển nhiên về chủ quyền lãnh thổ của mỗi dân tộc đã được ghi lại “thiên thư”, “sách trời”. Trong quan niệm của người xưa., nếu như Trời là đấng tối cao thì sách trời hiển nhiên được coi là một thứ luật bất khả xâm phạm: luật trời. Vì thế, câu thơ mang một hàm ý thâm thúy: chủ quyền của nước Nam ta, vị trí của vua Nam ta đã được sách trời thừa nhận, hoàng đế các ngươi tự xưng là Thiên tử; nếu các ngươi xâm lược nước ta thì chính các ngươi đang dẫm đạp lên lời răn dạy của cha mẹ, tổ tiên mình đó!

Trong cách dùng từ ngữ, viện lí lẽ của tác giả sáng bừng lên niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc. Không chỉ thế, bài thơ còn bộc lộ một ý chí đánh giặc sục sôi, mạnh mẽ:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

nghĩa là:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Quân giặc sang xâm lược nước ta không chỉ bị người mà còn bị Trời trừng trị. Bởi thế, sức mạnh của sự phản công mới mạnh mẽ làm sao! Nó khiến quân giặc “bị đánh tơi bời”. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ mang ý nghĩa là: nhất định chúng bay sẽ bị quét sạch, bị đánh tơi bời. Sức mạnh ấy chỉ có được từ những tấm lòng yêu nước chân chính, quyết tâm giữ vừng chủ quyền dân tộc, quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lăng. Đó là tấm lòng đầy cảm động vì quê hương xứ sở.

Đánh giặc đâu chỉ cần giáo mác, đánh giặc đâu chỉ cần sức mạnh. Từ xưa cha ông ta đã biết cách đánh giặc bằng tinh thần, sau này Nguyễn Trãi gọi đó là “mưu phạt tâm công”. Qua bốn dòng thơ ngắn ngủi, tác giả đã chỉ ra những cơ sở chính nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc. Điều đó khiến quân giặc run sợ vì thấy được sự sai trái nằm trong hành động tham lam của mình. Không chỉ thế, bài thơ còn mang những hàm ý thiêng liêng liên quan đến mối quan hệ giữa Trời và người. Có kẻ nào không run sợ khi nghĩ đến những quả báo dành cho kẻ phạm vào luật trời? Đặc biệt, lời thơ cuối cùng đã khẳng định sự thất bại tơi bời trông thấy được của quân địch. Bới thế. nghe lơi thơ mà như hứng chịu ngàn mùi tèn xuyên thấu tim gan. Và cùng bởi thế, trong thực tế, bài thơ đã góp phần làm nên trận đại thắng của trận đánh Như Nguyệt 1049. “Nam quốc sơn hà” xứng đáng là một bài thơ đánh giặc.

Bài thơ có một bố cục chặt chẽ, tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

Với những nội dung độc đáo như vậy, “Nam quốc sơn hà” quả thực là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào khí của dàn tộc Việt Nam ta!
 

Nhận xét nào sau đây đúng với bài thơ Phò giá về kinh ? A. Bài thơ nói lên vẻ đẹp của non sông đất nước ta thời kỳ vua Trần trị vì đất nước. B. Bài thơ thể hiện lòng căm thù quân Mông – Nguyên xâm lược đất nước ta. C. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta về một nền hoà bình muôn thuở. D. Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập...
Đọc tiếp

Nhận xét nào sau đây đúng với bài thơ Phò giá về kinh ? A. Bài thơ nói lên vẻ đẹp của non sông đất nước ta thời kỳ vua Trần trị vì đất nước. B. Bài thơ thể hiện lòng căm thù quân Mông – Nguyên xâm lược đất nước ta. C. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta về một nền hoà bình muôn thuở. D. Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

A. Bài thơ nói lên vẻ đẹp của non sông đất nước ta thời kỳ vua Trần trị vì đất nước. B. Bài thơ thể hiện lòng căm thù quân Mông – Nguyên xâm lược đất nước ta. C. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta về một nền hoà bình muôn thuở. D. Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

B. Bài thơ thể hiện lòng căm thù quân Mông – Nguyên xâm lược đất nước ta. 

C. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta về một nền hoà bình muôn thuở. 

D. Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

1
15 tháng 10 2019

Đáp án: C

Đề bài : Qua bài thơ “Nam quốc sơn hà” , viết đoạn văn 6-8 câu em hãy nêu cảm nhận của mình về tinh thần yêu nước và liên hệ với bản thân của em bây giờ . Bài làm Trong tất cả các bài thơ đã được học , bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã để lại trong lòng tôi nhiều ấn tượng nhất . Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, nó ngợi...
Đọc tiếp

Đề bài : Qua bài thơ “Nam quốc sơn hà” , viết đoạn văn 6-8 câu em hãy nêu cảm nhận của mình về tinh thần yêu nước và liên hệ với bản thân của em bây giờ .

Bài làm

Trong tất cả các bài thơ đã được học , bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã để lại trong lòng tôi nhiều ấn tượng nhất . Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, nó ngợi ca lòng yêu nước , ngợi ca niềm tự hào dân tộc , đồng thời biểu thị ý chí , sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam . Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc của bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta , đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch sử . Như ta đã thấy , từ ngàn xưa đã có Trưng Trắc và Trưng Nhị tuy là hai người phụ nữ chân yếu tay mềm đã dám đứng lên đấu tranh cho nền độc lập hay khi non sông đất nước cất lên tiếng gọi lúc lâm nguy , thì chú bé Gióng đã bật lên tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc . Đến thời kì chống Mĩ , đã có rất nhiều người anh hùng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước : anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lổ châu mai , hay có chị Võ Thị Sáu , anh Lý Tự trọng đã hi sinh dù tuổi đời còn rất trẻ . Phải chăng tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ tổ quốc đã tạo cho những người anh hùng sức mạnh phi thường đó. Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện qua hình ảnh những con người ngày đêm cống hiến xây dựng và bảo vệ đất nước : những anh lính nơi hải đảo đến những vùng biên giới xa xôi đang ngày đêm canh giữ vùng trời yêu thương của tổ quốc. Riêng bản thân tôi sẽ chăm chỉ học tập , nỗ lực cố gắng không ngừng để có thể trở tiếp bước cha anh ta xây dựng một đất nước ngày càng giàu mạnh.

[Đó là đề bài và đoạn văn của mình ! Mong các bạn hãy cho mình nhận xét để mình có thể hoàn thiện đoạn văn cho hay hơn ^^]

5
30 tháng 10 2016

Mình thấy bạn làm cũng hay rồi màhihi

29 tháng 10 2016

- Các bạn giúp mình nhé ! Mình sẽ tick hết cho ^^

 

17 tháng 3 2022

"Sông núi nước Nam" vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.

ngắn lắm r đó 

"Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt chính là một trong những áng thơ đầu tiên thể hiện tấm lòng yêu nước mạnh mẽ, sục sôi trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. Và bởi thế, bài thơ không chỉ là một áng thơ yêu nước vừa là một bài thơ đánh giặc. Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bài thơ được tạm dịch là:

Sông núi nước Nam vua Nam ở 

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh dặc biệt:

Năm 1049, khi giặc Tống sang xâm lược nước ta. Khi ấy, quân giặc đang tiến về phía Thăng Long, Lí Thường Kiệt đã cho đắp phòng tuyến tại sông Như Nguyệt. Nửa đêm, ông cho tướng sĩ đọc vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”, quân giặc nghe được mà bùn rủn chân tay mất hết nhuệ khí chiến đấu. Trận đó, quân ta đại thắng. Bởi thế, "Nam quốc sơn hà" được coi là "bài thơ thần", một bài thơ đánh giặc.

Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, bài thơ vừa thể hiện lòng yêu nước vừa bộc lộ ý chí đánh giặc đến cùng để bảo vệ mảnh đất thân yêu của tổ tiên. Lòng yêu nước của bài thơ được thể hiện sâu sắc qua nội dung khẳng định chủ quyền của đất nước, bộc lộ niềm tự hào dân tộc đồng thời khẳng định ý chí đánh giặc giữ nước. Mở đầu bài thơ là một câu thơ giống như lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Câu thơ giống như một lời nhận định khẳng định một sự thật hiển nhiên: đất đai của quốc gia nào thì vua nước đó ở. Nhưng đằng sau sự thật giản dị ấy là một ý nghĩa lớn lao. Từ xưa đến nay trong lịch sử, các bậc vua chúa Trung Hoa luôn mang dã tâm xâm lược nước ta (cuộc xâm lược năm 1049 đó là một Ví dụ ), . Chúng coi nước ta là một nước “tiểu nhược” một quận huyện nằm trong lãnh thổ rộng lớn của chúng. Không chỉ thế, vua Trung Hoa còn tự xưng là “Thiên tử” - “con trời” hàm ý là trong trời đất, vua Trung Hoa chỉ dưới có Trời: mà trên tất cả là vua của các vị vua. Nhưng với lời tuyên bố: "Sông núi nước Nam vua Nam ở" tác giả đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, tác giả còn sử dụng từ “đế” một cách táo bạo: “Nam đế”. Như vậy, nhà vua của nước Nam cũng là một vị đế vương sánh ngang cùng hoàng đế Trung Hoa, hai bên ngang hàng bình đẳng không có sự phân cấp bất công. Đặc biệt, trong câu thơ tiếp, tác giả còn dẫn chứng nguồn thông tin vô cùng đích đáng: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” - “Rành rành định phận tại sách trời”. Những sự thật hiển nhiên về chủ quyền lãnh thổ của mỗi dân tộc đã được ghi lại “thiên thư”, “sách trời”. Trong quan niệm của người xưa., nếu như Trời là đấng tối cao thì sách trời hiển nhiên được coi là một thứ luật bất khả xâm phạm: luật trời. Vì thế, câu thơ mang một hàm ý thâm thúy: chủ quyền của nước Nam ta, vị trí của vua Nam ta đã được sách trời thừa nhận, hoàng đế các ngươi tự xưng là Thiên tử; nếu các ngươi xâm lược nước ta thì chính các ngươi đang dẫm đạp lên lời răn dạy của cha mẹ, tổ tiên mình đó! Trong cách dùng từ ngữ, viện lí lẽ của tác giả sáng bừng lên niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc. Không chỉ thế, bài thơ còn bộc lộ một ý chí đánh giặc sục sôi, mạnh mẽ: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

nghĩa là:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Quân giặc sang xâm lược nước ta không chỉ bị người mà còn bị Trời trừng trị. Bởi thế, sức mạnh của sự phản công mới mạnh mẽ làm sao! Nó khiến quân giặc “bị đánh tơi bời”. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ mang ý nghĩa là: nhất định chúng bay sẽ bị quét sạch, bị đánh tơi bời. Sức mạnh ấy chỉ có được từ những tấm lòng yêu nước chân chính, quyết tâm giữ vừng chủ quyền dân tộc, quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lăng. Đó là tấm lòng đầy cảm động vì quê hương xứ sở. Đánh giặc đâu chỉ cần giáo mác, đánh giặc đâu chỉ cần sức mạnh. Từ xưa cha ông ta đã biết cách đánh giặc bằng tinh thần, sau này Nguyễn Trãi gọi đó là “mưu phạt tâm công”. Qua bốn dòng thơ ngắn ngủi, tác giả đã chỉ ra những cơ sở chính nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc. Điều đó khiến quân giặc run sợ vì thấy được sự sai trái nằm trong hành động tham lam của mình. Không chỉ thế, bài thơ còn mang những hàm ý thiêng liêng liên quan đến mối quan hệ giữa Trời và người. Có kẻ nào không run sợ khi nghĩ đến những quả báo dành cho kẻ phạm vào luật trời? Đặc biệt, lời thơ cuối cùng đã khẳng định sự thất bại tơi bời trông thấy được của quân địch. Bới thế. nghe lơi thơ mà như hứng chịu ngàn mùi tèn xuyên thấu tim gan. Và cùng bởi thế, trong thực tế, bài thơ đã góp phần làm nên trận đại thắng của trận đánh Như Nguyệt 1049. “Nam quốc sơn hà” xứng đáng là một bài thơ đánh giặc. Bài thơ có một bố cục chặt chẽ, tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy. Với những nội dung độc đáo như vậy, “Nam quốc sơn hà” quả thực là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào khí của dàn tộc Việt Nam ta! 

21 tháng 3 2020

Hơi mỏi tay nhưng cảm ơn bạn