K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2018

1. Tác giả

– Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội.

– Viết văn từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

– Là nhà văn hiện đại Việt Nam có khối lượng tác phẩm phong phú đa dạng gồm nhiều thể loại.

– Giải Nhất Hội Văn nghệ Việt Nam(1956), Giải A Hội Văn nghệ Hà Nội (1967), Giải thưởng Thăng Long (UBND Hà Nội) tập hồi ký
Chuyện cũ Hà Nội (1980).

2. Tác phẩm

– In lần đầu vào năm 1941

– Gồm 10 chương

+ Chương I: Kể về lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

+ Chương II, III: Kể chuyện Dế Mèn bị bọn trẻ con bắt đi chọi nhau với các con dế khác. Mèn trốn thoát. Trên đường về gặp chị Nhà Trò bị sa vào lưới của bọn Nhện độc ác.Mèn đánh tan bọn nhện cứu chị Nhà Trò yếu ớt.

+ Bảy chương còn lại: Kể về cuộc phiêu lưu của Mèn cùng Trũi – người anh em kết nghĩa – không ít nguy hiểm, vất vả nhưng đầy ý nghĩa.

– Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong chương I của tác phẩm.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

Giới thiệu đôi nét về tác giả Tô Hoài

Bài học đường đời đầu tiên

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).

- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp.

- Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Giới thiệu về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”

- Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

- Thuộc thể truyện đồng thoại

- Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

+ Chương 1: kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

+ Chương 2: tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, cùng người bạn đường là Dế Trũi.

+ Chương 10: kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.

3 tháng 1 2022

Chương 1. 

chương này kể sau cái chết của dế Choắt

28 tháng 1 2021

:>

 

13 tháng 8 2020

 Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.

1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?A. Tuyển tập Tô Hoài             C. Những cuộc phiêu lưu của Dế MènB. Dế Mèn phiêu lưu kí             D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?A. Tạ Duy Anh                                  C. Tô Hoài           B. Đoàn Giỏi                                     D. Vũ Tú Nam3. Qua đoạn trích “Bài...
Đọc tiếp

1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?

A. Tuyển tập Tô Hoài             C. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

B. Dế Mèn phiêu lưu kí             D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?

A. Tạ Duy Anh                                  C. Tô Hoài           

B. Đoàn Giỏi                                     D. Vũ Tú Nam

3. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách  nào?

A. Tự tin, dũng cảm                                     C. Tự phụ, kiêu căng

B. Khệnh khạng, xem thường mọi người      D. Hung hăng, xốc nổi

4. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Chị Cốc            B. Người kể chuyện                 C. Dế Mèn            D. Dế Choắt

5. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt;

B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp;

C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng;

D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.

6. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?

A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.

B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

7. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là khinh thường bạn?

A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;

B. Không giúp Dế Choắt đào hang;

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.

8. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi                         C. Thương và ăn năn hối hận

B. Than thở và buồn phiền                 D. Nghĩ ngợi và xúc động

9. Dòng nào nêu đúng diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?

A. Hể hả - sợ hãi – huênh hoang – xót thương – ân hận – ăn năn.

B. Huênh hoang – sợ hãi – hể hả - ân hận – xót thương – ăn năn.

C. Sợ hãi – huênh hoang – ân hận – hể hả - xót thương – ăn năn.

D. Huênh hoang – hể hả - sợ hãi – xót thương – ân hận – ăn năn.

10. Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?

A. Gày gò, ốm yếu                   C. Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ

B. Bóng bảy, giã tạo                           D. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha

Phần II/ Tự luận:

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.  Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.

2. Tìm các phép so sánh có mặt trong đoạn văn trên?  Nêu hiệu quả của các biện pháp so sánh đó?

2
29 tháng 11

Cho tớ hỏi nội dung của đoạn mà dế mèn đánh dế non chết là gì vậy ạ

29 tháng 11

Với lại tìm từ ghép và từ láy giúp tớ với , cảm ơn nha ❤️

Mn đọc 2 bài này rồi cho mik xin ý kiến và nhận xét xem bài nào hay hơn  nhưng nó ko khác nhau lắm nha!Mn cũng có thể sửa để nó hay hơn. Cảm ơn trước>.<       1.Qua văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" trích từ tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" cuat Tô Hoài đã để lại trong em những cảm nghĩ khó quên về nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn là một chàng dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách của chú lại vô...
Đọc tiếp

Mn đọc 2 bài này rồi cho mik xin ý kiến và nhận xét xem bài nào hay hơn  nhưng nó ko khác nhau lắm nha!Mn cũng có thể sửa để nó hay hơn. Cảm ơn trước>.<

       1.Qua văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" trích từ tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" cuat Tô Hoài đã để lại trong em những cảm nghĩ khó quên về nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn là một chàng dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách của chú lại vô cùng kiêu căng, hốch hách. Chính vì vậy, trong lần một chú đã vô tình gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt nên cảm thấy ân hận và rút ra bài học cho mình. Từ đó, em cũng rút ra được bài học cho bản thân em là cần phải khiêm tốn, hòa nhã với mọi người và không được coi thường người khác để không  phải nhận lại hậu quả.

       2.Qua văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" trích từ tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài đã để lại trong em những cảm nghĩ khó quên về nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn là một chàng dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng. Nhưng tích cách lại vô cùng kiêu căng, hốch hách và chính vì tính cách đó của chú nên chú đã gây ra cái chết của Dế Choắt để phải ân hận và rút ra bài học cho mình. Từ đó, em đã rút ra bài học cho bản thân là cần phải khiêm tốn, hòa nhã với mọi người và không được coi thường người khác để không  phải nhận lại hậu quả.

3
18 tháng 2 2021

Đoạn 2 nha  ( Cho sửa tý nè )

   Qua văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" trích từ tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài đã để lại trong em những cảm nghĩ khó quên về nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn là một chàng dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng. Nhưng tích cách lại vô cùng kiêu căng và hốch hách  nên chú đã gây ra cái chết của Dế Choắt để phải ân hận và rút ra bài học cho mình. Từ đó, em đã rút ra bài học cho bản thân là cần phải khiêm tốn, hòa nhã với mọi người và không được coi thường người khác để không  phải nhận lại hậu quả.

sai lỗi chính tả,lời văn ok